Để làm được 10 tuyến metro, Hà Nội cần cơ chế đột phá

Theo ông Nguyễn Cao Minh - Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, mục tiêu từ nay đến năm 2035 làm xong 10 tuyến metro, với tổng chiều dài 400km là thách thức rất lớn.

Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có gần 7 triệu xe máy, 1,1 triệu ô tô và khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các địa phương khác hằng ngày đổ về. Do lượng phương tiện quá lớn nên tình trạng ùn tắc giao thông ở Thủ đô ngày càng nghiêm trọng.
Để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, những năm qua, TP Hà Nội đã tập trung đầu tư, xây dựng các tuyến đường sắt đô thị (metro). Trong đó, đã đưa vào khai thác thương mại tuyến metro Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao.
Đề cập đến hiệu quả của metro, ông Vũ Hồng Trường - Tổng giám đốc Công ty Một thành viên Metro Hà Nội cho biết, sau một tuần đi vào khai thác thương mại, tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đã chạy hơn 1.370 chuyến, tàu vận chuyển an toàn gần 400.000 hành khách. Ngày đạt kỷ lục đã vận chuyển hơn 100.000 hành khách.
De lam duoc 10 tuyen metro, Ha Noi can co che dot pha.
Tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã vận chuyển khoảng 400.000 hành khách. Ảnh: Hoàng Hà 
“Đối với tuyến metro Cát Linh - Hà Đông, có 20% hành khách có ô tô, nhưng bỏ ô tô để đi tàu điện. Từ những số liệu này cho thấy sự quan tâm của người dân đối với loại hình phương tiện xanh”, ông Vũ Hồng Trường chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Cao Minh - Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, các thành phố trên thế giới có từ 2 triệu dân trở lên đều phải tính đến việc tạo dựng hệ thống metro để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Ông Minh cho biết, Hà Nội mong muốn có metro có từ rất lâu. “Chúng tôi nhận thức rất rõ quan điểm, mục tiêu, cũng như đã đứng trước cơ hội và sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ chính trị, Quốc hội về phát triển metro”, Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội nói.
Theo ông Nguyễn Cao Minh, Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến 2035, Hà Nội phải làm được hệ thống metro. Chính phủ cũng đã phê duyệt, Hà Nội sẽ có hệ thống metro gồm 10 tuyến, tổng chiều dài cả đi ngầm lẫn đi nổi khoảng 400km.
“Đây là thách thức rất lớn. Bản thân chúng tôi cũng băn khoăn là làm gì để xây dựng 400km đường sắt metro giải quyết các vấn đề về đi lại cho người dân?”, ông Minh chia sẻ.
Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cũng băn khoăn về nguồn kinh phí đầu tư để làm 10 tuyến đường sắt đô thị. “Đến năm 2035, TP Hà Nội cần nguồn vốn lên đến 55 tỷ USD để xây dựng 400km metro, trong khi đất nước còn nhiều vấn đề phải tập trung đầu tư như văn hoá, giáo dục, rác thải”, ông Nguyễn Cao Minh bày tỏ.
De lam duoc 10 tuyen metro, Ha Noi can co che dot pha.-Hinh-2
Sau 15 năm xây dựng, tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã khai thác thương mại. Ảnh: Hoàng Hà 
Vị Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cũng chia sẻ thực tế 15 năm qua Hà Nội mới làm được 2 đoạn tuyến metro, còn TP HCM đang nỗ lực thực hiện tuyến số 1. “Vướng mắc có rất nhiều nguyên nhân do cả chủ quan lẫn khách quan. May mắn chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ của Chính phủ, thành phố và nhiều ban, ngành trong quá trình xây dựng các tuyến metro”, ông Nguyễn Cao Minh cho hay.
Theo Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, khi tuyến Cát Linh – Hà Đông, sau đó tuyến Nhổn – ga Hà Nội đưa vào khai thác đã giúp người dân dần hiểu về đường sắt đô thị.
Ông Nguyễn Cao Minh cho rằng, để làm được 10 tuyến đường sắt đô thị cần phải có cơ chế đột phá. “Chúng tôi đang tập trung mời chuyên gia để đóng góp ý kiến, đồng thời kêu gọi nhà đầu tư đồng hành với thành phố xây dựng các tuyến metro”, ông Nguyễn Cao Minh nói thêm.

Tàu điện Nhổn- Ga Hà Nội: Mở cửa miễn phí trong 15 ngày đầu

Theo kế hoạch, đoạn trên cao của metro Nhổn - Ga Hà Nội đã hoàn tất toàn bộ thủ tục nghiệm thu và sẽ mở cửa đón khách vào ngày 8/8.

Như vậy, sau gần 3 năm vận hành tuyến Cát Linh - Hà Đông, Hanoi Metro sắp được tiếp nhận tuyến đường sắt đô thị thứ 2 của thủ đô.

