Dậy sóng thân thế tai tiếng của ông lão trộm gà bị đánh

Chân tướng đằng sau vụ ông lão trộm gà bị dân đánh đập, bắt ngậm gà chết và quỳ giữa đường khiến cho cư dân mạng sốc.

Vừa qua, cư dân mạng xôn xao với chia sẻ vụ vụ ông lão trộm gà bị dân đánh đập dã man của Facebook có nickname N.N.T. Theo Facebooker này thì vụ việc xảy ra ở Cao Bằng, một người đàn ông trộm gà bị dân bắt được, đánh đập và bắt ngậm gà chết quỳ giữa đường. Một số thanh niên còn chụp ảnh lại và đăng tải lên mạng xã hội.
Day song than the tai tieng cua ong lao trom ga bi danh
 Thông tin vụ việc được đăng tải trên mạng xã hội và thu hút sự chú ý của dân mạng.
Chia sẻ này nhận được hàng chục ngàn lượt like, chia sẻ và bình luận. Hầu hết đều tỏ ra vô cùng bức xúc với cách hành xử của người dân. Nhiều phiên bản về người đàn ông này lan truyền trên mạng xã hội như nhà nghèo, có con nhỏ và vợ bị bệnh... vì túng quẫn quá nên mới đi trộm gà.
Thông tin vụ việc được đăng tải trên mạng xã hội và thu hút sự chú ý của dân mạng
Day song than the tai tieng cua ong lao trom ga bi danh-Hinh-2
 Người trộm gà bị đánh đập, bắt ngậm gà chết.
Tuy vậy, sự việc ông lão trộm gà bị dân đánh đập này cũng nhanh chóng được hé mở khiến nhiều người chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm. Hai người đã bị bắt trong vụ trộm gà trên là Đỗ Quang Hòa (SN 1963, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) và Hà Văn Quang (SN 1969, trú tại phường Sông Hiến, TP Cao Bằng).
Day song than the tai tieng cua ong lao trom ga bi danh-Hinh-3
 Sự thật về vụ việc khiến nhiều người bất ngờ.
Cả hai đối tượng trong vụ trộm gà bị đánh đập đều có tiền án trộm cắp tài sản và là con nghiện trên địa bàn. Vợ của Quang đã mất từ lâu còn Hòa thì sống lang thang chứ không có chuyện trộm gà về cho vợ như trên mạng xã hội đưa tin.
Đối tượng Quang và Hiến từng trộm cắp ở Sông Hiến, Cao Bằng bị người dân bắt được nhưng cho qua. Hôm xảy ra vụ việc, trong làng có đám cưới nên hai đối tượng lẻn vào rải gạo tẩm thuốc cho gà ăn để bắt trộm. Vụ việc bị người dân bắt quả tang và hậu quả là hai đối tượng bị đánh đến bầm dập.
Day song than the tai tieng cua ong lao trom ga bi danh-Hinh-4
 Tuy nhiên nhiều người không ủng hộ cách xử trí này của người dân.
Thông tin trên khiến nhiều người bất ngờ nhưng đa số dân mạng vẫn không ủng hộ cách làm của người dân. Một bạn tên A.L bình luận: "Biết rằng trộm cắp là sai, hai người này cũng đã trộm cắp nhiều lần rồi thì nên dắt lên công an yêu cầu giải quyết thì hơn. Chứ đánh người như thế có chắc họ sẽ chừa không?".
Nickname Yến Ann bình luận: "Chắc là người dân quá bức xúc nên mới hành động như vậy. Tài sản của mình mà, nuôi bao nhiêu ngày mới được con gà thì lại bị trộm, ai mà không tức. Nhưng có gì thì cứ giao lên chính quyền xử lý, đề ra biện pháp để những người này không đi trộm được nữa. Dù là kẻ trộm nhưng nhìn những hình ảnh này vẫn cảm thấy buồn".

Xuất hiện trang vui.us giống hệt haivl, xử lý thế nào?

(Kiến Thức) - Trang vui.us có giao diện, nội dung, cách thức hoạt động tương tự như haivl, với slogan "sinh ra ở Mỹ, ầm ĩ ở Việt Nam"... 

Sau khi trang web haivl.com bị Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) thu hồi giấy phép, xử phạt hơn 200 triệu đồng thì nhiều trang web tương tự đã xuất hiện như haiivl.com, clonehaivl.com, buonvl.com, vuivl.com, chatvl.com... Trong số những trang web có giao diện, nội dung, cách thức đăng tải tin, bài, bình luận giống với haivl, có một trang mang tên miền khá lạ mà cư dân mạng mới phát hiện vài ngày qua, đó là trang vui.us.
Trang web vui.us cũng có những mục như Mới, Hot, Đăng ảnh, Chế ảnh, Bình chọn... trong đó các thành viên có thể tùy ý đăng ảnh, video và tham gia bình luận giống y hệt haivl trước đây. Mỗi hình ảnh, clip đăng tải đều thu hút khá nhiều lượt xem và bình luận. Slogan của trang web này là: "Sinh ra ở Mỹ, ầm ĩ ở Việt Nam". 

Soi chùa 21 tỷ nơi sư thầy “đập hộp iPhone 6” trụ trì

Bất kỳ ai có dịp đến chùa Cương Xá, xã Tân Hưng, TP Hải Dương đều không khỏi ngỡ ngàng trước kiến trúc hoành tráng, hiện đại của chùa.

