Đề xuất xác định nồng độ cồn khi lái xe

Đề xuất từ các chuyên gia, các đơn vị chuyên môn là cơ sở để nghiên cứu, đề xuất quy định nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở của người lái xe.

Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã gửi công văn xin ý kiến các chuyên gia, một số đơn vị chuyên khoa nghiên cứu cho ý kiến đề xuất về vấn đề nồng độ cồn trong máu, hoặc khí thở của người điều khiển các phương tiện giao thông.
Đề xuất được căn cứ từ khía cạnh y tế như: Nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia; giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông.
De xuat xac dinh nong do con khi lai xe
 Cảnh sát Giao thông kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển xe ôtô.
Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị các chuyên gia, đơn vị nghiên cứu, cho ý kiến và gửi đề xuất nội dung quy định về Cục Quản lý khám, chữa bệnh trước ngày 20/2, để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế.
Theo lãnh Cục Quản lý khám, chữa bệnh, đề xuất từ các chuyên gia, các đơn vị chuyên môn là cơ sở để đơn vị nghiên cứu, đề xuất quy định nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở lái xe.
Vừa qua, Bộ Y tế đã có cuộc họp với Bộ Công an về một số vấn đề liên quan đến quy định nồng độ cồn với lái xe. Vấn đề này sẽ được hai Bộ và các cơ quan liên quan thảo luận trong thời gian tới.
Hiện, Nghị định 100/2019 quy định ba ngưỡng nồng độ cồn, tương ứng với ba mức xử phạt đối với người điều khiển xe máy, ôtô, như sau:
Với xe máy, mức thấp nhất chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa quá 0,25 mg/lít khí thở thì người điều khiển bị phạt 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 10-12 tháng.
Mức cao nhất vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc quá 0,4 mg/lít khí thở thì người điều khiển bị phạt 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng.
Với ô tô, mức thấp nhất chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa quá 0,25 mg/lít khí thở thì tài xế bị phạt 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 10-12 tháng.
Mức cao nhất vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc quá 0,4 mg/lít khí thở thì tài xế bị phạt 30-40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng.
Về ngưỡng nồng độ cồn, tại Quyết định số 320/QĐ-BYT ngày 23/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế có quy định về định lượng ethanol (định lượng nồng độ cồn) trong máu, tại mục 60 của quyết định này.
Theo đó, tại điểm 4 "nhận định kết quả" có ghi: trị số thường dưới 10,9 mmol/lít (tương đương 50 mg/100 ml).

TNGT thương tâm, bố khóc nghẹn ôm thi thể con gái 3 tuổi

Cả gia đình 3 người đi xe máy về quê Gia Lai đón Tết, nhưng không may va chạm với xe khách khiến con gái 3 tuổi tử vong, người mẹ bị thương.

Trưa 7/2 (28 Tết âm lịch), thông tin từ Công an huyện Krông Búk (Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đang phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông thương tâm giữa xe máy và xe khách khiến một cháu bé 3 tuổi tử vong tại chỗ.
TNGT thuong tam, bo khoc nghen om thi the con gai 3 tuoi
 Tai nạn giao thông thương tâm, bố khóc nghẹn ôm thi thể con gái 3 tuổi 
Theo thông tin ban đầu, khoảng 9h30 cùng ngày, anh N.T.N. (34 tuổi, ngụ tỉnh Gia Lai) điều khiển xe máy di chuyển trên đường Hồ Chí Minh hướng về tỉnh Gia Lai. Khi xe lưu thông đến địa phận xã Chư Kpô (huyện Krong Búk) đã va chạm với xe khách mang BKS 60F-011.05 do tài xế Bùi Văn Giàu (34 tuổi, ngụ huyện Tây Sơn, Bình Định) điều khiển hướng ngược lại.

Mất tiền oan vì máy đo nồng độ cồn giá rẻ

Với mức giá chỉ từ 100.000 đồng trở lên, các loại máy đo nồng độ cồn trong hơi thở được nhiều người lựa chọn. Hiệu quả của những thiết bị này có được như mong muốn?

Với mức giá chỉ từ 100.000 đồng trở lên, các loại máy đo nồng độ cồn trong hơi thở được nhiều người lựa chọn. Hiệu quả của những thiết bị này có được như mong muốn?