Theo Nghị quyết của HĐND thành phố,  tàu điện Nhổn - Ga Hà Nội sẽ chở khách miễn phí trong 15 ngày đầu. Ưu đãi này cũng từng được áp dụng tại dự án Cát Linh - Hà Đông.

Sau 15 ngày chạy miễn phí, Hanoi Metro sẽ chính thức bán vé. Giá vé đi cả tuyến từ Nhổn đến Cầu Giấy dự kiến là 12.000 đồng; giá vé ngày là 24.000 đồng. Mức giá này thấp hơn tuyến Cát Linh - Hà Đông do chiều dài tuyến ngắn hơn (8,5km so với 13km). Giá vé có thể sẽ thay đổi sau khi dự án thông nốt 4km đi ngầm.

Đối với vé tháng, mức giá sẽ ngang bằng tuyến Cát Linh - Hà Đông là 200.000 đồng/tháng với hành khách thường và 100.000 đồng/tháng với hành khách là học sinh/sinh viên.

Về lịch chạy tàu: Dự kiến, đoàn tàu Nhổn - Ga Hà Nội sẽ hoạt động từ 5h30 và kết thúc lúc 22h hàng ngày. Trong 3 tháng đầu, tần suất chạy tàu là 10 phút/chuyến. Sau 3 tháng, tần suất có thể đẩy lên 6 phút/chuyến vào giờ cao điểm.

Các chính sách miễn phí, giảm giá, bảo hiểm... cho từng nhóm khách hàng sẽ được duy trì giống như tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Về hướng tuyến, metro Nhổn - Ga Hà Nội và Cát Linh - Hà Đông sẽ kết nối với nhau tại Cát Linh. Hà Nội đã có phương án xây hầm đi bộ cắt qua phố Hào Nam để hành khách từ ga Cát Linh có thể đi sang ga ngầm S10.

Điều đáng tiếc là đoạn đi ngầm của metro Nhổn - Ga Hà Nội chưa hoàn thành. Trước mắt, thành phố sẽ kết nối 2 tuyến tàu điện này bằng xe buýt và xe đạp công cộng.

Tau dien Nhon- Ga Ha Noi: Mo cua mien phi trong 15 ngay dau
Thời gian vận hành đoạn trên cao metro Nhổn- Ga Hà Nội vào 8/8. Nguồn:anninhthudo.vn

Theo thiết kế kỹ thuật tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao, mỗi đoàn tàu cấu tạo gồm 4 toa, mỗi toa chở được 236 hành khách, mỗi chuyến chở được 944 hành khách.

Hanoi Metro đã trình UBND TP Hà Nội phương án dự kiến vận hành 4 và 6 đoàn tàu. Theo đó, giãn cách chạy tàu giờ cao điểm 6 phút/chuyến (bình quân vào giờ cao điểm có 10 chuyến/giờ/hướng vào ga đón trả khách). Như vậy, năng lực vận chuyển của tuyến tối đa đạt mức 9.440 hành khách/giờ/hướng.

Phương án tăng cường kết nối, trung chuyển hành khách bằng xe buýt cũng đã được Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông Hà Nội hoàn thiện. Theo đó, dọc trục tuyến metro có 36 tuyến buýt đang hoạt động.

Hai điểm trung chuyển (Cầu Giấy và Nhổn) có 32 điểm dừng xe buýt (16 điểm có nhà chờ). Hiện 8 ga kết nối với điểm dừng xe buýt gần nhất với khoảng cách từ 0-50m.

Thời gian qua, đã triển khai đồng loạt 7 công việc gồm (1) xây dựng bộ máy để tiếp nhận dự án; (2) tuyển dụng và đào tạo nhân sự; (3) vận hành thử; (4) rà soát quy trình duy tu bảo dưỡng, quy trình vận hành; (5) phối hợp đánh giá an toàn hệ thống; (6) xây dựng phương án vận hành; (7) xây dựng đơn giá tạm, chính sách giá vé. Đến nay 7 nhóm công việc đã được triển khai đúng tiến độ.
Về tiến độ thi công đoạn đào hầm metro còn lại, lãnh đạo Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, Chủ đầu tư đã chỉ đạo tư vấn và nhà thầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn và chất lượng theo hợp đồng. 
>>> Mời độc giả xem thêm video Loạt series “khoe sắc” của "cô gái tàu điện ngầm" gây bão mạng:
 

Ngày 29/8, metro số 1 Bến Thành- Suối Tiên chạy thử toàn tuyến

Các đơn vị nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các nhóm công việc để phục vụ công tác chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Sáng 29/8, Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM (MAUR) phối hợp cùng nhà thầu Hitachi tổ chức chạy thử toàn tuyến metro số 1. Đây là lần chạy thử nghiệm toàn tuyến đầu tiên từ ga Suối Tiên về ga Bến Thành của tuyến này.