Đầu tàu kinh tế "cài số lùi" tăng trưởng và điều hy hữu chưa từng xảy ra

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên gọi mức tăng trưởng kinh tế 0,7% trong quý I vừa qua là "trận thua đậm". Chuyên gia kinh tế cho rằng "sức khỏe" của doanh nghiệp có quyết định quan trọng tới vấn đề tăng trưởng.

Vì sao tăng trưởng lẹt đẹt?

Nhìn vào biểu đồ tăng trưởng tổng sản phẩm địa bàn (GRDP) của các tỉnh thành vào quý I có thể thấy, điều đáng lưu tâm là một loạt địa phương có tăng trưởng âm. Trong đó, Bắc Ninh - 11,85%, Quảng Nam - 10,88%, Bà Rịa Vũng Tàu - 4,75%, Vĩnh Phúc -2,47%, Quảng Ngãi -1,07% hoặc mức tăng nhưng không đáng kể như TPHCM 0,7%, Bình Dương 1,15% và Đồng Nai 3,25%, Long An 3,8%.

Dau tau kinh te

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Một chuyên gia kinh tế bình luận, Hải Phòng là trường hợp hiếm hoi với mức tăng 9,65% khi nhìn vào hàng loạt thành phố lớn, trung tâm sản xuất công nghiệp của Việt Nam.

Trong khi đó, Bí thư Thành ủy TPHCM gọi mức tăng trưởng kinh tế 0,7% trong quý I là "trận thua đậm". “Vậy điều gì đang xảy ra? Chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc, xác định, hành động quyết liệt để sớm thoát khỏi tình trạng này, tiếp tục vươn lên”, lãnh đạo TPHCM - nơi có mức tăng rất thấp đặt vấn đề.

Trao đổi với Tiền phong, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, việc đại đa số những đầu tàu tăng trưởng kinh tế của cả nước từ trước đến nay lại bất ngờ tăng trưởng chậm lại, thậm chí thụt lùi là "rất quan ngại".

Theo ông Ánh, TPHCM, Cần Thơ, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… vốn là trung tâm công nghiệp, trung tâm dịch vụ, trung tâm xuất khẩu đồng thời có tốc độ đô thị hóa cao và quy mô dân số cũng như kinh tế lớn.

Lý giải về nguyên nhân khiến một loạt địa phương có mức tăng trưởng âm hoặc tăng rất thấp, ông Ánh cho rằng có thể nhìn vào số liệu một số ngành công nghiệp chủ lực của các tỉnh thành đó.

Ông Ánh dẫn chứng, Bắc Ninh - ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học vốn là chủ lực gặp khó. Ở Quảng Ngãi, khó khăn của doanh nghiệp thép cũng tác động đến GRDP của tỉnh...

Vị chuyên gia cho rằng, "sức khỏe" của doanh nghiệp có quyết định quan trọng tới vấn đề tăng trưởng, tuy nhiên doanh nghiệp đang thực sự khó khăn.

“Một hiện tượng hy hữu chưa từng xảy ra ngay cả trong những giai đoạn kinh tế khó khăn nhất, đó là số doanh nghiệp rời khỏi thị trường hàng tháng lên tới trên 20.000, cao hơn nhiều so với con số tương ứng bình quân mấy năm gần đây”, ông Ánh nói.

Theo ông Ánh, tổng số doanh nghiệp cả nước không những không tăng mà còn sụt giảm và mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 "ngày càng trở nên xa vời". Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, số rút lui khỏi thị trường là hơn 60.000 doanh nghiệp, trong khi số gia nhập và tái gia nhập thị trường chỉ gần 57.000.

Nhìn nhận trên bình diện nền kinh tế nói chung, ông Vũ Đình Ánh đặt vấn đề: Cả hai động lực tăng trưởng là công nghiệp và xuất khẩu đều suy thoái ngay cả khi không có cú sốc lớn nào trên thị trường trong, ngoài nước. Cụ thể, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp giảm 0,82% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,37%; sản xuất công nghiệp cũng giảm 2,2% trong khi cùng kỳ năm 2022.

