Đô Đốc Mỹ thăm tàu sân bay của Trung Quốc

Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ thăm Trung Quốc để bàn về hợp tác giữa hải quân 2 nước và lên thăm tàu sân bay Liêu Ninh.

Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ hôm 15/7 có cuộc gặp gỡ với đồng nhiệm Trung Quốc bàn về việc cải thiện quan hệ hợp tác giữa các hạm đội của hai bên trong bối cảnh lo ngại về tranh chấp lãnh hải trong khu vực có thể bùng nổ thành một cuộc xung đột tiềm năng.
Ông Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc và Đô đốc Jonathan Greenert - Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ không tham dự cuộc họp báo chung sau đó, nhưng theo một quan chức Mỹ nói với AFP, chuyến thăm lần này nhằm để "tìm cách tăng cường hợp tác của lực lượng hải quân hai bên".
Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi và Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert ngày 15/7.
Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi và Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert ngày 15/7.
Đây là cuộc gặp gỡ thứ tư được tổ chức trong vòng một năm qua giữa hai chỉ huy hải quân hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc. Chuyến thăm Bắc Kinh của Đô đốc Greenert dự kiến sẽ kéo dài đến 18/6, trong đó ông sẽ đến thăm tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc, Liêu Ninh.
Trước Đô đốc Jonathan Greenert , Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng đã được lên thăm tàu sân bay Liêu Ninh trong chuyến thăm tới Trung Quốc hồi tháng 4/2014.
Chuyến thăm Trung Quốc của Đô đốc Greenert diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng gia tăng căng thẳng do những tuyên bố bá quyền cứng rắn của nước này ở Biển Đông và Hoa Đông. Nó cũng là một phần của những nỗ lực tăng cường đối thoại giữa Mỹ và quân đội Trung Quốc.
Một nguồn tin chính thức xin được giấu tên nói với AFP rằng, rất khó khẳng định rằng một trường hợp cụ thể nào đó liên quan tới tranh chấp lãnh hải trong khu vực được quan chức 2 hải quân nước đem ra thảo luận.
Mục đích chính của chuyến thăm lần này là tìm cách có thể hợp tác tốt hơn nữa với nhau và cải thiện sự hiểu biết song phương giữa hai lực lượng hải quân. Một khi sự hiểu biết lẫn nhau được cải thiện, có lẽ chúng ta có thể giải quyết được một số vấn đề phức tạp khác", nguồn tin nói.
Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, tướng Ray Odierno đã đến thăm Trung Quốc vào tháng 2 kêu gọi, Bắc Kinh và Tokyo phải tăng cường thông tin liên lạc để tránh "tính toán sai lầm" trên biển Hoa Đông.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc điện đàm hôm Thứ Hai rằng ông quyết tâm thu hẹp khác biệt ngày càng tăng giữa hai quốc gia trên tinh thần xây dựng.

Cựu Tổng thống Đông Timor hiến kế "ép" Trung Quốc trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Người từng đoạt giải Nobel Hòa Bình Jose Ramos Horta chia sẻ về tình hình Biển Đông trong cuộc phỏng vấn phát sóng trên tờ Bloomberg.

Trong cuộc trò chuyện này, cựu Tổng thống Đông Timor Horta đưa ra một nhận định chắc chắn rằng, không quốc gia nào trong vụ tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông sẽ chịu nhường bước cả.
“Chắc chắn, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines hay Việt Nam đều sẽ không lùi bước trước những tuyên bố chủ quyền của họ. Vì vậy, họ sẽ cần đi tới một thỏa hiệp. Và thỏa hiệp tốt nhất đối với các bên là hướng tới sự phát triển chung trong khu vực. Đó là lợi ích tốt nhất cho các mối bên và cho cả khu vực”, ông cho hay.

Biển Đông vào tay Trung Quốc sẽ thế nào?

(Kiến Thức) - Biển Đông vào tay Trung Quốc sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực theo hướng Bắc Kinh muốn, làm tăng bất ổn trong khu vực châu Á - TBD.

Philippines, Mỹ và các nước khác được hưởng lợi nhiều hơn từ việc bảo vệ 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế ở khu vực Biển Đông. Nếu không đáp trả bằng những hành động quân sự với những biện pháp kinh tế đối với Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ ngang ngược lấn tới chiếm các hòn đảo và bãi cát ngầm gần Philippines và tiếp tục triển khai các giàn khoan dầu hàng tỷ USD ở Biển Đông. Nghiêm trọng hơn, Trung Quốc có thể có các hành động đe dọa các nước nhỏ bằng quân sự.
Giàn khoan dầu Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Giàn khoan dầu Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Phillippines và Việt Nam có quân đội nhỏ hơn so với Trung Quốc nên cần một chiến lược tối ưu nhằm đối phó với những tài sản bán cố định ở Biển Đông như giàn khoan dầu của Trung Quốc.