![]() |
Gián điệp CIA Mỹ Ryan Christopher Fogle bị bắt tối qua. |
“Cơ quan phản gián của FSB vừa bắt giữ một gián điệp CIA, đang làm việc tại Moscow trong vai trò là bí thư thứ 3 của Ban Chính trị thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Nga. CIA gần đây tích cực dùng mọi cách tuyển dụng viênchức trong các cơ quan chính quyền Nga. Tuy nhiên, âm mưu của y đã bạilộ và bộ phận phản gián của FSB đã theo dõi và giám sát chặt chẽ”, bộ phậnquan hệ công chúng của FSB cho biết.
![]() |
Các nhân viên FSB, Nga dẫn giải điệp viên Mỹ về trụ sở. |
“Chúng tôi sẵn sàng trả cho anh 100.000 USD để trao đổi về trình độchuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm trong công tác của anh. Nếuanh hợp tác trả lời một số câu hỏi cụ thể, số tiền anh nhận được sẽ cònlớn hơn rất nhiều. Ngoài ra, nếu hợp tác lâu dài, chúng tôi còn sẵnsàng trả một triệu USD/năm chưa kể tiền thưởng”, bức thư chiêu mộcủa Fogle viết.
![]() |
Fogle bị bắt cùng với các tang vật được cho là nhằm giúp điệp viên này thực hiện các nhiệm vụ gián điệp. |
![]() |
Khi bị bắt, điệp viên Mỹ mang theo trong người rất nhiều tiền mặt. |
![]() |
và một bức thư "chiêu mộ". |
Mục đích của vụ mua chuộc trên là nhằmkhai thác các nguồn tình báo về sự liên quan của người Nga đến TamerlanTsarnaev, nghi phạm đánh bom khủng bố Boston, gây chấn động nước Mỹ.
![]() |
Fogle tại phòng tiếp nhận của FSB. |
Vụ bắt giữ xảy ra vào đêm trước cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Thụy Điển trong bối cảnh 2 nước đang nỗ lực tìm cách cải thiện quan hệ. Tuy nhiên, vụ bê bối gián điệp trên có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với quan hệ Nga-Mỹ.
Vụ bắt giữ Fogle là sự kiện mới nhất trong lịch sử gián điệp Nga-Mỹ. Bê bối gợi lại sự kiện 3 năm trước, nữ điệp viên xinh đẹp Anna Chapman, nhân viên của Cục Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) bị bắt cùng 9 cộng sự khác ở Mỹ. Nữ điệp viên xinh đẹp của Nga cùng 9 cộng sự cuối cùng bị trục xuất khỏi Mỹ sau một vụ trao đổi điệp viên.
Trong khi đó, thời Chiến tranh Lạnh, các điệp viên Nga-Mỹ nếu bị bắt thường phải trả giá bằng tính mạng hoặc bị giam cầm suốt đời. Năm 1985, sĩ quan Arthur D. Nicholson đã bị xử bắn vì làm gián điệp ở Đông Đức.
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU