Dạy con không đòn roi

(Kiến Thức) - Không ít bậc phụ huynh thừa nhận dù rất yêu thương con nhưng không thể kiềm chế được mỗi khi con không nghe lời, thậm chí có những người đã dùng đến roi vọt...

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Các nhà tâm lý học luôn muốn cha mẹ tin rằng, bất kỳ đứa trẻ nào cũng thật tuyệt vời theo cách riêng của bé. Và không có một lý do chính đáng nào có thể biện minh cho việc sử dụng bạo lực với trẻ em, dù là thể xác hay tinh thần. Ít có cha mẹ nào dù đánh con có thể gây những tổn thương về thể chất, nhưng chắc chắn bạn cũng không mong muốn con mình lớn lên với những tổn thương trong tinh thần. Điều này đặc biệt nguy hiểm, bởi trẻ sẽ lớn lên trong sự sợ hãi và giận dữ, thiếu tự tin và dễ dàng sử dụng bạo lực bởi đứa trẻ đó được dạy để hiểu rằng bạo lực là cách duy nhất để xử lý vấn đề. 
Dạy con không roi vọt, không mắng nhiếc nhưng không có nghĩa là chiều chuộng mà là sự rèn luyện trong giới hạn. Điều này đòi hỏi sự nhất quán và kiên trì của cả cha và mẹ, thậm chí là cả ông bà nếu trẻ sống cùng. 
Khi con không vâng lời, cha mẹ có thể đưa ra hình phạt, nhưng phải chú ý rằng hình phạt không được làm con đau, không làm con sợ hãi, đau khổ, dằn vặt hay bực bội, khó chịu. Ngoài ra, cần đặc biệt chú trọng đến lời khen đối với trẻ. 
Hãy khen con dù là việc nhỏ nhất con làm được, thậm chí khen động viên ngay cả đối với những việc đương nhiên phải thế. Nhưng khi chê, phải thật cẩn trọng để không làm tổn thương trẻ. Chê phải để trẻ tiến bộ chứ không phải chê theo kiểu vùi dập, phủ nhận những gì con làm được, khiến con thấy ấm ức và không muốn cố gắng nữa. 

7 điều cha mẹ nên dạy con trên bàn ăn

1. Biết tiết kiệm: Bài học về tiết kiệm cha mẹ có thể dạy con trên bàn ăn đó chính là thức ăn thừa. Cha mẹ hãy nói với con rằng đừng bao giờ bỏ thừa thức ăn vì đó là sự hoang phí và không lịch sự. Để làm được điều này, hãy hướng dẫn con chỉ nên xúc vào bát từng chút đồ ăn một và hãy cố gắng ăn hết những gì có trong bát của mình. Hãy dạy con tình tiết kiệm ngay từ bây giờ, ngay trong việc ăn uống để sau này lớn lên con biết trân trọng những giá trị vật chất đang có và không tiêu xài hoang phí.
 1. Biết tiết kiệm: Bài học về tiết kiệm cha mẹ có thể dạy con trên bàn ăn đó chính là thức ăn thừa. Cha mẹ hãy nói với con rằng đừng bao giờ bỏ thừa thức ăn vì đó là sự hoang phí và không lịch sự. Để làm được điều này, hãy hướng dẫn con chỉ nên xúc vào bát từng chút đồ ăn một và hãy cố gắng ăn hết những gì có trong bát của mình.
Hãy dạy con tình tiết kiệm ngay từ bây giờ, ngay trong việc ăn uống để sau này lớn lên con biết trân trọng những giá trị vật chất đang có và không tiêu xài hoang phí.

2. Lịch sự khi đi ăn uống bên ngoài: Sẽ có những lúc bé theo bố mẹ đi dự tiệc, đến nhà bạn bè của bố mẹ ăn cơm hay dùng bữa cơm sinh nhật với gia đình bạn bè của bé. Vì vậy dạy con lịch sự khi đi ăn uống ở bên ngoài là điều cha mẹ nào cũng nên làm. Khi đi ăn uống ở nhà hàng hay dự tiệc ở đâu đó, hãy nhắc bé nhớ ăn mặc cho chỉnh tề và cha mẹ hãy chú ý dạy con cách gọi món, cách ăn uống văn minh ở nơi đông người để không xảy ra những tình huống khiến cả bố mẹ và con đều xấu hổ.
 2. Lịch sự khi đi ăn uống bên ngoài: Sẽ có những lúc bé theo bố mẹ đi dự tiệc, đến nhà bạn bè của bố mẹ ăn cơm hay dùng bữa cơm sinh nhật với gia đình bạn bè của bé. Vì vậy dạy con lịch sự khi đi ăn uống ở bên ngoài là điều cha mẹ nào cũng nên làm.
Khi đi ăn uống ở nhà hàng hay dự tiệc ở đâu đó, hãy nhắc bé nhớ ăn mặc cho chỉnh tề và cha mẹ hãy chú ý dạy con cách gọi món, cách ăn uống văn minh ở nơi đông người để không xảy ra những tình huống khiến cả bố mẹ và con đều xấu hổ.

3. Phớt lờ với những bé hay đòi hỏi trên bàn ăn: Đôi khi vì muốn được quan tâm và gây sự chú ý, bé hay đòi đồ ăn này hoặc đồ ăn khác. Nếu bố mẹ càng quan tâm, chiều theo ý thích của bé thì con lại càng được thể vòi vĩnh nhiều hơn. Vì vậy khi gặp tình huống bé ăn vạ trên bàn ăn, cha mẹ hãy nhắc con tập trung vào bữa ăn và hãy phớt lờ những đòi hỏi của bé. Nếu bé có cách ăn vạ thì cha mẹ nên xử lý nặng tay hơn để bé không còn tái diễn tình trạng vòi vĩnh trong bữa ăn.
 3. Phớt lờ với những bé hay đòi hỏi trên bàn ăn: Đôi khi vì muốn được quan tâm và gây sự chú ý, bé hay đòi đồ ăn này hoặc đồ ăn khác. Nếu bố mẹ càng quan tâm, chiều theo ý thích của bé thì con lại càng được thể vòi vĩnh nhiều hơn.
Vì vậy khi gặp tình huống bé ăn vạ trên bàn ăn, cha mẹ hãy nhắc con tập trung vào bữa ăn và hãy phớt lờ những đòi hỏi của bé. Nếu bé có cách ăn vạ thì cha mẹ nên xử lý nặng tay hơn để bé không còn tái diễn tình trạng vòi vĩnh trong bữa ăn.

4. Cách trò chuyện trong bữa ăn: Không nói chuyện khi miệng đang đầy thức ăn là điều quan trọng cha mẹ phải dạy con. Nếu không được rèn điều này từ bé, lớn lên con của bạn sẽ trở thành người cực vô duyên trong bữa ăn, đặc biệt khi nhà có khách hoặc đến những chỗ đông người. Điều thứ hai cha mẹ nên dạy con về cách trò chuyện trong bữa ăn là không được tranh cướp lời người khác và phải biết lắng nghe. Để luyện điều này, cha mẹ có thể lấy một chiếc khăn ăn và chuyền lần lượt cho các thành viên trong gia đình, khi chiếc khăn đến chỗ ai thì người đó được quyền nói, nếu không thì phải lắng nghe người khác nói. Đây là cách để dạy bé sự tôn trọng đối với người khác.
 4. Cách trò chuyện trong bữa ăn: Không nói chuyện khi miệng đang đầy thức ăn là điều quan trọng cha mẹ phải dạy con. Nếu không được rèn điều này từ bé, lớn lên con của bạn sẽ trở thành người cực vô duyên trong bữa ăn, đặc biệt khi nhà có khách hoặc đến những chỗ đông người.
Điều thứ hai cha mẹ nên dạy con về cách trò chuyện trong bữa ăn là không được tranh cướp lời người khác và phải biết lắng nghe. Để luyện điều này, cha mẹ có thể lấy một chiếc khăn ăn và chuyền lần lượt cho các thành viên trong gia đình, khi chiếc khăn đến chỗ ai thì người đó được quyền nói, nếu không thì phải lắng nghe người khác nói. Đây là cách để dạy bé sự tôn trọng đối với người khác.

5. Tư thế trên bàn ăn: Hãy hướng dẫn con để bé ngồi thẳng lưng, ngay cả khi xúc thức ăn thì cũng không nên nghiêng ngả. Cha mẹ tuyệt đối không để cho bé có thói quen vừa ăn vừa dựa lưng cha mẹ.
 5. Tư thế trên bàn ăn: Hãy hướng dẫn con để bé ngồi thẳng lưng, ngay cả khi xúc thức ăn thì cũng không nên nghiêng ngả. Cha mẹ tuyệt đối không để cho bé có thói quen vừa ăn vừa dựa lưng cha mẹ.