“Trong quý I, khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0,4% thực sự gây bất ngờ. Vì ngay cả trong giai đoạn chịu tác động mạnh của COVID-19 với sự gián đoạn của hầu hết các yếu tố sản xuất công nghiệp, cả các yếu tố đầu vào lẫn đầu ra thì lĩnh vực công nghiệp, trong đó cả công nghiệp chế biến chế tạo vẫn tăng trưởng và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, bù đắp cho sự suy giảm của khu vực dịch vụ”, ông Ánh băn khoăn.

Giải bài toán tăng trưởng

Chia sẻ với Tiền phong, GS.TSKH. Võ Đại Lược - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và chính trị thế giới - nhìn nhận, trong quý I vừa qua, khu vực công nghiệp suy giảm do cả ba ngành công nghiệp quan trọng là khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất và phân phối điện đều tăng trưởng âm (lần lượt là -5,6%, -0,37% và -0,32% - PV).

Dau tau kinh te

GS.TSKH. Võ Đại Lược - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và chính trị thế giới (ảnh: NV).

Ông Lược cho biết, Quảng Nam có mức tăng trưởng âm -10,9%, gần như “đội sổ” trong bảng GRDP cả nước. Nguyên nhân chủ yếu có thể thấy do ngành sản xuất, lắp ráp ô tô chủ lực của địa phương này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong khi đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng gặp khó khăn khi ngành chủ lực như khai thác dầu khí vẫn tiếp tục giảm 9,96% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hay như các nơi khác như TP.HCM, Bắc Ninh, Bắc Giang… vốn có thế mạnh rất lớn với sự tập trung của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đối mặt với sự khó khăn khi sụt giảm đơn hàng.

“Kinh tế thế giới khó khăn, cầu giảm, Việt Nam là nước có độ mở cao, xuất khẩu lớn, khó tránh khỏi”, ông Lược nói và cho rằng ở nhiều địa phương có tình trạng “cán bộ sợ sai không dám làm”, các vấn đề pháp lý ách tắc, bất động sản "đóng băng”…

Theo ông Lược, nguyên nhân kéo tăng trưởng suy giảm đến từ cả khách quan lẫn nội tại.

“Một TP năng động, phát triển như TPHCM còn sụt giảm nghiêm trọng nên không quá lạ hay bất ngờ với những gì ở các khu trung tâm sản xuất công nghiệp khác… Vừa qua có rất nhiều doanh nghiệp phá sản, sa thải người lao động, hoạt động cầm chừng, trung tâm thương mại vắng vẻ… Những khó khăn ấy phần nào đã thể hiện qua các số liệu thống kê", ông Lược nêu rõ.

Khi bàn về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du - Đại học Fulbright - đã nhấn mạnh đến vấn đề tháo nút thắt động lực và tâm lý làm việc của đội ngũ cán bộ.

Theo vị chuyên gia, cần sớm có các cơ chế, đề xuất bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm song song với cuộc chiến chống tham nhũng. Cả Trung ương và các địa phương cần chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cũng như hoạt động kinh doanh hiện hữu của doanh nghiệp, trong đó nguồn vốn là yếu tố hết sức quan trọng.

Tăng trưởng GRDP của TP HCM rơi vào nhóm thấp nhất cả nước

Là đầu tàu kinh tế của cả nước, thế nhưng GRDP quý I/2023 của TP HCM lại nằm trong nhóm thấp nhất cả nước, xếp hạng 56 trên tổng số 63 địa phương.

