Đề nghị truy tố nguyên Chánh Thanh tra Sở Tài chính TPHCM

Cơ quan CSÐT Công an TPHCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Lê Thị Thanh Tuyền, nguyên Chánh Thanh tra Sở Tài chính TPHCM cùng 4 bị can về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TPHCM cho biết đã chuyển hồ sơ vụ án sai phạm trong sửa chữa 7 trường học trên địa bàn huyện Củ Chi năm 2016 sang Viện KSND TPHCM.
Công an TPHCM cũng đã khởi tố bị can Lê Vũ Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty TNHH MTV xây dựng thương mại xuất nhập khẩu Đông Phương gọi tắt là Công ty Đông Phương) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TPHCM đề nghị truy tố bị can Lê Thị Thanh Tuyền (SN 1967, nguyên Chánh Thanh tra Sở Tài chính TPHCM, nguyên Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Củ Chi) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
De nghi truy to nguyen Chanh Thanh tra So Tai chinh TPHCM
 Bà Lê Thị Thanh Tuyền khi còn đương chức Chánh Thanh tra Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh.
Cùng bị đề nghị truy tố theo tội danh trên có các bị can Nguyễn Thị Loan (SN 1968, nguyên Trưởng Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Củ Chi), Lê Vũ Hồng Hạnh (SN 1977, nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Xây dựng Thương mại Xuất nhập khẩu Đông Phương, viết tắt Công ty TNHH Đông Phương), Phan Văn Duyệt (SN 1960, nguyên Phó Giám đốc Công ty TNHH Đông Phương), Phan Văn Bình Tâm (SN 1973, em trai Duyệt, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Tâm Phú Tài, viết tắt Công ty TNHH Tâm Phú Tài).
Công ty TNHH Đông Phương do Lê Vũ Hồng Hạnh làm giám đốc, nhưng thực tế Hạnh chỉ đứng tên trên danh nghĩa, được trả lương 20 triệu đồng/tháng và được thưởng theo chế độ của công ty, được giao nhiệm vụ ký kết, thực hiện các hợp đồng sửa chữa tại các trường học trên địa bàn huyện Củ Chi; quản lý phòng kế toán, báo cáo thuế, thu chi vật liệu nhân công dưới sự chỉ đạo của Phan Văn Duyệt. Còn bị can Phan Văn Duyệt tuy là Phó giám đốc nhưng thực chất là người đứng đầu, điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty TNHH Đông Phương.
Vào năm 2016, 7 trường học trên địa bàn huyện Củ Chi gồm Trường Mầm non Thị trấn Củ Chi 2, Trường Mầm non Thái Mỹ, Trường Mầm non Tân Thông Hội 2, Trường Mầm non Tân Phú Trung 2, Trường Tiểu học Tân Phú Trung, Trường Tiểu học Tân Phú và Trường Tiểu học Lê Thị Pha được phân bổ kinh phí sửa chữa với 64 hạng mục.
Theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, chủ đầu tư (các trường học) phải lập dự toán, xác định tổng mức đầu tư của từng gói thầu. Tuy nhiên, hiệu trưởng các trường này không lập dự toán; Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Phòng Tài chính – Kế hoạch (Phòng Tài chính) huyện Củ Chi cũng không yêu cầu lập.
Thay vào đó, Phòng GD-ĐT dựa trên các khái toán do Phan Văn Duyệt lập không theo trình tự, thủ tục pháp lý, đơn giá đưa ra cao hơn nhiều so với định mức theo quy định để lập ra danh mục, kế hoạch sửa chữa. Căn cứ kế hoạch, danh mục, dự toán kinh phí của Phòng GD-ĐT, hiệu trưởng 7 trường ký quyết định chỉ định thầu, hợp đồng và ký nghiệm thu hồ sơ thiết kế, thi công; không xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, không tổ chức đấu thầu, không thẩm định hồ sơ thiết kế dự toán.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TPHCM xác định, việc vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng trong vụ án này là xuyên suốt, liên quan tất cả các khâu từ lập danh mục, kế hoạch sửa chữa, trình duyệt dự toán, giao dự toán (Phòng GD-ĐT, Phòng Tài chính huyện Củ Chi) đến thi công, nghiệm thu, quyết toán, rút dự toán ngân sách Nhà nước (Công ty TNHH Đông Phương, Công ty TNHH Tâm Phú Tài và hiệu trưởng các trường học). Sai phạm của các bị can dẫn đến thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 17,7 tỷ đồng, tính theo giá trị chênh lệch về khối lượng theo hợp đồng thi công xây dựng và khối lượng theo hồ sơ khảo sát thực tế.
Trong đó, bà Lê Thị Thanh Tuyền (Trưởng Phòng Tài chính huyện Củ Chi vào thời điểm xảy ra vụ án) thẩm định và trình duyệt danh mục, kế hoạch sửa chữa, duyệt tổng mức đầu tư, dự toán sửa chữa các hạng mục của 7 trường học không có cơ sở pháp lý, không phù hợp theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;‎ không yêu cầu các trường học thực hiện các thủ tục theo đúng quy định, duyệt danh mục trong đó hầu hết các hạng mục được chia nhỏ để có dự toán giá trị dưới 500 triệu đồng nhằm không phải đấu thầu.
Được biết, sau khi có kết luận thanh tra do Chủ tịch UBND huyện Củ Chi ban hành về những sai phạm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sữa chữa 7 trường học thì Công ty TNHH Đông Phương, Công ty TNHH Tâm Phú Tài và các trường học đã nộp lại 14,43 tỷ đồng (tương ứng với số tiền thiệt hại theo kết luận thanh tra, trừ 10% tiền thuế VAT). Tuy nhiên, theo Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TPHCM, đây chỉ là tình tiết giảm nhẹ, không loại trừ trách nhiệm hình sự của các cá nhân liên quan do hành vi phạm tội đã hoàn thành.
 >>> Mời độc giả xem thêm video Khởi tố, bắt tạm giam nguyên cán bộ Công an tỉnh:

