Điều kỳ quái khó nói phò mã buộc phải làm trước đêm tân hôn

Đêm trước ngày đại hôn, phò mã tương lai buộc phải ân ái với một cung nữ để kiểm tra năng lực đàn ông.

Thời cổ đại, hoàng đế thường có tam cung lục viện, một mình sở hữu hậu cung ba ngàn giai nhân. Bên cạnh đó, do chế độ quân chủ chuyên chế, các thành viên trong hoàng tộc cũng cực kỳ coi trọng chuyện duy trì dòng máu hoàng thất, chuyện con nối dòng, hôn nhân không bao giờ được qua loa, tùy tiện, tất cả đều có mục đích.
Đáng nói, không chỉ có đàn ông hoàng tộc tuyển vợ khắt khe, phụ nữ dòng dõi hoàng tộc cũng tuyển chồng rất có chọn lựa. Thời nhà Thanh, để được làm chồng của công chúa hay còn gọi cách cách, phò mã phải trải qua những thử thách được gọi là "thử hôn" vô cùng nhiêu khê, khó nói.
Dieu ky quai kho noi pho ma buoc phai lam truoc dem tan hon
Ảnh minh họa. 
Theo sử sách ghi chép lại, muốn trở thành con rể của hoàng đế, thực sự không hề dễ dàng. Sau khi đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe về ngoại hình, học vấn, tài năng, phò mã sẽ được chấp nhận hôn ước với công chúa.
Vào đêm trước khi hôn lễ diễn ra, đích thân thái hậu sẽ tuyển ra một cung nữ xinh đẹp, nhu thuận hiểu chuyện lại làm việc nhạy bén, sắc sảo để làm "cung nữ thử hôn".
Cung nữ này có nhiệm vụ ân ái với với phò mã. Trong nhiệm vụ này, phò mã và cung nữ buộc phải quan hệ với nhau, tuy nhiên chỉ đơn thuần là quan hệ thể xác, không nói chuyện tình cảm. Xong xuôi, ngày hôm sau, "cung nữ thử hôn" sẽ quay lại cung của thái hậu, bẩm báo chi tiết về nhiệm vụ của mình.
Trong báo cáo chi tiết này, "cung nữ thử hôn" sẽ căn cứ vào trải nghiệm của mình để đưa ra nhận xét về tính cách của phò mã tương lai. Đồng thời cũng bao quát về thân thể của phò mã, xem có chỗ thiếu hụt nào hay không. Thậm chí ngay cả năng lực đàn ông của phò mã tương lai cũng được báo cáo cụ thể.
Nếu như thể lực, sức khỏe của phò mã tương lai không được tốt, hôn ước sẽ bị hủy bỏ ngay lập tức. Nếu tất cả mọi mặt đều không có vấn đề gì, hôn lễ sẽ được tổ chức. Về phần "cung nữ thử hôn", người này cũng sẽ bị coi như "đồ cưới", trở thành tiểu thiếp của phò mã.
Tuy nhiên, điểm lưu ý là chuyện "cung nữ thử hôn" chỉ giới hạn trong hôn sự của các cách cách hoàng tộc, những vương công quý tộc khác nghiêm cấm, không được phép có thử thách này.

Sự thật chưa từng hé lộ công chúa cuối cùng triều Trần

(Kiến Thức) - Trong những diễn biến chính trị phức tạp cuối triều Trần, bản thân số phận vua quan ra sao cũng không được rõ thì đối với nữ nhi hoàng tộc, đương thời cũng như sau này, chẳng mấy ai biết về số phận nàng công chúa cuối cùng của vương triều Đông A.

Triều Trần thành lập tháng 12 năm Ất Dậu (1225) với sự kiện Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh và chấm dứt vai trò của mình vào tháng 2 năm Canh Thìn (1400) khi Trần Thiếu Đế bị ông ngoại là Hồ Quý Ly phế truất để cướp ngôi.

Không phải Gia Cát Lượng, đây mới là tác giả của “Không thành kế”

Theo ghi chép của sử liệu, Gia Cát Lượng không phải tác giả của “Không thành kế”, thậm chí chưa từng dùng kế này trong cuộc đối đầu với Tư Mã Ý.

Trong Tam quốc diễn nghĩa, bối cảnh diễn ra sự kiện này là khi Gia Cát Lượng thống lĩnh binh mã nước Thục, Bắc phạt lần thứ nhất. Quân Thục liên tiếp đại thắng quân Ngụy, bắt sống phò mã nước Ngụy là Hạ Hầu Mậu, đả bại Đô đốc Ngụy quốc Tào Chân, thu nạp danh tướng Khương Duy.