Điều ít biết về chủ xưởng bánh bị cháy làm 8 người chết ở HN

(Kiến Thức) - Vụ cháy xưởng bánh làm 8 người chết, hai người bị bỏng nặng vẫn đang khiến dư luận bàng hoàng. Những thông tin về chủ xưởng làm nhiều người bất ngờ.

Dư luận vẫn đang xôn xao, bàng hoàng sau khi xảy ra vụ cháy xưởng bánh làm 8 người chết ở xã Đức Thượng (Hoài Đức, Hà Nội) vào trưa 29/7. Để tìm hiểu những thông tin liên quan, PV Kiến Thức đã tìm về xã Long Xuyên (huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội) - quê của nhiều nạn nhân tử vong và cũng là nơi sinh sống của chủ xưởng bánh - Nguyễn Văn Được (SN 1992, thoát chết).
Theo người thân của chủ xưởng bánh Được, anh này là con út trong nhà (có 4 anh chị em). Được đã lập gia đình và hiện đang có hai con nhỏ (cháu lớn 2 tuổi, cháu thứ 2 mới sinh). Xưởng bánh socola bị cháy Được mới mở cửa hơn một năm nay sau nhiều năm đi làm thuê cho các cửa hàng bán bánh và học nghề từ họ.
Dieu it biet ve chu xuong banh bi chay lam 8 nguoi chet o HN
 Ông Nguyễn Văn Hiền - bố anh Được - chủ xưởng bánh bị cháy làm 8 người chết, hai người còn lại bị bỏng nặng.
Ông Nguyễn Văn Hiền - bố anh Được - cho biết: “Khoảng hơn một năm trước, Được có vay mượn anh em bạn bè ít vốn để mở xưởng, nhưng từ khi xưởng vào hoạt động thì con trai chưa lấy lại được vốn. Xảy ra vụ việc, chúng tôi rất đau lòng, đây là một cú sốc lớn gây thiệt hại cả về người và tài sản quá nặng nề. Có tới 80% những người làm việc ở xưởng đều là con cháu họ hàng bên nội, ngoại của gia đình tôi, các cháu được con trai tôi tạo công ăn việc làm để có cái nghề, rồi cùng học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau mong có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống”.
“Gia đình tôi bước đầu đã đến hỏi han, chia buồn, đồng thời hỗ trợ kinh phí cho người đang nằm viện cũng như người đã mất”, ông Hiền nghẹn ngào nói.
Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, gia đình chủ xưởng bánh bị cháy làm 8 người chết ở Hà Nội, hai nạn nhân còn lại vẫn đang phải nằm Viện bỏng Quốc gia điều trị mới thoát khỏi diện hộ nghèo mấy năm nay. Suốt nhiều năm, do mẹ của Được – bà Nguyễn Thị Hải bỗng dưng bị ốm và phải nằm liệt giường không làm được việc gì nên mọi công việc lớn nhỏ trong nhà, chăm lo con cái trưởng thành đều do một tay ông Hiền gánh vác. “Vợ tôi bị bệnh từ năm Được mới một tuổi (năm 1993), sau đó tôi một mình bươn trải vừa chăm vợ, vừa lo cho các con ăn học. Đến nay các con trưởng thành nhưng chưa có trong tay cái gì thì xảy ra sự việc như thế”, ông Hiền giãi bày.
Được biết, ngay sau khi xảy ra vụ việc, chủ xưởng bánh bị cháy đã được cơ quan chức năng mời đến để làm việc.
Dieu it biet ve chu xuong banh bi chay lam 8 nguoi chet o HN-Hinh-2
 Hiện trường tan hoang bên trong xưởng bánh bị cháy.
Clip Cảnh sát thông tin về vụ cháy tại hiện trường:
Theo báo cáo của UBND huyện Hoài Đức (TP Hà Nội), trước đó, xưởng bánh bị cháy vào khoảng 10h30 ngày 29/7, chủ xưởng là Trần Văn Được thuê đất của ông Lợi (thôn Chiến, xã Đức Thượng) để sản xuất, diện tích xưởng rộng khoảng 170m2.
Nguyên nhân xảy ra vụ cháy do sửa hàn xì bắn tia lửa điện vào trần gác xép được ghép bằng xốp dẫn đến hỏa hoạn.
Các cơ quan chức năng đang làm rõ vụ việc.

Chiều 29/7, sau khi các lực lượng chức năng đưa thi thể các nạn nhân đến nghĩa trang Mai Dịch (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội), gia đình các nạn nhân đã tới làm thủ tục để nhận dạng. Đến tối cùng ngày, lần lượt các nạn nhân được đưa về quê nhà lo hậu sự. Được biết, nhiều người trong số các nạn nhân tử vong tại xưởng bánh quê ở xã Long Xuyên (huyện Phúc Thọ, Hà Nội). Nhìn những vòng hoa trắng lần lượt xếp ở nghĩa trang khiến người dân ai đến viếng cũng nghẹn lòng.

Dieu it biet ve chu xuong banh bi chay lam 8 nguoi chet o HN-Hinh-3
 Nhìn những vòng hoa trắng đưa đến nghĩa trang tại xã Long Xuyên viếng nạn nhân tử vong trong vụ cháy làm 8 người chết, ai nấy cũng nghẹn lòng.

