Điều chưa biết về nghề xem bói ở Triều Tiên

Nghề xem bói ở Triều Tiên là một hoạt động bất hợp pháp và sẽ bị trừng phạt rất nặng.

Bà Kang Mi Soon từng là người chuyên xem bói ở Bình Nhưỡng trước khi chuyển đến sống tại Hàn Quốc từ năm ngoái. Kang cho biết, nghề xem bói  ở Triều Tiên đã phổ biến ở nhiều địa phương từ thập niên 2000 dù chính phủ cấm mọi hoạt động dị giáo, mê tín dị đoan.
"Dân Triều Tiên nhìn chung rất tin lời thầy bói. Họ đến hỏi về tương lai hôn nhân trước khi tổ chức đám cưới, nhờ thầy kiểm tra địa điểm nếu muốn chuyển nhà, hoặc tiên đoán xem xem chặng đường có bình an nếu phải đi xa hay không", bà Kang kể với trang NKNews.
Dieu chua biet ve nghe xem boi o Trieu Tien
Một buổi cúng của thầy bói. Ảnh minh họa: NKNews.
Kang cho biết, một trong những nguyên nhân góp phần khiến nghề coi bói phát triển do người dân hoang mang về những thế lực siêu nhiên dẫn đến nạn đói hồi đầu những năm 2000. "Họ cần một niềm tin tâm linh", Kang lý giải.
Chi phí cho mỗi lần xem bói của bà Kang khoảng 15 đến 20 kg ngô. Tuy nhiên, "tôi cũng linh hoạt và không đòi hỏi nhiều nếu hoàn cảnh của họ khó khăn".
Tuy nhiên, bà Kang lên án một số người lợi dụng niềm tin của các gia đình nhằm trục lợi. "Tôi đã từng gặp một gia đình có con trai bị rối loạn hành vi. Phụ huynh ở nhà đó phải chật vật đáp ứng yêu cầu cung cấp ngô, gạo và dầu cho thầy bói suốt ba tháng liền trong thời gian ông ta làm lễ cúng giải hạn. Tuy nhiên, người con không có tiến triển gì. Thầy bói này thực chất chỉ lừa dối gia đình để kiếm lợi", bà Kang cho biết.
Bên cạnh đó, Kang nói nghề thầy bói ở quốc gia bí ẩn này tuy phổ biến nhưng hoạt động ngầm vì sự cấm đoán nghiêm khắc của nhà nước. "Nếu một người bị phát hiện đang hành lễ, anh ta sẽ bị tống giam hoặc tử hình ngay. Do vậy, tôi thường tổ chức cầu khẩn theo yêu cầu gia chủ tại một địa điểm hẻo lánh trên núi".
Tuy luật pháp nghiêm ngặt, Kang cho biết nó không hoàn toàn được thực thi chặt chẽ. "Một số quan chức cấp trung vẫn thỉnh thoảng đến nhờ các thầy bói kiểm tra hậu vận. Họ cũng mê tín như bao người khác và không thể cưỡng lại sự tò mò".

Các điều ít biết về sân bay mới của Triều Tiên

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un quan tâm đến từng chi tiết trong thiết kế nhà ga sân bay mới. 

Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien
Ông Kim Jong Un cùng phu nhân Ri Sol Ju thị sát nhà ga sân bay mới xây dựng ở sân bay quốc tế Bình Nhưỡng. Nhà ga này chính thức hoạt động từ ngày 1/7. Việc nâng cấp cơ sở vật chất ở phi trường nhằm thu hút thêm khách du lịch đến nước này. Triều Tiên không tiết lộ chi phí sửa chữa sân bay. Sau khi xây mới, nó gồm 12 quầy làm thủ tục, một cửa hàng thời trang, một cửa hàng quà lưu niệm, khu mua sắm miễn thuế và nhà hàng. 

Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-2
 Rất ít chuyến bay nước ngoài được phép hạ cánh ở Bình Nhưỡng. Những năm gần đây, các đường bay quốc tế đáp tại thủ đô của Triều Tiên chủ yếu xuất phát từ Thẩm Dương (Trung Quốc) và Vladivostok (Nga). Triều Tiên không công bố số lượt khách nước ngoài đến đây. Tuy nhiên, các công ty du lịch ước tính, khoảng 6.000 người phương Tây đến Triều Tiên mỗi năm. Con số này giảm đáng kể trong năm 2014 khi Triều Tiên đóng cửa biên giới do lo ngại dịch Ebola.

Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-3
Người dân dự lễ khánh thành nhà ga mới ở sân bay quốc tế Bình Nhưỡng. Hiện chỉ có 2 hãng hàng không đã lên kế hoạch hoạt động tại phi trường này là Air Koryo (hãng hàng không quốc gia của Triều Tiên) và Air China. 

Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-4
 Một máy bay Triều Tiên đậu ngoài đường băng. Hãng tin Yonhap cho biết, những khách tham quan thắng cảnh núi Peaktu ở Triều Tiên cũng có thể đáp tại phi trường này.

Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-5
 Sảnh chờ trong nhà ga mới của sân bay Bình Nhưỡng. Ông Kim Jong Un ra lệnh xây nhà ga mới từ tháng 7/2012 vì nhận thấy nhà ga cũ quá nhỏ và không đẹp so với tiêu chuẩn của các sân bay quốc tế. Ông rất quan tâm đến công trình này, nhiều lần đích thân kiểm tra và chỉ đạo việc xây dựng.

Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-6
 Những nữ tiếp viên hàng không Triều Tiên. Ông Kim Jong Un cũng yêu cầu cải thiện dịch vụ trên máy bay, thiết kế lại đồng phục của tiếp viên thuộc hãng Air Korkyo.

Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-7
 Nhà hàng phục vụ các bữa ăn cao cấp bên trong sân bay. Hãng AP cho biết, công nhân xây dựng nhà ga mới chỉ sử dụng các thiết bị và máy móc đơn giản. Họ thậm chí chỉ dùng tay không trong một số công việc. Hệ thống loa liên tục phát những bài ca yêu nước trong quá trình làm việc của công nhân.

Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-8
 Khu vực phòng chờ của khách hàng cao cấp. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un yêu cầu những mẫu thiết kế trong nhà ga mới phải bảo đảm "tính nghệ thuật, thể hiện văn hóa và bắt mắt".

Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-9
 Nội thất sang trọng và mới mẻ tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, kiến trúc sư trưởng của công trình này là ông Ma Won Chun đã "biến mất" trong đợt thanh trừng năm ngoái. Theo Diplomat, ông Ma bị buộc tội tham nhũng và không tuân thủ mệnh lệnh cấp trên.

Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-10
 Quầy làm thủ tục lên máy bay.

Cac dieu it biet ve san bay moi cua Trieu Tien-Hinh-11
 Dự án này là công trình mới nhất trong chiến dịch "thần tốc" của Triều Tiên. Chiến dịch huy động một lực lượng nhân công đông đảo để hoàn thành nhanh chóng các công trình trọng điểm, qua đó thu hút thêm khách du lịch, nâng cao hình ảnh đất nước trước ngày kỷ niệm thành lập đảng cầm quyền vào tháng 10.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần

(Kiến Thức) - Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề quân sự lẫn quốc tế và tình hình  ở vùng biển trọng yếu này sẽ không hề lắng dịu  trong tương lai gần.

Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông vẫn là chủ đề hàng đầu và trọng tâm  của Diễn đàn Anh ninh Khu vực (ARF) ở Kuala Lumpur. 
Tinh hinh Bien Dong khong “lang diu” trong tuong lai gan
Biển Đông sẽ không còn yên bình như trước. 
Bên cạnh những lời chỉ trích hoạt động hút cát đắp đảo nhân tạo “thay đổi nguyên trạng” của Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau về quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phản đối một cách vô ích việc quốc tế hóa Biển Đông, thông qua sự tham gia của các nước không  phải là thành viên ASEAN.