6. Làm gương cho con: Để có con bạn có thể học và làm được tất cả những điều trên thì cha mẹ phải là người làm gương cho bé. Đừng bao giờ bắt: “Con phải lịch sự trên bàn ăn” trong khi bố mẹ lại không làm được những điều đó. Và dạy con thì phải dạy con cụ thể từ cách cầm thìa, cách xúc thức ăn và nhai như thế nào cho hợp lý.
 6. Làm gương cho con: Để có con bạn có thể học và làm được tất cả những điều trên thì cha mẹ phải là người làm gương cho bé. Đừng bao giờ bắt: “Con phải lịch sự trên bàn ăn” trong khi bố mẹ lại không làm được những điều đó. Và dạy con thì phải dạy con cụ thể từ cách cầm thìa, cách xúc thức ăn và nhai như thế nào cho hợp lý.

7. Không quát mắng: Và một điều cuối cùng dành cho cha mẹ đó là đừng bao giờ quát mắng con trên bàn ăn và sự tức giận của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ khiến bé bị ức chế, ăn không ngon miệng, dẫn đến khó hấp thu dưỡng chất. Cho dù có tức giận đến mấy thì cũng chỉ nên nhắc nhở con với thái độ nhẹ nhàng, bởi vì sau bữa ăn, bạn còn rất nhiều thời gian để dạy bảo con theo cách mà bạn muốn.
 7. Không quát mắng: Và một điều cuối cùng dành cho cha mẹ đó là đừng bao giờ quát mắng con trên bàn ăn và sự tức giận của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ khiến bé bị ức chế, ăn không ngon miệng, dẫn đến khó hấp thu dưỡng chất.
Cho dù có tức giận đến mấy thì cũng chỉ nên nhắc nhở con với thái độ nhẹ nhàng, bởi vì sau bữa ăn, bạn còn rất nhiều thời gian để dạy bảo con theo cách mà bạn muốn.

Không dám lấy chồng vì con gái đang dậy thì

(Kiến Thức) - Tôi rất muốn kết hôn với anh, nhưng cả hai con tôi đều ở tuổi dậy thì. Ở chung một nhà, sẽ không tránh khỏi những lúc tôi vắng mặt, chỉ có cha dượng và các con tôi ở với nhau....

Tôi 34 tuổi, đã ly hôn chồng 5 năm, hiện tại nuôi hai con gái. Cách đây hơn một năm, khi đi làm ở một công ty, tôi đã gặp và yêu anh (anh là phó giám đốc phân xưởng). Anh cũng có hoàn cảnh giống như tôi, đã ly hôn vợ, nhưng có một điểm khác là anh bị vô sinh, không có con. Anh ấy đã cầu hôn tôi, bảo muốn chia sẻ gánh nặng kinh tế của tôi, sẽ yêu thương hai con tôi như con đẻ, nuôi các cháu ăn học thành người.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Thực lòng tôi cũng rất muốn kết hôn với anh, nhưng lại có một điều lo ngại, rằng cả hai con tôi đều đang ở tuổi dậy thì. Nếu chúng tôi cưới nhau, ở chung một nhà, sẽ không tránh khỏi những lúc tôi vắng mặt, chỉ có cha dượng và các con tôi ở với nhau. Tôi nghe rất nhiều chuyện không hay về chuyện cha dượng không kiềm chế được dục vọng bản thân, cảm thấy rất lăn tăn. Tôi không biết có nên cưới hay cứ giữ mối quan hệ tình nhân với anh thế này, cho đến lúc các cháu lớn hẳn lên đã? - Đào Thu Phương (Thái Nguyên).

Dạy con biết chịu trách nhiệm

(Kiến Thức) - Dạy cho trẻ biết sống có trách nhiệm nghĩa là bạn đang uốn nắn trẻ trở thành một người sống tốt hơn, và thành công hơn trong cuộc sống. 

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Nếu bạn dạy trẻ có trách nhiệm, trẻ sẽ biết nghĩ trước khi hành động, biết lường trước hậu quả của những việc mình làm. Trong học tập, một đứa trẻ có trách nhiệm cao chắc chắn sẽ có kết quả tốt ở lớp bởi đứa trẻ ấy biết tự giác, có tinh thần trách nhiệm trong việc học, làm bài tập chăm chỉ. Trẻ có trách nhiệm cũng sẽ biết cách xử lý vấn đề tiền bạc tốt hơn biết chi tiêu hợp lý, có tính minh bạch và sòng phẳng.