Điểm giống nhau gây sốc giữa Tập Cận Bình và Shinzo Abe

(Kiến Thức) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cập Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có khá nhiều điểm tương đồng xét trên phương diện cá nhân.

Là những nhân vật nổi bật trên chính trường ở hai nền thể chế chính trị khác nhau, nhưng họ vẫn còn đều là hậu duệ của các chính trị gia ưu tú và chịu những thất bại cá nhân hay chính trị nghiêm trọng.
Theo đó, Chủ tịch Tập Cận Bình, 60 tuổi, là con trai của Tập Trọng Huân, một trong bát đại nguyên lão khai công lập quốc của Trung Quốc. Trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa, ông Trọng Huân đã bị mất chức Phó thủ tướng vì bị coi là một phần tử chống đảng, phản cách mạng. Theo đó, chàng trai trẻ Cập Bình đã bị đẩy xuống vùng nông thôn và chịu nhiều sự o ép.
Trong khi đó, ông Abe cũng có xuất thân trong gia đình có truyền thống làm chính trị. Ông ngoại của ông là Nobusuke Kishi, thủ tướng Nhật trong giai đoạn 1957-1960 và từng bị bắt giam trong thời kỳ Mỹ chiếm đóng. Cha và ông nội ông Abe đều là những chính khách có tiếng ở đất nước Mặt trời mọc.
Chủ tịch Tập Cập Bình và Thủ tướng Shinzo Abe.
Chủ tịch Tập Cập Bình và Thủ tướng Shinzo Abe.
“Ngoài những đặc điểm tương đồng về tính cách và xuất thân, tôi nghĩ rằng cả hai ông cũng có chung một quan điểm trong việc điều hành đất nước. Họ coi chủ nghĩa dân tộc là động lực chính để củng cố vị thế quyền lực của họ trên chính trường”, Willy Lam, chuyên gia chính trị ở trường Đại học Hong Kong, nói.
Sau khi lên nhậm chức vào cuối năm 2012, ông Tập luôn đề cao “giấc mơ Trung Quốc” và “phục hưng chủ nghĩa dân tộc”. Ông tuyên bố “theo đuổi một nền quân đội hùng mạnh, thay đổi mô hình kinh tế còn nhiều khiếm khuyết và làm trong sạch đội ngũ lãnh đạo cầm quyền hiện đối mặt với tình trạng chia rẽ nội bộ và nạn tham nhũng.
Trong khi đó, ông Abe tuyên bố sẽ trẻ hóa nền kinh tế đất nước sau “những năm chìm đắm trong trì trệ”, sửa đổi hiến pháp thời kì hậu chiến tranh và có cái nhìn tích cực hơn đối với quá khứ.
Tuy nhiên, ngoài những điểm tương đồng nhau trên, hai nhà lãnh đạo này còn chịu ảnh hưởng bởi quá khử thay vì vạch ra đường lối đổi mới phát triển đất nước trong tương lai.
“Dường như cả hai ông đều đang theo đuổi những bóng ma trong quá khứ, thay vì vạch ra chương mới cho dân tộc mình”, cây bút kì cựu của tờ Nikkei là Katsuhiko Meshino chia sẻ quan điểm.

Người Hàn Quốc đổ xô phá băng bắt cá

(Kiến Thức) - Hàng nghìn người Hàn Quốc đổ về một dòng sông bị đóng băng để tham gia một trong những sự kiện hấp dẫn nhất năm – cuộc thi câu cá trên băng.

Cuộc thi câu cá trên băng nằm trong khuôn khổ lễ hội băng hoành tráng thường niên kéo dài 3 tuần, thu hút hàng triệu người.

Cuộc thi câu cá trên băng nằm trong khuôn khổ lễ hội băng hoành tráng thường niên kéo dài 3 tuần, thu hút hàng triệu người.

Thủ tướng Nhật lại chọc tức Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Thủ tướng Shinzo Abe tuần này nhấn mạnh quyết tâm không khuất phục trước Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ, làm dậy sóng dư luận, đặc biệt là ở Bắc Kinh.

Thủ tướng Shinzo Abe.
Thủ tướng Shinzo Abe.

Tập Cập Bình: Dường như “hổ đang mọc... thêm cánh“?

(Kiến Thức) - Chủ tịch Tập Cập Bình dần trở thành một trong những nhà lãnh đạo TQ có quyền lực nhất, sau cố Chủ tịch Đặng Tiểu Bình.

Mặc dù, tên tuổi của ông Tập Cận Bình vẫn chưa thể sánh ngang với hai người tiền nhiệm là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, song dư luận quốc tế vẫn hết sức quan tâm tới từng “đường đi nước bước” của ông.
Một trong những sự kiện gần đây ở Trung Quốc thu hút dư luận trong và ngoài nước chính là Hội nghị Toàn thể lần thứ 3 BCH TW Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, nơi ghi đậm dấu ấn của ông Tập thông qua các cải cách đáng chú ý.