Dịch covid-19: Hồ Bắc thay Bí thư, thực hiện quản lý kiểu "thời chiến"

Tỉnh Hồ Bắc thay Bí thư tỉnh ủy, đồng thời đưa quận Trương Loan là nơi đầu tiên trong tỉnh thực hiện quản lý cư dân kiểu “thời chiến”.

Theo quyết định mới nhất của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Thị trưởng thành phố Thượng Hải sẽ đảm nhận vị trí Bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc. Trong khi đó, quận Trương Loan, thành phố Thập Yến của tỉnh này chính thức thực hiện quản lý kiểu "thời chiến" từ 24h ngày 12/2, nhằm triệt để ngăn chặn dịch bệnh covid-19 lây lan.
Dich covid-19: Ho Bac thay Bi thu, thuc hien quan ly kieu
 Thị trưởng thành phố Thượng Hải Ưng Dũng sẽ đảm nhận vị trí Bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc. Ảnh: Mạng Sina
Theo quyết định mới nhất của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, ông Ưng Dũng, Thị trưởng thành phố Thượng Hải sẽ thay ông Tưởng Siêu Lương, đảm nhiệm vị trí Bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc.
Ông Ưng Dũng sinh năm 1957, người Chiết Giang, được điều động đến Thượng Hải cuối năm 2007 trên cương vị Bí thư Ban cán sự Đảng Tòa án Nhân dân cấp cao thành phố Thượng Hải. Ông giữ chức Bí thư thành ủy Thượng Hải vào tháng 1/2017.
Quyết định thay đổi nhân sự được đưa ra trong bối cảnh các ca nhiễm bệnh mới của tỉnh tâm dịch này tăng đột biến lên gần 10 lần chỉ sau 1 ngay, sau khi các ca bệnh chẩn đoán lâm sàng được đưa vào diện thống kê người nhiễm bệnh.
Trong khi đó, theo thông báo mới nhất của quận Trương Loan, thành phố Thập Yến, tỉnh Hồ Bắc, quận này sẽ thực hiện việc quản lý dân cư theo kiểu "thời chiến". Thời gian quản chế sẽ theo chu kỳ 14 ngày, sau đó sẽ căn cứ vào tình hình dịch bệnh để quyết định liệu có tiếp tục thực hiện hay không. Đây là khu vực đầu tiên ở Trung Quốc thực hiện quản lý kiểu thời chiến kể từ đầu mùa dịch đến nay.
Theo thông báo này, mọi tòa nhà sẽ bị phong tỏa toàn phần, trừ nhân viên y tế, nhân viên cung ứng vật tư y tế, các công chức phòng chống dịch, các nhân viên phục vụ các nhu cầu cơ bản, như điện, nước, ga, cung cấp lương thực..., tất cả đối tượng khác đều không được ra vào tòa nhà.
Các phương tiện, trừ xe phục vụ công tác phòng chống dịch, xe cứu thương, cứu hỏa, cảnh sát... cũng không được ra vào các khu dân cư. Mọi nhu yếu phẩm hàng ngày của người dân sẽ được Ủy ban quận và các khu dân cư cung cấp vào khung giờ nhất định với chủng loại và giá cả định sẵn. Ngay cả thuốc men khi cần gấp cũng sẽ sử dụng dịch vụ mua thay.
Bên cạnh đó, các tòa nhà và khu dân cư sẽ có người trực ban canh gác 24/24, mọi trường hợp không đúng quy định sẽ bị chặn lại. Mọi hành vi cố tình đột nhập hay vượt qua vạch cảnh giới, cách ly đều sẽ bị bắt giữ.
Những biện pháp quản lý mạnh mẽ nhất, nghiêm ngặt nhất sẽ được thực hiện dưới sự giám sát kiểu "thời chiến" của chính quyền các làng xã, khu dân cư. Mọi cán bộ, đảng viên, cư dân bắt buộc phải phục tùng vô điều kiện sự lãnh đạo và điều hành của chính quyền địa phương.
Thông báo này giải thích đây là những biện pháp "bất thường" trong thời kỳ "bất thường" không thể không thực hiện, nhằm ngăn chặn triệt để sự lây lan của covid-19 trong cộng đồng.

Châu Á chạy đua kiểm soát virus lạ chết người từ Trung Quốc

Nhà chức trách Trung Quốc xác nhận ca tử vong thứ 6 do viêm phổi lạ bùng phát từ Vũ Hán, trong khi bệnh nhân nhiễm virus corona lần đầu được ghi nhận tại Đài Loan.

Theo CNN, nhà chức trách Trung Quốc hôm 21/1 xác nhận đã có 6 người tử vong vì viêm phổi do virus corona gây ra, đồng thời số ca nhiễm virus đã tăng lên 291 người.

Kinh ngạc cuộc sống của những gia đình “một vợ nhiều chồng”

(Kiến Thức) - Điều đặc biệt trong những gia đình đa phu này đó là đa số các ông chồng đều là anh em ruột.

Kinh ngac cuoc song cua nhung gia dinh “mot vo nhieu chong”
 Theo BrightSide, Rajo Verma là vợ của 5 người đàn ông và họ là 5 anh em ruột. Gia đình lớn của họ sống trong một thị trấn nhỏ ở Debradun, phía bắc Ấn Độ. Rajo và 5 ông chồng cùng nhau nuôi dạy một cậu con trai nhưng không ai biết trong số 5 người đàn ông kia, ai mới là cha đẻ của cậu bé.

Kinh ngac cuoc song cua nhung gia dinh “mot vo nhieu chong”-Hinh-2
 Đây là ví dụ điển hình của cái gọi là gia đình đa phu. Các nghiên cứu gần đây cho thấy mô hình gia đình một vợ nhiều chồng xuất hiện ở Tây Tạng, Trung Quốc, Nepal và Ấn Độ.