Di dời 4.200 hộ dân khỏi kinh thành Huế: Chủ tịch tỉnh nói gì?

(Kiến Thức) - Nếu nói cuộc sống của hàng ngàn con người này tạo ra áp lực đến tiến độ bảo tồn, tôn tạo kinh thành Huế thì cũng phải thấy rằng chính những người dân nơi đây đất sống vô cùng chật vật, khó khăn.
 
 

Thảo luận tại Quốc hội chiều 26/10, Đại biểu Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những chia sẻ về việc Di dời khoảng 4.200 hộ dân đang sinh sống trong Khu vực I Kinh thành Huế mà ông gọi là cuộc di dân lịch sử.
Mở đầu ý kiến phát biểu, đại biểu Phan Ngọc Thọ đã cảm ơn Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh vào chiều ngày 24/10/2018 vừa rồi và đã đồng thuận cao về chủ trương di dời khu vực dân cư đang sinh sống tại khu vực 1, kinh thành Huế cũng như đã chỉ đạo một số chủ trương liên quan đến công tác di dời, giải phóng mặt bằng khu vực này.
Nói về nguyện vọng của các cử tri liên quan sự việc trên, đại biểu Phan Ngọc Thọ cho biết, di tích cố đô Huế hiện đang phải đương đầu với những tác động của thời gian, khí hậu và đặc biệt là những tác động phát sinh hằng ngày từ hoạt động của dân cư đang sinh sống tại khu vực 1, kinh thành Huế.
Di doi 4.200 ho dan khoi kinh thanh Hue: Chu tich tinh noi gi?
 Đại biểu Phan Ngọc Thọ. Ảnh: Quochoi.vn
Do quá trình lịch sử, di dân trong thời gian chiến tranh giai đoạn 1945 - 1975, di dân từ vùng nông thôn vào thành thị và gia tăng dân số tự nhiên đã hình thành khu dân cư sinh sống trên di tích Thượng Thành - Eo Bầu, Hộ thành hào và các công trình di tích thuộc khu vực 1, kinh thành Huế.
Sinh sống trên di tích nên hầu hết các hộ dân cư này không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất ở không hợp pháp, nhiều hộ phải làm nhà trên mặt nước tại các hồ, hào, vì vậy nhà ở tại khu vực này không được xây dựng, sửa chữa lớn.
Các hộ sống ở đây chủ yếu là lao động phổ thông nên đời sống khó khăn, đa phần hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhiều thế hệ đã sống chung trong những căn nhà tạm bợ, chật hẹp với điều kiện vệ sinh môi trường không được đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, cảnh quan đô thị, xâm phạm nghiêm trọng đến di sản thế giới.
Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của Trung ương và kinh phí của địa phương đã từng bước di dời dân cư để trả lại mặt bằng cho di tích. Giai đoạn 1996 - 2018 đã di dời được 1.050 hộ dân cư. Hiện nay, tại khu vực 1 các di tích kinh thành Huế còn khoảng 1200 hộ sinh sống.
“Nếu nói cuộc sống của hàng ngàn con người này tạo ra áp lực đến tiến độ bảo tồn, tôn tạo kinh thành Huế thì cũng phải thấy rằng chính những người dân nơi đây đất sống vô cùng chật vật, khó khăn khi gắn đời mình với công trình di tích quan trọng đặc biệt của quốc gia. Mong ước của nhiều thế hệ ở đây là tìm kiếm cơ hội, một cuộc đổi đời về nơi sinh sống trong nhiều năm qua vẫn chưa thực hiện được”, ông Thọ nói.
Đại biểu Phan Ngọc Thọ chia sẻ, qua nhiều lần tiếp xúc với chính quyền các cấp, bà con cử tri bộc bạch, mong muốn sớm được di dời, nhiều bà con cảm thấy có lỗi với tiền nhân khi phải sống trên di tích nhưng do hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế không thể di dời được.
Nguyện vọng của bà con cử tri đang sinh sống tại khu vực 1 kinh thành Huế tha thiết được di dời, hỗ trợ tái định cư nhằm ổn định cuộc sống lâu dài, an cư lạc nghiệp, trả lại đất cho di tích.
Thấu hiểu nguyện vọng người dân, lo lắng của chính quyền địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương xây dựng cơ chế đặc thù, di dời, hỗ trợ tái định cư đối với các hộ dân cư đang sinh sống tại khu vực 1 kinh thành này và giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề xuất hỗ trợ kinh phí cho địa phương thực hiện.
Đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xây dựng cơ chế đề án trình Thủ tướng và các bộ, ngành liên quan.
Theo đó, phải di dời dân cư khoảng 4.200 hộ sinh sống trong khu vực Kinh thành Huế thực hiện trong giai đoạn 2019 - 2023, kinh phí cần Trung ương hỗ trợ để bồi thường hỗ trợ khoảng 2.800 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2019 - 2021 sẽ di dời dự kiến khoảng 2.938 căn hộ, với kinh phí khoảng 1.900 tỷ đồng. Bình quân từ 600 đến 650 tỷ đồng một năm. Kinh phí di dời này là rất lớn đối với địa phương. Quỹ đất sau khi giải phóng mặt bằng chỉ phục vụ trùng tu di tích, không thể chuyển sang mục đích sử dụng khác. Ngoài ra, địa phương phải tự huy động các nguồn vốn khoảng 1.300 tỷ đồng để xây dựng các khu tái định cư phục vụ cho di dời.
“Đối với Thừa Thiên - Huế, đây là cuộc di dân có tính lịch sử, chưa bao giờ công tác giải phóng mặt bằng lại có thời điểm thuận lợi như thế này, đó là xuất phát từ nguyện vọng, sự đồng thuận cao của các hộ dân cư thuộc đối tượng di dời. Với sự chỉ đạo quyết tâm của Thủ tướng, các bộ, ngành, sự quan tâm của các cơ quan Quốc hội, sự sẵn sàng với trách nhiệm cao của chính quyền các cấp. Việc di dân đã chín muồi, cử tri đang mong muốn chính sách của Quốc hội, của Chính phủ để cơ chế, chính sách, để có nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương thực hiện chủ trương mang tính lịch sử này”, ông Thọ cho biết.

