Đề nghị ngân hàng cung cấp dữ liệu người nộp thuế

Trong trường hợp ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác không cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tổng cục Thuế vừa có công văn đề nghị ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế các địa phương.

Mục đích là để phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

De nghi ngan hang cung cap du lieu nguoi nop thue

Ảnh minh họa.

Theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn gửi thông tin là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của cơ quan thuế.

Trường hợp ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác không cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn.

Mặt khác, công văn hướng dẫn việc các Cục Thuế khi có yêu cầu cung cấp thông tin sẽ gửi văn bản về hội sở chính của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác để triển khai thực hiện. Nội dung yêu cầu cần đầy đủ, chi tiết các thông tin về định danh, nội dung để ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác thực hiện.

Đối với các nội dung phức tạp, quan trọng thì có thể thực hiện tổ chức họp giữa Cục Thuế và ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác hoặc phối hợp, làm việc với Cục Thuế quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật.

Theo đó, các Cục Thuế quản lý trực tiếp ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm phối hợp với các Cục Thuế khi có yêu cầu.

Các Cục Thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin, sử dụng thông tin đúng mục đích và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cần thực hiện việc kê khai, khấu trừ, nộp thay và theo dõi số tiền chuyển cho các nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Tài chính.

Trường hợp ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không thực hiện thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Luật Quản lý thuế.

Trên cơ sở đó, Cục Thuế Doanh nghiệp lớn có trách nhiệm thông báo tên, địa chỉ website của nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế mà người mua hàng hóa, dịch vụ có thực hiện giao dịch cho hội sở chính của ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Trong quá trình triển khai thực hiện, ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gặp khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện khấu trừ nộp thay đối với nghĩa vụ thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài tại Việt Nam thì thực hiện báo cáo về Cục Thuế doanh nghiệp lớn để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...

Lãi suất tiết kiệm thay đổi sao sau quyết định của NHNN?

Sau khi NHNN áp dụng lãi suất điều hành mới vào ngày 23/9, ngoại trừ các "ông lớn" Nhà nước, các NHTMCP đều có động thái điều chỉnh mặt bằng lãi suất huy động của mình, ở hầu hết các kỳ hạn. 

NHNN thông báo tăng một số lãi suất điều hành, sau gần 11 năm kể từ lần tăng gần nhất, trong đó đáng chú ý nhất là việc tăng 100 điểm cơ bản cho một số lãi suất như lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn và trần lãi suất huy động dưới 6 tháng.
Với mức điều chỉnh kể trên, lãi suất điều hành đã về lại mức tương đương tháng 3/2020 và thấp hơn 50 điểm cơ bản so với thời điểm trước Covid (ngoại trừ trần lãi suất huy động dưới 6 tháng). Động thái này diễn ra ngay sau khi Fed nâng lãi suất điều hành trong kỳ họp tháng 9 và tương đồng với xu hướng của các NHTW khác sau quyết định của Fed.

CBBank, OceanBank, GP Bank và DongABank sẽ bị chuyển giao bắt buộc?

Ngân hàng Nhà nước cho biết đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt gồm CBBank, OceanBank, GP Bank và DongABank.

Tại báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội cuối tháng 4-2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết đến nay đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt. Trong đó bao gồm 3 ngân hàng mua bắt buộc với giá 0 đồng (là Ngân hàng Xây dựng - CBBank, Ngân hàng Đại Dương - OceanBank, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu - GP Bank) và Ngân hàng Đông Á).

CBBank, OceanBank, GP Bank va DongABank se bi chuyen giao bat buoc?
 Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu (GPBank) đã bị mua lại với giá 0 đồng Ảnh: TẤN THẠNH

Thủ tục gửi tiền, vay vốn không giấy tờ

Trước khi tiến hành vay tiền ngân hàng, khách hàng cần đặc biệt lưu ý đến các thủ tục và điều kiện cho vay. Bởi mỗi ngân hàng, mỗi sản phẩm vay sẽ có các điều kiện vay khác nhau dựa trên các quy định đã ban hành.

Nhờ kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các ngân hàng đang chạy đua để giúp khách hàng có thể giao dịch từ gửi tiền, cho vay online, mở thẻ... mọi lúc mọi nơi và không cần giấy tờ.
Thông tin trên báo chí, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, nhiều ngân hàng đã kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đây là cơ sở quan trọng để các ngân hàng cung cấp thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng được tốt hơn. Thông qua việc định danh điện tử xác thực người dùng trên mạng, các ngân hàng có thể cho vay online, phát hành thẻ... nhanh nhất có thể khi có đầy đủ thông tin chính xác về khách hàng như nghề nghiệp, nơi ở, địa chỉ thường trú...