Nguồn: Truyền hình Nhân dân.

Bắt tạm giam nguyên Chánh thanh tra Sở Tài chính TP HCM

Viện KSND TP HCM đã phê chuẩn lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với bị can Lê Thị Thanh Tuyền - nguyên Chánh thanh tra Sở Tài chính TP HCM.

Ngày 4/3, Viện KSND TP HCM cho biết, đã phê chuẩn lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với các bị can: Lê Thị Thanh Tuyền (nguyên Chánh thanh tra Sở Tài chính TP HCM, nguyên Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch (TC-KH) huyện Củ Chi)
Phan Văn Duyệt (Phó giám đốc Công ty Đông Phương); Phan Văn Bình Tâm (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn xây dựng Tâm Phú Tài (viết tắt Công ty Tâm Phú Tài, em trai của Duyệt) - cùng về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Riêng bị can Nguyễn Thị Loan (nguyên Trưởng phòng GD-ĐT huyện Củ Chi) cũng bị khởi tố cùng tội danh trên nhưng được cho tại ngoại.

Vì sao khó thu hồi tài sản đại án Phan Văn Anh Vũ, Phạm Công Danh…?

Việc thu hồi tài sản đại án Phạm Công Danh, Hứa Thị Phấn, Phan Văn Anh Vũ… chưa cao được lý giải do đây là các vụ án có giá trị lớn, nhiều tài sản còn vướng mắc về quyền sở hữu nên khó kê biên, xử lý.

Tại cuộc họp về kết quả công tác Quý III và nhiệm vụ Quý IV của Tổng cục Thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp tổ chức mới đây, ông Trần Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 2 cho biết, về án kinh tế, tham nhũng, trong 9 tháng đầu năm, các cơ quan THADS đã thi hành xong gần 24 nghìn tỷ đồng/gần 34 nghìn tỷ đồng có điều kiện.
Trong đó, các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo, các đơn vị đã thi hành xong 1.600 tỷ đồng trong số gần 34.000 tỷ đồng có điều kiện.

Truy tố Nguyễn Đức Chung: Chủ siêu thị Minh Hoa có bị triệu đến tòa?

(Kiến Thức) - VKSND Tối cao ban hành cáo trạng truy tố nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung về tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước. Trong vụ án, vợ ông Chung là người có quyền và nghĩa vụ liên quan, vậy bà có bị triệu tập đến tòa?

Ngày 26/11, VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bốn bị can trong vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước xảy ra tại Hà Nội. Những người này gồm: ông Nguyễn Đức Chung (nguyên Chủ tịch UBND TP), Phạm Quang Dũng (cựu cán bộ Cục Cảnh sát kinh tế - C03, Bộ Công an), Nguyễn Hoàng Trung (cựu chuyên viên) và Nguyễn Anh Ngọc (cựu Phó trưởng phòng Thư ký biên tập – UBND TP).