Doanh nghiệp nợ tiền bắn pháo hoa hơn 73 tỉ đồng

Theo kết luận của tranh tra TP.HCM, nhiều doanh nghiệp còn nợ tiền bắn pháo hoa hơn 73 tỉ đồng nhưng Sở Văn hóa và Thể thao chưa đề xuất hướng xử lý.

Thanh tra TP.HCM vừa công bố kết luận thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và quản lý, sử dụng tài chính tại Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM giai đoạn năm 2018 và năm 2019.
Theo đó, việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đóng góp tài trợ bắn pháo hoa TP, các Công ty được giao chưa thực hiện đúng theo cam kết, chưa nộp số nợ tiền hơn 73 tỉ đồng.
Doanh nghiep no tien ban phao hoa hon 73 ti dong
 Nhiều công ty nợ tiền bắn pháo hoa lên tới hơn 73 tỉ đồng. Ảnh: PLO
Cụ thể, Công ty TNHH Đầu tư phát triển Bất động sản Bình Minh chưa nộp số tiền hơn 27 tỉ đồng.
Công ty TNHH Đầu tư Xuất nhập khẩu Viễn Đông chưa nộp số tiền 46 tỉ đồng.
Công ty Megacom Việt Nam chưa nộp số tiền 500 triệu đồng.
Công ty Cổ phần I Sáu Mươi Tám chưa nộp số tiền 350 triệu đồng.
Sở Văn hóa và Thể thao đã ban hành các văn bản đôn đốc thu nợ nhưng chưa có biện pháp xử lý, để phát sinh nợ đọng kéo dài từ năm 2018.
Sở Văn hóa và Thể thao báo cáo UBND TP về các nội dung thu, chi và công nợ của các Công ty tham gia thực hiện sự kiện, lễ hội (xã hội hóa) nhưng chưa đề xuất hướng xử lý việc các Công ty vi phạm cam kết, chậm thực hiện nghĩa vụ đóng góp kinh phí ngân sách nhà nước trong hoạt động xã hội hóa nêu trên.
Sở này còn chậm thực hiện dự toán kinh phí sự nghiệp thể dục thể thao, phát sinh tồn đọng dự toán kinh phí năm 2018 số tiền gần 30 tỉ đồng và năm 2019 số tiền hơn 17 tỉ đồng.
Sở Văn hóa và Thể thao lập dự toán kinh phí hoạt động thể dục thể thao chưa phù hợp theo tình hình thực tế, dẫn đến phát sinh tồn đọng kinh phí ngân sách là chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Sở Văn hóa và Thể thao đã sử dụng số tiền gần 11 tỉ đồng từ nguồn kinh phí thể dục thể thao năm 2019 để thực hiện chi bổ sung cho các hoạt động thể dục thể thao nhưng chưa có văn bản chấp thuận của UBND TP cần phải chấn chỉnh trong việc lập dự toán và sử dụng kinh phí sự nghiệp thể dục thể thao theo quy định.
Ngoài ra, Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu về khối lượng chưa chặt chẽ, dẫn đến phát sinh chi phí thuê thiết bị âm thanh, ánh sáng, màn hình Led, sân khấu, bàn ghế của bốn chương trình số tiền 2,8 tỉ đồng.
Theo thanh tra TP, số tiền trên phát sinh cao hơn so với Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của các gói thầu.
Còn tại Trung tâm Thể dục thể thao Thống Nhất, việc chi tiền ăn trong năm 2018 cho huấn luyện viên là chuyên gia nước ngoài với mức chi 500.000 đồng/ngày, thay vì chỉ là 400.000 đồng/ngày, cao hơn quy định với tổng số tiền 36,5 triệu đồng.
Riêng tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao Phú Thọ, việc sử dụng kinh phí ngân sách thực hiện ba chuyến đi tập huấn, thi đấu tại nước ngoài chưa đúng số ngày thực tế về chi tiền ăn, tiền ở... di chuyển thi đấu giao hữu của một số chuyển đi nước ngoài, là thực hiện chưa đúng quy định.
Ngoài ra, các chương trình đi tập huấn, thi đấu tại các nước ngoài trong năm 2018 và năm 2019, Nhà thi đấu Thể dục thể thao Phú Thọ đều do các cá nhân tham gia các chuyến đi tập huấn, thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt ngoại tệ cho các tổ chức, Trung tâm thể dục thể thao của nước ngoài với tổng số ngoại tệ thanh toán năm 2018 là 183.400 USD, năm 2019 là 93.540 USD, 3.221 EUR, 286.090 JPY, 402.438 PESO, 72.000 THB.
Toàn bộ những lần thanh toán trên đều không có giấy xác nhận, văn bản chấp thuận của Tổ chức tín dụng được phép hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cho phép các cá nhân mang tiền mặt ngoại tệ ra nước ngoài, không thanh toán qua ngân hàng là thực hiện không đúng quy định.

Chây ỳ nộp thuế, lãnh đạo 3 doanh nghiệp bị cấm xuất cảnh

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 vừa quyết định tạm hoãn xuất cảnh người đại diện pháp luật của 3 công ty nợ thuế hơn chục năm.

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 vừa ký ban hành quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện pháp luật của 3 doanh nghiệp nợ thuế, chây ỳ hơn chục năm nay.
Chay y nop thue, lanh dao 3 doanh nghiep bi cam xuat canh
 Thông tư 79/2020/TT-BCA ngày 14/7/2020 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh, nhằm thu hồi tiền thuế cho ngân sách nhà nước.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa: “Băm nát” kè Phương Độ… có “lợi ích nhóm”?

(Kiến Thức) -  “Có hay chăng, những cơ quan quản lý mặc nhiên cho ông Đoàn Văn Cường phá kè. Người phá kè “lót tay” cho những người có trách nhiệm để mở đường đi ngang về tắt vận chuyển cát, ảnh hưởng đến đê điều. Ở đây có “lợi ích nhóm?”, đại biểu Phạm Văn Hòa đặt nghi vấn.

Dư luận đang đặc biệt quan tâm trước sự việc ông Đoàn Văn Cường tổ chức "băm nát" kè Phương Độ, tương ứng vị trí Km33+500 đê Hữu Hồng (xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) để mở đường vận chuyển cát trái phép gây hư hỏng kết cấu kè, lấn chiếm, ngăn chặn dòng chảy sông Hồng.
Dai bieu Quoc hoi Pham Van Hoa: “Bam nat” ke Phuong Do… co “loi ich nhom”?
 Kè Phương Độ đang bị ông Đoàn Văn Cường tổ chức "băm nát", biến thành đoạn đường dài hơn 200m lấn ra sông Hồng để vận chuyển cát trái phép. 
Trao đổi với PV Kiến Thức về vấn đề trên, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho hay, trong diện hành lang bảo vệ đường bộ, hành lang bảo vệ đường thủy hay hành lang bảo vệ đê điều đều đều đã có Luật. Dưới Luật đều có những Thông tư, Nghị định hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,... rất rõ ràng, rành mạch.