Đô đốc Nga: Pháp bán tàu Mistral cho TQ là “tống tiền”

(Kiến Thức) - Người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Nga, Đô đốc Vladimir Komoyedov, nói việc Pháp chào bán tàu tấn công đổ bộ Mistral cho Trung Quốc là "tống tiền".

Nhận xét về tin đồn rằng Paris đang cố gắng chào bán tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral cho  Bắc Kinh, trong khi hai tàu chiến Pháp thăm Thượng Hải 7 ngày, Đô đốc Komoyedov cho biết công nghệ đóng tàu của Nga đủ tiên tiến để "có thể đóng được tàu tốt hơn".
Đô đốc Komoyedov nói rằng Pháp có thể bán hai tàu Mistral cho bất kỳ nước nào mà nước này muốn. Theo ông, Châu Âu là một "con rối" bị nước ngoài giật dây và  quyết định Pháp đình chỉ việc cung cấp các tàu Mistral cho Nga là “không độc lập”.
Báo chí Trung Quốc cho biết Pháp đang ráo riết tìm khách hàng mua hai tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral mà nước không chịu bàn giao cho Hải quân Nga. Theo đó, các khách hàng có thể là Brazil, Canada, Ai Cập hoặc Ấn Độ, nhưng  Bắc Kinh không hoàn toàn đứng ngoài cuộc. Mặc dù đã có dự án đóng tàu đổ bộ trực thăng tương tự, Trung Quốc vẫn có thể mua các tàu chiến Vladivostok và Sevastopol mà Pháp đóng cho Nga.
Do doc Nga: Phap ban tau Mistral cho TQ la “tong tien”
Tàu đổ bộ trực thăng BPC Dixmude lớp Mistral.
Tờ Watch China Times đưa tin đội tàu Pháp thăm Thượng Hải  bao gồm hai tàu chiến, trong đó có tàu đổ bộ trực thăng BPC Dixmude lớp Mistral. Giới truyền thông ở cả Paris lẫn Bắc Kinh đều coi đây là  hành động “chào hàng” từ phía Pháp.
Tuần trước, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tuyên bố  rằng Pháp không thể bán hai tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral Vladivostok và Sevastopol mà không có sự cho phép Moscow. Nga đã chế tạo phần đuôi tàu ở St Petersburg, trước khi vận chuyển đến Pháp để lắp ráp. Tuy nhiên, ông Rogozin từ chối bình luận về việc liệu Nga có nộp đơn kiện Pháp ra tòa án hay không.

“Cơn ác mộng Yemen” của Tổng thống Obama

(Kiến Thức) - Tiếp tục hậu thuẫn Ả-rập Xê-út để biến Yemen thành  hang ổ vững chắc của tổ chức khủng bố al-Qaeda quả là “cơn ác mộng” đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Một đặc tính của Tổng thống Obama là sự kiềm chế trong việc đối phó với kẻ thù của nước Mỹ. Không giống như người tiền nhiệm George W. Bush, Tổng thống Obama vốn né tránh việc sử dụng vũ lực và dành chỗ cho giải pháp ngoại giao.
Chính sách Yemen của Tổng thống Mỹ Barack Obama thiếu một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu cuối cùng.
Chính sách Yemen của Tổng thống Mỹ Barack Obama thiếu một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu cuối cùng. 
Trong khi Mỹ có tất cả mọi sự lựa chọn trên bàn - trong đó giải pháp ngoại giao được hỗ trợ bởi đe dọa sử dụng vũ lực, phản ứng của Mỹ trước các sự kiện ở Yemen quả là “nửa nạc, nửa mỡ”. Chính quyền Obama không theo đuổi giải pháp ngoại giao, mà cũng  không hoàn toàn theo đuổi giải pháp quân sự. Chính sách Yemen của Mỹ thiếu một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu cuối cùng.

Ukraine: Tâm chấn động đất địa chính trị toàn cầu

(Kiến Thức) - Sử gia người Mỹ nổi tiếng Stephen Cohen cho rằng Ukraine đang nằm trong tâm chấn của cơn động đất chuyển đổi địa chính trị toàn cầu.

Giáo sư Tiến sĩ Cohen nói: “Chúng ta đang sống trong  một quá trình chuyển đổi địa chính trị…Thế giới sẽ không còn như cách đây 5-6, ít nhất là ở Châu Âu. Đây là thời điểm lịch sử và là tâm điểm là Ukraine”.