Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với Cần Thơ

Ngày 9/3, Đoàn giám sát của Quốc hội có buổi làm việc với UBND thành phố Cần Thơ về thực hiện Nghị quyết 43 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Doan giam sat cua Quoc hoi lam viec voi Can Tho
Quang cảnh buổi làm việc. 
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, thành phố Cần Thơ đã có báo cáo chi tiết, cung cấp cho Đoàn nắm được bức tranh tổng thể về tình hình triển khai Nghị quyết 43 cũng như triển khai các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia trên địa bàn.
Ông Lê Quang Mạnh đề nghị, UBND thành phố Cần Thơ cần bổ sung vào báo cáo các phương thức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 43 trên địa bàn; bổ sung đánh giá về tác động của việc giảm thuế môi trường đối với xăng dầu, giảm thuế VAT trong các chính sách về tài khóa (như miễn giảm thuế, phí, lệ phí…).
Đối với việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia triển khai trên địa bàn, Ông Lê Quang Mạnh yêu cầu , các cơ quan chức năng thành phổ bổ sung, hoàn thiện báo cáo làm rõ về việc thực hiện 2 dự án đầu tư phát triển trong lĩnh vực y tế từ nguồn vốn theo Nghị quyết 43, các kiến nghị, đề xuất trong thời gian tới.
Đối với việc thực hiện Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 trên địa bàn, thành phố cần học tập kinh nghiệm, cách làm hiệu quả từ các tỉnh, thành phố khác; đồng thời, quan tâm đến công tác di dời các cơ sở hạ tầng. Về giải pháp thi công khắc phục việc thiếu cát để san lấp mặt bằng cho dự án này, Thành ủy, UBND thành phố Cần Thơ cần chủ động liên hệ với các địa phương tìm nguồn cát nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công. Bởi hiện nay có địa phương qua đánh giá tại các mỏ trên sông cho thấy, đang có nguồn cát san lấp nhưng chưa thấy thành phố đặt vấn đề…
Theo ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ thì thành phố đã ban hành kế hoạch để triển khai Nghị quyết số 43 gồm 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. UBND thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công hàng năm và giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, tập trung các nhiệm vụ chuyển đổi số; các giải pháp thúc đổi chuyển đổi xanh, phục hồi xanh được chú trọng lồng nhằm tạo không gian kinh tế lớn hơn, thuận lợi hơn để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thành phố đã nỗ lực cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư nguồn lực ngoài ngân sách. Năm 2023, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 5,75% so năm 2022; tính chung giai đoạn 2021 - 2023, tăng bình quân 9,01%/năm; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện được 33.210 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 153.407 lao động...
Bên cạnh những kết quả đạt được, thành phố Cần Thơ vẫn gặp một số tồn tại, hạn chế như: Năng lực sản xuất một số ngành, sản phẩm quan trọng tăng chậm; các ngành có hàm lượng công nghệ cao có tỷ trọng nhỏ, năng lực cạnh tranh chưa cao. Dịch vụ logistics tuy có nhiều tiềm năng nhưng phát triển còn yếu, quy mô nhỏ, thiếu đồng bộ. Mặt khác, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng đô thị, các khu vui chơi giải trí, hạ tầng tại các khu vực dự kiến mở rộng đô thị thành phố còn thiếu và chưa đồng bộ; hạ tầng giao thông thiếu kết nối, chất lượng chưa cao. Công tác quy hoạch triển khai còn chậm.
Trước đó, Đoàn giám sát đã khảo sát Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (dự án thành phần 2 đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ); Dự án kè chống sạt lở trên sông Trà Nóc (thuộc phường Trà An, quận Bình Thủy).
Báo cáo nhanh của các chủ đầu tư cho thấy, công trình kè chống sạt lở được triển khai nhanh, đúng tiến độ, không gặp các khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (dự án thành phần 2 đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ) gặp nhiều khó khăn, tiến độ triển khai chậm. Khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn cát đắp nền đang thiếu hụt nghiêm trọng và các đơn vị thi công vẫn chưa có giải pháp căn cơ để giải quyết việc này.

Trúng đậm mẻ cá trích lớn, thương lái tranh nhau mua

Những ngày này, hàng chục ngư dân tại vùng ven biển xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) trúng hàng tấn cá trích, "bỏ túi" hàng chục triệu mỗi ngày.

Trung dam me ca trich lon, thuong lai tranh nhau mua

Xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) là địa phương có đường bờ biển dài, nhiều bà con hành nghề đánh bắt hải sản để phát triển kinh tế. Hiện nay, toàn xã có khoảng 300 chiếc thuyền công suất nhỏ, tập trung ở thôn Toàn Thắng, Đại Tiến, chủ yếu tham gia đánh bắt hải sản gần bờ. Ảnh: PV

Trung dam me ca trich lon, thuong lai tranh nhau mua-Hinh-2

Hàng chục ngư dân tại vùng ven biển xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) trúng hàng tấn cá trích, "bỏ túi" hàng chục triệu mỗi ngày. Ảnh: PV

Tập đoàn Phúc Sơn làm ăn sao trước khi chủ tịch bị bắt?

Tập đoàn Phúc Sơn được biết đến khi làm chủ đầu tư hàng loạt dự án nghìn tỷ, nhưng kết quả kinh doanh những năm gần đây lại sụt giảm.

Ông Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu “Pháo”) - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam để làm rõ hành vi giả mạo, khai man, để ngoài sổ sách kế toán doanh thu gây thiệt hại tài sản Nhà nước.
Tap doan Phuc Son lam an sao truoc khi chu tich bi bat?
Ông Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu “Pháo”) - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn. (Ảnh: Bộ Công an). 
Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn tiền thân là Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Phúc Sơn, chính thức được thành lập ngày 6/1/2004. Ngày 4/8/2009, doanh nghiệp được đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng đô thị Phúc Sơn. Ngày 27/7/2010, doanh nghiệp đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và hoạt động dưới tên gọi này cho đến nay.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn có trụ sở chính tại thôn Phúc Lập, xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Khám phá căn nhà 100 năm tuổi ở TP HCM

Dự án nằm trong con hẻm nhỏ mang tên Hảo Sỹ Phương ở Chợ Lớn, TP HCM, là một trong những nhà phố thương mại cách đây 100 năm.

Kham pha can nha 100 nam tuoi o TP HCM

Nằm trong con hẻm nhỏ khu phố người Hoa tại Chợ Lớn, ngôi nhà được giữ nguyên kết cấu cũ và ngôn ngữ kiến trúc truyền thống để hài hòa với bối cảnh bên ngoài.