ĐBQH: Phải giảm được khiếu kiện đất đai khi thông qua Luật

Đại biểu Dương Khắc Mai cho rằng, cần có thêm thời gian bàn bạc trước khi thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Và khi Luật được thông qua phải giảm được khiếu kiện về đất đai.

Ngày 3/11, Quốc hội đã dành một ngày để thảo luận về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Việc liệu đã có thể bấm nút thông qua dự thảo luật quan trọng này tại Kỳ họp thứ 6 không là vấn đề được nhiều người dân quan tâm.
DBQH: Phai giam duoc khieu kien dat dai khi thong qua Luat
 Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) trao đổi với PV bên hành lang QH về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: Mai Loan.
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) cho rằng, nên cân nhắc, hết sức thận trọng, cần có thêm thời gian trước khi thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).
Làm sao để khi Luật được thông qua, đi vào cuộc sống và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, thực sự tháo gỡ được những điểm nghẽn, nút thắt của Luật hiện hành. Từ đó, mở đường cho phát triển kinh tế xã hội, thêm nguồn lực cho đất nước, tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước, người dân và doanh nghiệp trong sử dụng đất đai.
Đặc biệt, điều đại biểu quan tâm là làm sao khi Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua thì phải giảm được khiếu kiện về đất đai. Hiện nay, trong báo cáo giám sát của Quốc hội trình Kỳ họp thứ 5 vừa rồi, có tới hơn 70% khiếu kiện liên quan đến đất đai. Hàng loạt cán bộ sai phạm trong thời gian vừa qua cũng liên quan đến đất đai.
“Cho nên, tôi mong muốn với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này, các đại biểu cũng như Quốc hội phải bàn bạc thật kỹ lưỡng, trước khi trình và bấm nút thông qua”, đại biểu Dương Khắc Mai cho hay.
Nói về một trong những điểm nghẽn của Luật Đất đai, đại biểu Dương Khắc Mai cho biết, qua thảo luận suốt 3 kỳ về Dự thảo Luật này, và trong thực tế thực hiện, ông thấy có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật Đất đai và một số luật khác, như Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở… Điều này, cần sớm khắc phục. Bởi không thể quy định ở một luật này mà lại ngược với quy định ở một luật khác.
“Quan điểm của tôi là những quy định mới phải mở được những nút thắt, điểm nghẽn, và không phải là rào cản trong quá trình phát triển”, đại biểu Dương Khắc Mai cho hay.
Đại biểu Dương Khắc Mai cho biết, với 12 triệu ý kiến của cử tri và nhà khoa học trong quá trình xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) lần này, cơ quan soạn thảo cần cầu thị, tiếp thu hơn nữa, tiếp tục cùng với thảo luận của các đại biểu Quốc hội. Quá trình chuẩn bị hồ sơ để trình Quốc hội phải có thời gian thỏa đáng để đại biểu Quốc hội nghiên cứu, tham gia.
“Với trí tuệ tập thể của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học, tôi kỳ vọng, khi Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua sẽ cơ bản giải quyết được những vấn đề khó khăn, vướng mắc hiện nay”, đại biểu Dương Khắc Mai nêu ý kiến.
Trái với quan điểm của đại biểu Dương Khắc Mai, trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) cho biết, qua theo dõi, ông thấy rằng Ban Soạn thảo đã cân nhắc, nghiên cứu tiếp thu thể chế trong dự thảo Luật. Đặc biệt, những vấn đề còn ý kiến thì cũng đã nghiên cứu, đề xuất đưa ra một, 2 - 3 phương án để làm sao lựa chọn cái phương án nào tối ưu nhất.
Tuy nhiên, cũng có những nội dung không thể đưa vào Dự thảo luật được thì nên giao cho lại Chính phủ hoặc tiếp thu, giải trình hợp lý.

“Luật Đất đai là bộ luật hết sức quan trọng liên quan đến hàng trăm luật khác, không thể cầu toàn và hoàn hảo được. Do đó cần xem xét một cách vừa phải, hợp tình, hợp lý, phù hợp với điều kiện đất nước giai đoạn hiện nay cũng các luật khác để luật có tính khả thi và được Quốc hội bấm nút thông, sớm ban hành”, đại biểu Hà Sỹ Đồng bày tỏ quan điểm.

>>>Mời quý độc giả xem video đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) trao đổi bên hành lang Quốc hội, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về việc liệu đã có thể thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp này:
Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

VUSTA lấy ý kiến của trí thức trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Ngày 2/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp tổ chức Hội nghị "Lấy ý kiến của trí thức KH&CN trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV".

Tham dự Hội nghị, về phía các cơ quan Trung ương, có bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ); ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; bà Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; bà Nguyễn Thị Thúy Ngần, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội.
VUSTA lay y kien cua tri thuc truoc ky hop thu 6, Quoc hoi khoa XV
 Quang cảnh Hội nghị "Lấy ý kiến của trí thức khoa học và công nghệ trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV".
Về phía VUSTA, có TSKH Phan Xuân Dũng. Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch VUSTA; TS Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch VUSTA; ông Nguyễn Quyết Chiến, Tổng Thư ký VUSTA.

Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, lấy phiếu tín nhiệm là phương thức giám sát quan trọng của Quốc hội với những người được lấy phiếu tín nhiệm từ đầu nhiệm kỳ.

9h00 sáng 23/10/2023, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV chính thức khai mạc.
Trước khi diễn ra phiên họp trù bị, các vị đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.