Phu nhân cố Tổng bí thư Lê Duẩn từ trần

Bà Nguyễn Thị Vân, phu nhân cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã từ trần ngày 26/10, hưởng thọ 93 tuổi.

Theo Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, bà Nguyễn Thị Vân, sinh năm 1925, phu nhân cố Tổng bí thư Lê Duẩn, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, sức yếu, bà đã từ trần vào hồi 21h15 ngày 26/10 tại bệnh viện Thống Nhất, địa chỉ số 1, đường Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM.
Phu nhan co Tong bi thu Le Duan tu tran
Lãnh đạo TP.HCM thăm phu nhân cố Tổng bí thư Lê Duẩn tháng 4/2017. Ảnh: Sài Gòn giải phóng 

Lập chốt xử lý người say ở Hàng Xanh

Nhiều tài xế vi phạm nồng độ cồn đều thừa nhận vì tiếp khách nên có uống vài ba chai.

Sau vụ BMW gây tai nạn, lực lượng CSGT TP.HCM tiếp tục siết việc xử lý những người vi phạm nồng độ cồn khi lái xe.

Đặc biệt, tại ngã tư Hàng Xanh, lực lượng chức năng mạnh tay với những ma men đi qua chốt này.

Lap chot xu ly nguoi say o Hang Xanh
22 giờ ngày 26/10, CSGT dựng biển báo chốt kiểm tra nồng độ cồn và quan sát những tài xế ô tô, xe máy, có biểu hiện nghi vấn sẽ mời vào kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: L.THOA
22 giờ đêm 26/10, Đội CSGT Hàng Xanh (thuộc Phòng PC08 Công an TP.HCM) sau khi dựng lên biển cảnh báo “Chốt kiểm tra nồng độ cồn”, lực lượng chức năng quan sát trong những xe máy, ô tô dừng đèn đỏ (hướng từ cầu Điện Biên Phủ về cầu Sài Gòn). Lái xe nào có biểu hiện khả nghi đều được mời vào để đo nồng độ cồn.

Đưa máy lại gần người vi phạm, CSGT nói rõ: “Mời anh thổi một hơi dài vào giùm tôi” rồi sợ người vi phạm chưa thổi đã thả ống thổi ra nên CSGT nhắc: “Thổi tiếp, tiếp, tiếp,…” liên hồi đến khi việc đo đạt được kết quả.

Lap chot xu ly nguoi say o Hang Xanh-Hinh-2
Người lái xe máy được đo nồng độ cồn tại Hàng Xanh, nếu vi phạm cồn vượt 0.25 mg/lít khí thở sẽ bị xử phạt. Ảnh: L.THOA
Có trường hợp CSGT phải lặp lại những điều trên đến 4-5 lần đối với một người vì người này thổi mãi mà máy đo không hiện thông số.