Sau khi Đại đức Thích Thanh Cường, trụ trì chùa Cương Xá, xã Tân Hưng, TP Hải Dương vừa bị Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương cảnh cáo, nhắc nhở do đã có hành vi đăng tải hình ảnh về việc mua điện thoại iPhone 6 và điện thoại Vertu 600 triệu đồng lên Facebook khiến dư luận bức xúc, chùa Cương Xá được Phật tử và nhân dân khắp nơi biết đến nhiều hơn. Ảnh: Cổng chùa Cương Xá, xã Tân Hưng hiện nay. Nhưng theo Đại đức Thích Thanh Cường thì chiếc cổng này sẽ được chuyển về phía trước cho hợp với kiến trúc của chùa.
Sau khi Đại đức Thích Thanh Cường, trụ trì chùa Cương Xá, xã Tân Hưng, TP Hải Dương vừa bị Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương cảnh cáo, nhắc nhở do đã có hành vi đăng tải hình ảnh về việc mua điện thoại iPhone 6 và điện thoại Vertu 600 triệu đồng lên Facebook khiến dư luận bức xúc, chùa Cương Xá được Phật tử và nhân dân khắp nơi biết đến nhiều hơn. Ảnh: Cổng chùa Cương Xá, xã Tân Hưng hiện nay. Nhưng theo Đại đức Thích Thanh Cường thì chiếc cổng này sẽ được chuyển về phía trước cho hợp với kiến trúc của chùa.

Phía trước ngôi chùa được bố trí một cách hài hòa, trang nghiêm.
Phía trước ngôi chùa được bố trí một cách hài hòa, trang nghiêm. 

Theo Đại đức Thích Thanh Cường, trụ trì chùa Cương Xá, chùa được tu bổ, xây dựng lại từ tiền công đức của các Phật tử trong và ngoài tỉnh, cũng như công lao động của người dân xã Tân Hưng.
Theo Đại đức Thích Thanh Cường, trụ trì chùa Cương Xá, chùa được tu bổ, xây dựng lại từ tiền công đức của các Phật tử trong và ngoài tỉnh, cũng như công lao động của người dân xã Tân Hưng.  

Sư thầy Cường cho biết, tổng trị giá tu sửa chùa vào khoảng 21 tỷ đồng. Dự kiến ngôi chùa này phải đến năm 2015 mới khánh thành.
Sư thầy Cường cho biết, tổng trị giá tu sửa chùa vào khoảng 21 tỷ đồng. Dự kiến ngôi chùa này phải đến năm 2015 mới khánh thành.  

Cột cờ, bậc lên chùa, rồng...được làm bằng đá xanh nguyên khối, khai thác từ Thanh Hóa do thợ Ninh Bình chế tác.
 Cột cờ, bậc lên chùa, rồng...được làm bằng đá xanh nguyên khối, khai thác từ Thanh Hóa do thợ Ninh Bình chế tác. 

Theo nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành, nguyên giám Đốc bảo tàng tỉnh Hải Dương, chùa Cương Xá có từ thế kỷ thứ II, thứ III.
 Theo nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành, nguyên giám Đốc bảo tàng tỉnh Hải Dương, chùa Cương Xá  có từ thế kỷ thứ II, thứ III.

Cây hoa đại 400 năm tuổi có thân nằm bò mặt đất rồi mọc thẳng trước cửa giữa ngôi chùa.
Cây hoa đại 400 năm tuổi có thân nằm bò mặt đất rồi mọc thẳng trước cửa giữa ngôi chùa. 

Hệ thống cửa của ngôi chùa đa phần được làm bằng gỗ lim.
Hệ thống cửa của ngôi chùa đa phần được làm bằng gỗ lim. 

Cột đỡ trong chùa được làm bằng gỗ lim vừa tay một người ôm.
 Cột đỡ trong chùa được làm bằng gỗ lim vừa tay một người ôm. 

3 bức tường của ngôi chùa được xây bằng đá nguyên khối, mỗi phiến nặng 80kg và đều được khắc chữ "Vạn".
3 bức tường của ngôi chùa được xây bằng đá nguyên khối, mỗi phiến nặng 80kg và đều được khắc chữ "Vạn". 

Hệ thống cột lim vững chắc.
 Hệ thống cột lim vững chắc.

Trên mỗi cột được gắn câu đối trang trí tỉ mỉ.
Trên mỗi cột được gắn câu đối trang trí tỉ mỉ.  

Ngôi chùa gồm 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung, tổng diện tích 438m2. Trong kháng chiến chống Pháp, chùa bị đốt cháy, đến năm 1946 nhân dân Cương Xá xây dựng lại nhưng chưa đảm bảo và đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân địa phương. Trước mong muốn của nhân dân, đến 16/3/1996, chùa Cương Xá làm đơn thỉnh sư và được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Hưng (cũ), chính quyền địa phương chấp nhận và phân công Đại đức Thích Thanh Cường về trụ trì chùa. Đến năm 2009, Đại đức Thích Thanh Cường đã tiến hành động thổ, trùng tu chùa Cương Xá lần thứ III, nay đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Ngôi chùa gồm 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung, tổng diện tích 438m2. Trong kháng chiến chống Pháp, chùa bị đốt cháy, đến năm 1946 nhân dân Cương Xá xây dựng lại nhưng chưa đảm bảo và đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân địa phương. Trước mong muốn của nhân dân, đến 16/3/1996, chùa Cương Xá làm đơn thỉnh sư và được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Hưng (cũ), chính quyền địa phương chấp nhận và phân công Đại đức Thích Thanh Cường về trụ trì chùa.
Đến năm 2009, Đại đức Thích Thanh Cường đã tiến hành động thổ, trùng tu chùa Cương Xá lần thứ III, nay đang trong giai đoạn hoàn thiện.