ĐBQH: Cân nhắc quy định về “bí mật đời sống riêng tư”

Đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu, làm rõ thế nào là "bí mật đời sống riêng tư", cân nhắc quy định về nội dung này.

Ngày 8/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận về Luật Dữ liệu. Công khai dữ liệu là một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm.
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc) dẫn Điều 21. Điểm b khoản 4 Điều 21 dự thảo quy định "dữ liệu được công khai có điều kiện, gồm dữ liệu liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được công khai trong trường hợp được người đồng ý, dữ liệu liên quan đến bí mật gia đình được công khai trong trường hợp được các thành viên đồng ý".
DBQH: Can nhac quy dinh ve “bi mat doi song rieng tu”
 Đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc). Ảnh: QH.
Đại biểu Tiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, làm rõ thế nào là "bí mật đời sống riêng tư", đồng thời cân nhắc quy định về bí mật đời sống riêng tư. Hiện nay, pháp luật hiện hành chỉ quy định về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.
Cụ thể, khoản 1 Điều 21 Hiến pháp quy định "mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn". Khoản 1 Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định "đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ".
“Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên của gia đình đồng ý. Do đó, cần rà soát quy định tại điểm b khoản 4 Điều 21 để đảm bảo tính thống nhất với Hiến pháp và pháp luật hiện hành”, đại biểu Tiến nêu ý kiến.
DBQH: Can nhac quy dinh ve “bi mat doi song rieng tu”-Hinh-2
 Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu). Ảnh: QH.
Thảo luận về nội dung này, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) đánh giá quy định trên cần thiết, giúp bảo đảm dữ liệu được đưa ra sử dụng rộng rãi, ứng dụng hiệu quả và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, đại biểu mong muốn Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra làm rõ hơn sự khác biệt giữa nội dung điều này với việc tích hợp thông tin cá nhân với các thông tin thuộc về tổ chức, cá nhân phải giữ bí mật. Trong quá trình xây dựng luật, khi được làm rõ các vấn đề sẽ tạo sự đồng thuận trong tổ chức và cá nhân cũng như nhân dân để ủng hộ và thực thi tốt hơn khi luật được ban hành.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu sử dụng tài liệu, chủ thể dữ liệu, đại biểu đề nghị quy định rõ đối tượng dữ liệu mở cần phải được công khai để tổ chức, cơ quan, cá nhân thuận lợi khi tiếp cận, khai thác và sử dụng.
Bên cạnh đó, đối với việc đảm bảo tính tương thích và hạn chế các quyền tiếp cận, theo đại biểu, phải có quy định rõ là nội dung nào hạn chế quyền tiếp cận và đối tượng nào phải thực hiện các mức độ tiếp cận tương ứng với các nội dung. Chẳng hạn, như với các tài liệu mật, để biết rằng đối tượng nào được tiếp cận và tiếp cận ở mức độ nào.
Ngoài ra, cần đảm bảo tính tương thích giữa Luật Dữ liệu và Luật Tiếp cận thông tin trong mối tương quan giữa các quy định về công khai dữ liệu. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp tục rà soát và chỉnh lý tại dự thảo luật cho phù hợp, đối với các nội dung cụ thể nên chỉnh lý theo hướng giao chính cho Chính phủ quy định. Ví dụ về hình thức công khai dữ liệu, thời điểm công khai dữ liệu, các nội dung liên quan và các nội dung chi tiết khác trong phạm vi thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Toàn văn phát biểu của TBT, Chủ tịch nước tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8

Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã long trọng khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Tại phiên khai mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng.

Phát biểu tại Phiên khai mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV là kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay và cũng là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm về thể chế hóa nghị quyết của Trung ương lần thứ 10 khóa XIII, khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống và giải quyết nhiều vấn đề quan trọng khác của đất nước. 

Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

ĐBQH: Cử tri quan tâm nhiều Luật Nhà giáo, Luật Điện lực, Luật Việc làm…

Các đại biểu kỳ vọng, Kỳ họp thứ 8 sẽ kịp thời góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực, khắc phục các điểm nghẽn.

Ngày 21/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể. Trò chuyện với phóng viên, các đại biểu Quốc hội đánh giá, đây là kỳ họp có khối lượng lập pháp lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Các đại biểu bày tỏ kỳ vọng kỳ họp sẽ thảo luận, quyết định nhiều vấn đề để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực, khắc phục các điểm nghẽn, tất cả vì phát triển kinh tế - xã hội.

Sửa đổi Luật Đầu tư công: Gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Chiều 29/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về nhiều dự án luật, trong đó có Luật Đầu tư công.

Chiều 29/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Tháo “điểm nghẽn”, thúc đẩy giải ngân đầu tư công