Dịch tả lợn Châu Phi gia tăng tại Quảng Ngãi, dân lo lắng

Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) đang có chiều hướng gia tăng tại Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân.

Từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 660 ổ Dịch tả lợn Châu Phi ASF, tại 44 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 42,4 nghìn con. Tại Quảng Ngãi, dịch ASF đã xảy ra tại 26 xã của 10 huyện, thành phố, gồm: Sơn Tịnh, Bình Sơn, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi.
Dich ta lon Chau Phi gia tang tai Quang Ngai, dan lo lang
Dịch tả lợn Châu Phi hoành hành tại Quảng Ngãi.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi - Nguyễn Quang Trung cho biết, dịch bệnh ASF đang có chiều hướng gia tăng, nguy cơ lây lan diện rộng là rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng, môi trường và sức khỏe người dân.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dịch bệnh lây lan là do việc chăn nuôi chủ yếu nhỏ lẻ, chưa đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học. Một số địa phương chưa thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch. Tỷ lệ tiêm phòng rất thấp vì người dân chưa thực sự quan tâm hoặc còn e ngại tính hiệu quả của vắc xin, dù đã được Bộ NN&PTNT khuyến cáo sử dụng trên phạm vi toàn quốc từ tháng 7/2023.
Cùng với giá thức ăn chăn nuôi không ngừng tăng, dịch bệnh khiến người nuôi heo thua lỗ nặng. Nhìn khu chuồng trại trống không vì đàn heo hơn 50 con vừa chết hàng loạt vì dịch ASF, bà Nguyễn Thị Hiền, ở xã Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh) lại rơi nước mắt. Đây là lần thứ 3, gia đình bà Hiền rơi vào cảnh khốn đốn vì dịch ASF càn quét.
Bà Hiền kể, hơn 20 ngày trước, 6 con heo nái, trong đó có 3 con vừa sinh con có biểu hiện sốt cao, nằm bẹp xuống nền. Hết neo nái đến lượt heo thịt, heo con đều có biểu hiện tương tự rồi lăn đùng ra chết hàng loạt khiến cả gia đình bà Hiền mất ăn mất ngủ. Bà nhẩm tính, tổng thiệt hại không dưới 50 triệu đồng.
Dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm. Tại các chợ nhỏ trong khu vực các xã, huyện có dịch, thịt heo gần như không có người mua. 
Cô H. chủ sạp thịt tại chợ xã Bình Chương nói: "Người dân lo sợ dịch nên hạn chế hoặc không mua thịt heo trong suốt mấy tuần nay. Mặc dù heo mình mua về giết mổ đều phải qua kiểm dịch, nhưng vẫn rơi vào cảnh ế ẩm".
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ngãi Đỗ Văn Chung cho biết, để chủ động trong công tác phòng, chống dịch, huyện Ba Tơ đã mua 17,5 nghìn liều vắc xin, huyện Mộ Đức đã mua 500 liều vắc xin để hỗ trợ cho người dân.

UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các địa phương bố trí kinh phí để mua vắc xin hỗ trợ cho người dân phòng, chống dịch. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cũng đang tổ chức đấu thầu hơn 15,5 nghìn liều vắc xin để kịp thời bổ sung cho công tác phòng chống dịch.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cũng được chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện đẩy mạnh quản lý, kiểm soát hoạt động giết mổ, vận chuyển, mua bán gia súc. 
Cơ quan chức năng cũng khuyến nghị người chăn nuôi tăng cường các biện pháp vệ sinh, sát trùng khu vực chuồng trại và khu vực xung quanh có nguy cơ cao.
>>> Mời độc giả xem thêm video Thiên đường “đảo lợn”, nơi những chú lợn biết bơi ra biển xin ăn:

Dịch tả lợn châu Phi lan rộng 17 tỉnh, thành: Vì đâu lan nhanh thế?

(Kiến Thức) - Một số người dân người chưa nhận thức được tính chất nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi; vì lợi ích kinh tế trước mắt nên khi có lợn bệnh, lợn chết đã mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh...

Chiều 14/3, Bộ NN&PTNT đã tổ chức cuộc họp bàn giải pháp khống chế và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chủ trì cuộc họp với sự có mặt của lãnh đạo 17 tỉnh, thành có dịch tả lợn châu Phi.

Nhiều trang trại phải bán lợn hơi dưới 50.000 đồng/kg, người nuôi lỗ nặng

Giá lợn hơi xuất chuồng vẫn tiếp đà giảm sâu trong những ngày gần đây. Ở nhiều địa phương, các chủ trang trại đang phải bán lợn với giá dưới 50.000 đồng/kg.

Chiều 10/10, sau khi xuất bán xong đàn lợn 30 con với giá 51.000 đồng/kg, ông Nguyễn Văn Chung - chủ trang trại chăn nuôi quy mô gần 1.000 con lợn ở Sơn Dương (Tuyên Quang) - than thở, dù tự chủ được con giống, thức ăn chăn nuôi cũng rẻ hơn vì gia đình làm đại lý, song xuất chuồng lứa lợn này ông vẫn chịu lỗ 200.000-300.000 đồng/con.

Ông cho biết, lợn hơi của trang trại mình thuộc loại đẹp mới bán được mức 51.000 đồng/kg, còn các trang trại khác trong vùng gần một tuần nay phải bán với giá 47.000-48.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi lợn lỗ khá nặng.

Thịt lợn tăng giá mạnh, có loại vọt lên 300.000 đồng/kg

“Nhìn thịt lợn trong cửa hàng quá đắt đỏ, có loại tới 300.000 đồng/kg, tôi lại chạy xe ra chợ mua nhưng giá cũng cao chẳng kém”, chị Đinh Thị Diệu ở Hoàng Mai (Hà Nội) than thở.

Chị Diệu tâm sự, mấy năm gần đây thu nhập của gia đình giảm khá mạnh. Để cân bằng chi tiêu sinh hoạt, chị thường rủ vài người đụng lợn về cấp đông ăn dần. Do đó, một tháng chị chỉ vài lần đi mua thịt lợn ngoài chợ hay cửa hàng.
Dịp này, công việc bận rộn, thịt trong tủ cấp đông cũng hết. Chị xuống cửa hàng tiện lợi ngay dưới khu chung cư mình ở để mua vài loại đủ ăn đến hết tuần. Lướt qua xem giá thịt lợn tại đây, chị cảm thấy choáng váng vì loại nào cũng đắt đỏ. Ba chỉ rút sườn giá 280.000 đồng/kg, sườn non lên tới 300.000 đồng/kg, hay thịt xay giá cũng 150.000 đồng/kg.