Điểm loạt doanh nghiệp có lượng trái phiếu đáo hạn lớn nhất tháng 11

Theo các chuyên gia, áp lực trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn sẽ tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 11/2023.

Theo Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) suy giảm trong tháng 10 với tổng giá trị phát hành đạt 28,1 nghìn tỷ, giảm 24% so tháng trước với kỳ hạn bình quân là 3,19 năm.
Trong tháng 10, có tổng cộng 16 tổ chức phát hành, trong đó nhóm Tổ chức tín dụng có tỷ trọng cao nhất khi chiếm hơn một nửa giá trị phát hành (61%), tiếp sau đó là ngành Bất động sản (29%) và Năng lượng (8%).
Ngược lại, hoạt động mua lại trái phiếu chậm đi trong thời gian gần đây nhưng đã tăng lại trong tháng 10, đạt 15,4 nghìn tỷ đồng, tăng 57% so tháng trước. Lũy kế 10 tháng năm 2023, lượng TPDN mua lại đạt 194,4 tỷ đồng, tăng 22,3% so cùng kỳ.
Diem loat doanh nghiep co luong trai phieu dao han lon nhat thang 11
 Giá trị trái phiếu doanh nghiệp mua lại
Trong tháng 10, các ngân hàng đang tích cực mua lại trái phiếu trước hạn và phát hành kỳ hạn dài hơn do (1) Mặt bằng lãi suất suy giảm đáng kể so với giai đoạn trước và (2) Cơ cấu kỳ hạn để đáp ứng điều chỉnh tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 34% xuống 30%.
Vì vậy nếu không tính các hoạt động cơ cấu của các ngân hàng thì thị trường TPDN vẫn chưa thực sự cho thấy dấu hiệu phục hồi bền vững.
Hoạt động đàm phán thay đổi điều khoản và điều kiện trái phiếu giữa các tổ chức phát hành và các trái chủ vẫn diễn ra tích cực trong tháng 10/2023. Tính đến ngày 27/10/2023 đã có khoảng hơn 60 tổ chức phát hành đạt được thỏa thuận gia hạn thời hạn trái phiếu với trái chủ và đã có báo cáo chính thức lên HNX với tổng giá trị TPDN được gia hạn là khoảng 107 nghìn tỷ đồng.
Lượng trái phiếu đến hạn hạ nhiệt trong tháng 11
Áp lực trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn sẽ tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 11/2023, trong khi hoạt động đàm phát gia hạn kỳ hạn trái phiếu vẫn duy trì tích cực trong tháng 10/2023.
Theo ước tính trong tháng 11/2023 sẽ có khoảng hơn 8,8 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, thấp hơn đáng kể so với giá trị đáo hạn trong các tháng vừa qua.
Diem loat doanh nghiep co luong trai phieu dao han lon nhat thang 11-Hinh-2
 Giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn theo tháng
Trong tháng 11, dự tính sẽ có khoảng 7,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, giảm 28% so tháng trước. Trong đó, nhóm Bất động sản chiếm 38%, Tổ chức tín dụng 35% và Thương mại dich vụ 15%.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) dẫn đầu danh sách với 1.000 tỷ trái phiếu đến hạn, tiếp theo là Tập đoàn Geleximco (996 tỷ) và CTCP Mặt trời Tây Ninh (800 tỷ), CTCP Hưng Thịnh Investment, CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TPHCM (FDC), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (AGM) và CTCP Chứng khoán Kỹ thương Việt Nam (TCBS).
Diem loat doanh nghiep co luong trai phieu dao han lon nhat thang 11-Hinh-3
Doanh nghiệp có lượng TPDN đáo hạn lớn trong tháng 11 
Tính chung trong quý 4/2023, lượng TPDN đáo hạn đạt 32 nghìn tỷ, hạ nhiệt đáng kể so với quý trước.

Vì sao các ngân hàng đua nhau mua lại trái phiếu trước hạn?

Hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn đến kỳ khiến các doanh nghiệp phải khất nợ, trễ hẹn trả lãi. Đáng chú ý, thời điểm này các ngân hàng lại đang đua nhau mua lại trái phiếu trước hạn.

Từ cuối năm ngoái đến nay, việc các doanh nghiệp mua lại trước hạn trái phiếu không có gì lạ kể từ khi nhiều đợt phát hành trái phiếu không đảm bảo đủ điều kiện phát hành, cũng như không tuân thủ đúng mục đích sử dụng vốn theo phương án đề ra ban đầu. Tuy nhiên, việc nhóm ngân hàng từ đầu năm đến nay đẩy mạnh mua lại trái phiếu có lẽ khiến không ít người ngạc nhiên.  
 Câu hỏi đặt ra là liệu có gì mâu thuẫn khi ngân hàng cần vốn trung dài hạn và phải huy động vốn bằng trái phiếu, nhưng lại cũng dư dả nhiều tiền để mua trái phiếu như vậy? 

Năm 2022: Lượng trái phiếu chính phủ phát hành chỉ đạt 54% kế hoạch

Tính chung cả năm 2022, KBNN đã phát hành 214.700 tỷ đồng TPCP, chỉ hoàn thành 53,7% kế hoạch (400.000 tỷ đồng).

Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã phát hành 32.500 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (TPCP) vào tháng 12, giảm 24% so với tháng trước, nâng khối lượng TPCP phát hành quý 4 lên 99.900 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 100% mục tiêu phát hành trong quý 4. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2022, KBNN đã phát hành 214.700 tỷ đồng TPCP, chỉ hoàn thành 53,7% kế hoạch (400.000 tỷ đồng).

Lợi suất TPCP tháng 12 giảm trong bối cảnh thanh khoản hệ thống được cải thiện, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 10 năm trên thị trường thứ cấp giảm lần lượt còn 4,70% (-11 điểm cơ bản MoM) và 4,80% (-12 điểm cơ bản MoM) tính đến ngày 31/12.

Thái Bình: Hiện trạng khu “đất vàng” của công ty Hiền Kỳ Anh sau 7 năm kết luận vi phạm

Sau khi được UBND tỉnh Thái Bình cho thuê gần 8.000m2 đất tại xã Phú Xuân để sử dụng làm cơ sở sản xuất và chế biến nấm xuất khẩu, Công ty Hiền Kỳ Anh (nay là Công ty Điệp Linh) đã để xảy ra nhiều vi phạm.

Thai Binh: Hien trang khu “dat vang” cua cong ty Hien Ky Anh sau 7 nam ket luan vi pham
Theo tìm hiểu của PV, ngày 17/8/2011 UBND tỉnh Thái Bình có Quyết định số 1661/QĐ-UBND cho Công ty TNHH Hiền Kỳ Anh (nay là Công ty TNHH Điệp Linh) thuê 7.912,6m2 đất tại xã Phú Xuân (TP Thái Bình) để sử dụng làm cơ sở sản xuất và chế biến nấm xuất khẩu. Thời hạn thuê đến hết ngày 23/3/2041.