Danh sách 8 nạn nhân tử vong trong vụ cháy:

Kiều Tiến Trọng (SN 2000, trú ở xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội)

Kiều Văn Trúc (SN 2002, trú ở xã  Long Xuyên, huyện  Phúc Thọ, Hà Nội)

Nguyễn Hồng Sơn (SN 1998, trú ở xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội)

Nguyễn Nho Thành (SN 2001, trú ở xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội)

Lê Văn Hoạt (SN 1990, trú ở phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)

Trần Quang Huy (SN 1997, trú ở phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội)

Cấn Thị Tâm (SN 1962, trú ở xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, Hà Nội)

Khuất Văn Thịnh (chưa rõ năm sinh, quê ở xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, Ninh Bình)

Hai nạn nhân bị thương là: Nguyễn Tiến Anh (SN 2001, trú ở xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội), Nguyễn Duy Tiến (SN 2001, trú ở xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội).

'Mỹ nhân' được Hà Văn Thắm bổ nhiệm vướng lao lý

Tốt nghiệp trường Sân khấu điện ảnh, Hồng Tứ tham gia đóng nhiều phim truyền hình. Cô được Hà Văn Thắm tuyển làm thư ký, rồi được bổ nhiệm Chủ tịch Công ty BSC.

VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án Hà Văn Thắm (45 tuổi) - cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương Oceanbank cùng đồng phạm sang TAND Hà Nội để chuẩn bị mở lại phiên xét xử sơ thẩm lần 2.

Sau khoảng 5 tháng TAND Hà Nội trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung, cơ quan điều tra đã truy tố thêm 3 người khiến số lượng bị can trong vụ án này tăng từ 48 lên 51 người, trong đó có Hoàng Thị Hồng Tứ (34 tuổi, ở quận Ba Đình, Hà Nội).

Tứ bị cáo buộc tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Trước đó, cô chỉ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

'My nhan' duoc Ha Van Tham bo nhiem vuong lao ly
 Hoàng Thị Hồng Tứ trước khi vướng lao lý. Ảnh: Infonet.

Theo cáo trạng, Tứ tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, từng tham gia đóng nhiều phim truyền hình: Sau lũy tre làng Hạ, Trăng lạnh, Nắng trong mắt bão

Ngoài đóng phim, Tứ còn làm việc hành chính, văn phòng cho Hội đồng quản trị tại Ngân hàng Đại Dương.

Tài liệu điều tra thể hiện, khi Công ty BSC thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 3, ngày 16/12/2008, Tứ được Hà Văn Thắm cho đứng tên làm Chủ tịch HĐQT Công ty BSC. Theo cáo buộc, bị can này không góp vốn, không điều hành… bởi thời điểm đó, công ty này không có hoạt động gì.

Ngày 4/3//2009, theo chỉ đạo của Chủ tịch Oceanbank, Hoàng Thị Hồng Tứ đã ký hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm Phạm Hoàng Giang làm Tổng giám đốc công ty BSC với mức lương 10 triệu đồng/tháng.

Trong thời gian từ 22/5/2009 đến 31/1/2012, Công ty BSC đã ký 721 hợp đồng dịch vụ khống, 80 hợp đồng mua bán tài sản có kỳ hạn để “thu phí” của khách hàng có nhu cầu vay vốn và mua ngoại tệ của OceanBank tổng số tiền gần 69 tỷ đồng. Trong đó, nữ Chủ tịch HĐQT công ty BSC ký 98 hợp đồng dịch vụ, thu số tiền hơn 14 tỷ đồng.

Theo lời khai của Tứ, do các hợp đồng này đã được khách hàng ký trước và trên hợp đồng ghi bản thân cô là đại diện Công ty BSC nên nữ chủ tịch phải ký để hoàn thiện. Thực chất cô không biết bản chất và mục đích của hợp đồng là gì.

Ngoài ra, tài liệu điều tra còn xác định Tứ đã 3 lần nhận tổng số tiền hơn 6,6 tỷ đồng của Công ty BSC chi theo chỉ đạo của đồng bọn với Hà Văn Thắm để chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn (Tổng giám đốc, ủy viên HĐQT Oceanbank và đại diện phần vốn góp của PVN tại ngân hàng). Tứ khai đưa cho Sơn tại phòng làm việc của Sơn, không biết là tiền gì, không được hưởng lợi gì.

Như vậy, hành vi của Tứ với cương vị là Chủ tịch HĐQT của Công ty BSC đã giúp sức cho Hà Văn Thắm sử dụng Công ty BSC để thu phí, lấy tiền chi theo yêu cầu của Sơn… Do đó, cô bị cơ quan chức năng cáo buộc tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Quá trình điều tra, Tứ tích cực khai báo. Gia đình Tứ có hoàn cảnh khó khăn, 2 anh trai bị nhiễm chất độc da cam, bố là thương bệnh binh nên cơ quan điều tra đề nghị xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho nữ bị can khi bị đưa ra xét xử.


Ga ra ô tô bốc cháy dữ dội trong đêm ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Sau hai tiếng nổ nhỏ, người dân chứng kiến ga ra ô tô bốc cháy dữ dội ở số 130A Ngô Quyền, phường Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), lửa nhanh chóng lan rộng ra xung quanh.

Ga ra o to boc chay du doi trong dem o Ha Noi
 Thông tin ban đầu về vụ ga ra ô tô bốc cháy dữ dội xảy ra vào khoảng 21h55 ngày 25/4, ở số 130A Ngô Quyền, phường Quang Trung (gần chùa Ngòi, Hà Đông, Hà Nội).