Sáng 1/4, UBND TP HCM tổ chức phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội quý I, nhiệm vụ giải pháp quý II năm 2023.
Theo số liệu của UBND TP HCM, GRDP của Thành phố quý I/2023 ước đạt khoảng 360.000 tỷ đồng, chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, khu vực nông lâm thủy sản tăng 2,06%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 3,6%; khu vực thương mại dịch vụ tăng 2,07%; thuế sản phẩm tăng 1,14%.
Đáng chú ý, trong 9 ngành dịch vụ chủ yếu (chiếm 60,4% GRDP), thì có tới 4/9 ngành có mức tăng trưởng âm. Cụ thể, ngành vận tải kho bãi giảm 0,63%, thông tin và truyền thông giảm 2,7%, kinh doanh bất động sản giảm 16,2%, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội giảm 4,82%.
Với kết quả trên, TP HCM là địa phương có mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, và nằm trong danh sách 10 địa phương có tốc độ tăng trưởng thấp nhất cả nước.
Tang truong GRDP cua TP HCM roi vao nhom thap nhat ca nuoc
 Bí thư Thành ủy TP.HCM phát biểu tại phiên họp.
Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, năm 2021, Thành phố phải chiến đấu với đại dịch Covid-19 và vượt qua trong điều kiện ngặt nghèo. Năm 2022 là năm phục hồi, địa phương dự tính sẽ lấy lại những gì đã mất.
Cuối năm 2022, đầu năm 2023, thành phố đã dự tính được năm 2023 có nhiều khó khăn, thử thách. Do đó, năm 2023, Thành phố đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP từ 7,5 đến 8%, thấp hơn năm ngoái.
“Nhưng sự thật chúng ta không ngờ đến là các chỉ số thấp ở mức sâu như thế. Những khó khăn đã được dự tính trước, nhưng các chỉ số giảm sâu hơn điều được dự đoán”, ông Nên nhìn nhận.
Phát biểu tại phiên họp, TS Trần Du Lịch cho rằng, sau gần 40 năm, đây là lần đầu tiên TP.HCM nằm trong nhóm tăng trưởng thấp nhất cả nước. Dù các chuyên gia đã đưa ra dự báo kém khả quan vào quý IV/2022, kết quả thực tế còn xấu hơn.
Nhìn toàn cảnh tình hình thế giới lẫn trong nước, rất không may cho kinh tế cả nước và Thành phố trong quý IV/2022 vừa chịu tác động lớn từ bên ngoài là biến động thị trường tài chính thế giới và bên trong với những bất ổn về ngân hàng, tín dụng, thị trường bất động sản. “Hai yếu tố này cộng hướng làm chúng ta cực kỳ khó khăn và Thành phố là địa bàn chịu tác động của 2 yếu tố này mạnh nhất cả nước”, ông Lịch nhìn nhận.
Tang truong GRDP cua TP HCM roi vao nhom thap nhat ca nuoc-Hinh-2
 TS. Trần Du Lịch phát biểu tại phiên họp.
Tuy nhiên, qua quý 1/2023, tình hình trong cả nước đã dễ chịu hơn, kiểm soát được lạm phát, tỷ giá và ứng phó thị trường tài chính thế giới. Phân tích nguyên nhân tăng trưởng quý I/2023 của TP HCM lại thấp như vậy, ông Trần Du Lịch cho rằng, có 3 động lực mà Chính phủ và Thành phố đã thống nhất đề ra để kéo nền kinh tế trở lại nhưng thành phố chưa làm được.
Một là giải ngân vốn đầu tư công, đây là yếu tố rất quan trọng để vực dậy nền kinh tế. Thế nhưng, TP HCM bỏ lỡ công cụ này khi quý 1/2023 chỉ giải ngân đầu tư công được 2%.
Thứ hai, về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế cho vốn, ông Lịch đề nghị, cần khẩn trương công khai, minh bạch toàn bộ các dự án; làm rõ dự án nào làm, dự án nào không làm để tạo niềm tin cho doanh nghiệp.
Thứ ba, về phát triển thị trường nội địa. Theo ông, chưa bao giờ, tổng doanh thu dịch vụ và bán hàng của TP.HCM thấp hơn cả nước. Vừa qua, nếu loại trừ yếu tố giá, cả nước tăng khoảng 10,3% còn TP.HCM chỉ tăng 4,7% so với cùng kỳ quý I/2022, đây là việc chưa bao giờ xảy ra.
“Như vậy, cả 3 trụ cột - 3 liều thuốc để kinh tế tiếp tục phục hồi thì TP HCM vẫn chưa tận dụng được. Đây là nguyên nhân gốc khiến tăng trưởng chậm hơn so với cả nước,” ông Lịch phân tích.
>>> Mời độc giả xem thêm video TP HCM bảo tồn biệt thự cổ:

(Nguồn: VTV24)

Vì sao Thái Nguyên kéo dài thời hạn tìm nhà đầu tư dự án 30ha?

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa quyết định gia hạn thời gian đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị số 1A.

Thời gian gia hạn đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị số 1A được UBND tỉnh Thái Nguyên xác định là 15 ngày.

Trước đó, ngày 31/8/2022 Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên đã phát thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm đăng ký thực hiện dự án này. Thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký là ngày 06/10/2022.