Anh Lưu Quốc Thi (37 tuổi), ngụ quận 9 chạy xe máy hướng từ cầu Điện Biên Phủ về cầu Sài Gòn thì bị CSGT thổi lại. Qua đo nồng độ cồn, máy hiện thông số 0.3 mg/lít khí thở, vượt quá nồng độ cồn quy định.

Anh Thi cho biết CSGT xử lý vi phạm nồng độ cồn là đúng, bản thân anh rất chấp hành. Tuy nhiên, anh Thi cũng phân trần: “Hôm nay, tôi phải xã giao, nhưng tôi biết phải làm sao để kiểm soát được hành vi của tôi. Giả sử đối với nồng độ đó người khác mất hành vi kiểm soát nhưng đối với tôi thì bình thường. Tôi uống vậy nhưng vẫn về an toàn”.

Lap chot xu ly nguoi say o Hang Xanh-Hinh-3
Có người vi phạm thổi 4-5 lần mà máy đo vẫn không hiện thông số. Ảnh: L.THOA 
Còn anh Phan Toàn (37 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) cũng đang lưu thông hướng từ cầu Điện Biên Phủ về cầu Sài Gòn bằng ô tô, khi dừng đèn đỏ thì CSGT đã đến thổi nồng độ cồn. Anh Toàn vi phạm cồn với mức 0.41 mg/lít khí thở.

Anh Toàn cho hay bình thường khi uống rượu bia thì không lái xe. Nhưng nay do gặp một đối tác làm ăn nên nếu đi Grab tới thì "kỳ" nên anh Toàn tự chạy xe. “Mình chỉ ngồi đưa chuyện nên có uống 1-2 chai chứ không nhậu” – anh Toàn nói tiếp.

Lap chot xu ly nguoi say o Hang Xanh-Hinh-4
Tài xế ô tô thừa nhận hành vi vi phạm, sau khi uống 2-3 chai để... tiếp khách. Ảnh: L.THOA
Có mặt tại chốt kiểm tra nồng độ cồn, Trung tá Lê Văn Chung, Phó Đội trưởng Đội CSGT Hàng Xanh, cho biết hàng đêm Đội đều bố trí từ lực lượng xử lý nồng độ cồn tại các điểm, trong đó có điểm vòng xoay Hàng Xanh, từ 22 giờ đến 2 giờ ngày hôm sau.

Trong năm 2018, Đội đã xử lý 800 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, với 50 trường hợp là ô tô.

“Vừa qua tại đây có vụ nữ tài xế đi xe BMW do say xỉn nên gây tai nạn liên hoàn rất thương tâm nên chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý việc lái xe uống rượu bia, không để xảy ra tai nạn thương tiếc” - Trung tá Chung cho biết.

Ông cũng nhìn nhận tại khu vực vòng xoay Hàng Xanh từ đầu năm 2018 đến nay chỉ có một vụ TNGT nghiêm trọng. Dù vậy, sự việc vừa rồi là bài học đắt giá.

Như tin đã đưa, rạng sáng 22/10, bà Nguyễn Thị Nga (46 tuổi, ngụ quận 12) đã lái xe trong tình trạng say rượu với nồng độ cồn lên đến 0.94 mg/lít khí thở và tông liên hoàn hàng loạt phương tiện đang dừng đèn đỏ khiến một phụ nữ tử vong tại chỗ và sáu người khác bị thương.

Ngày 24/10, Công an quận Bình Thạnh vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Nga sau vụ gây tai nạn kinh hoàng trên.


Điều ít người biết về dòng sông Vua chia đôi Kinh thành Huế

(Kiến Thức) - Sông Ngự Hà còn được gọi là sông Vua, là dòng sông đặc biệt chia Kinh thành Huế ra thành hai phần Nam và Bắc. Đây là dòng sông góp phần tạo nên vẻ đẹp tự nhiên cho tổng thể cảnh quan kiến trúc Kinh thành Huế.

Chảy từ mặt Tây sang mặt Đông của Kinh thành Huế với hình dạng của những đường gấp khúc theo góc vuông, sông Ngự Hà hay sông Vua là một dòng sông có vị trí đặc biệt trong lịch sử của Cố đô Huế. Ảnh: Google Map.
Chảy từ mặt Tây sang mặt Đông của Kinh thành Huế với hình dạng của những đường gấp khúc theo góc vuông, sông Ngự Hà hay sông Vua là một dòng sông có vị trí đặc biệt trong lịch sử của Cố đô Huế. Ảnh: Google Map.