Đấu súng dữ dội tại Kashmir, 8 binh sĩ thiệt mạng

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan tiếp tục gia tăng khi binh lính hai nước đấu súng qua đường Ranh giới kiểm soát (LoC) ở khu vực Kashmir trong ngày 15/8.

Các quan chức tại khu vực Kashmir thuộc kiểm soát của Pakistan cho biết 3 binh sĩ Pakistan đã thiệt mạng trong vụ nã pháo của phía Ấn Độ qua LoC. Trong khi đó, người phát ngôn Quân đội Pakistan, Thiếu tướng Asif Ghafoor, cho biết phía Pakistan đã bắn đáp trả khiến 5 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Tân Hoa Xã dẫn các nguồn tin quân đội Ấn Độ xác nhận binh sĩ Ấn Độ đã nổ súng làm 3 binh sĩ Pakitan thiệt mạng, đồng thời cáo buộc phía Pakistan vi phạm lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, Ấn Độ phủ nhận có binh sĩ nước này thiệt mạng trong vụ nổ súng từ phía Pakistan.
Dau sung du doi tai Kashmir, 8 binh si thiet mang
 Binh sĩ Ấn Độ tuần tra dọc Ranh giới kiểm soát ở Kashmir. Ảnh: AP/TTXVN.
Căng thẳng giữa hai nước láng giềng đã gia tăng sau khi Ấn Độ ban hành Đạo luật chia tách bang Jammu và Kashmir. Theo đó, hai vùng lãnh thổ liên bang là Ladakh (không có cơ quan lập pháp) cùng Jammu và Kashmir (có cơ quan lập pháp) sẽ chính thức được thành lập từ ngày 31/10 tới. Pakistan đã bày tỏ phản đối mạnh mẽ quyết định này, tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao, đình chỉ hoạt động thương mại song phương với Ấn Độ và đưa vấn đề này ra Liên hợp quốc.
Trước tình hình này, ngày 15/8, Jordan đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm leo thang căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan, đồng thời kêu gọi hai bên đối thoại để vượt qua khủng hoảng.
Trong tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Jordan Sufian Qudah nhấn mạnh Jordan tin tưởng vào "sự sáng suốt" của lãnh đạo hai nước trong việc giải quyết những diễn biến căng thẳng hiện nay. Quan chức này đồng thời kêu gọi hai nước triển khai những biện pháp cần thiết để kiềm chế căng thẳng, thúc đẩy đối thoại nhằm củng cố mối quan hệ láng giềng phù hợp với những quy tắc và luật pháp quốc tế, qua đó giúp củng cố an ninh và sự ổn định trong khu vực.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) dự kiến tiến hành họp kín trong ngày 16/8 theo đề nghị của Trung Quốc và Pakistan về quyết định của Ấn Độ xóa bỏ quy chế đặc biệt của khu vực Kashmir.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã kêu gọi Ấn Độ và Pakistan kiềm chế, tránh những bước đi làm ảnh hưởng tới quy chế đặc biệt của vùng Kashmir.
Vùng Kashmir trên dãy Himalaya từ lâu đã là điểm nóng trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan. Hiện khu vực này chia thành hai phần thuộc kiểm soát của Ấn Độ và Pakistan, song cả hai nước đều nhận chủ quyền đối với toàn bộ vùng lãnh thổ này.
HĐBA đã thông qua một số nghị quyết về tranh chấp chủ quyền giữa Ấn Độ và Pakistan đối với Kashmir, trong đó có nghị quyết nêu rõ phải tổ chức trưng cầu ý dân trước khi quyết định tương lai của vùng lãnh thổ này. Một nghị quyết khác kêu gọi hai bên tránh đưa ra các tuyên bố hay hành động có thể khiến gia tăng căng thẳng ở khu vực này.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Mời độc giả xem thêm video: Doanh trại quân đội Ấn Độ ở Kashmir bị tấn công (Nguồn: VTC14)

Đột nhập vùng đất Kashmir giữa căng thẳng Ấn Độ-Pakistan bùng phát

(Kiến Thức) - Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan bùng phát sau khi Hạ viện Ấn Độ thông qua dự luật hủy bỏ quy chế tự trị đối với khu vực Kashmir hiện do New Delhi kiểm soát. 

Dot nhap vung dat Kashmir giua cang thang An Do-Pakistan bung phat
 Theo hãng thông tấn Reuters, hàng nghìn binh sĩ Ấn Độ đã được triển khai để đối phó với cuộc biểu tình bùng phát tại vùng đất Kashmir ngày 7/8. (Nguồn ảnh: Reuters)

Cám cảnh cuộc sống trong khu ổ chuột lớn nhất châu Phi

Tại khu ổ chuột Kibera ở thủ đô Nairobi của Kenya, khoảng một triệu người chen chúc trong khu vực có diện tích chỉ 2,5 km², với hầu hết cư dân kiếm được ít hơn 1 USD/ngày.

Cam canh cuoc song trong khu o chuot lon nhat chau Phi
 Kibera, cách trung tâm Nairobi khoảng 6,5 km về phía nam, là khu ổ chuột lớn nhất châu Phi. Tại đây, khoảng một triệu người chen chúc trong khu vực chỉ có diện tích 2,5 km². Ảnh: Kevin Juma/The Guardian.

Cam canh cuoc song trong khu o chuot lon nhat chau Phi-Hinh-2
 Hai nam sinh đi học về trên tuyến đường sắt nối thủ đô Nairobi và thành phố Kisumu ở hồ Victoria, được xây dựng từ năm 1901 dưới thời đất nước còn là thuộc địa của Anh. Vào đầu thế kỷ 20, chính phủ Anh cho phép các binh sĩ Kenya sinh sống ở khu vực đất công hai bên đường tàu, dẫn tới sự hình thành của khu ổ chuột Kibera. Ảnh: Anwar Sadat Swaka/The Guardian.

Cam canh cuoc song trong khu o chuot lon nhat chau Phi-Hinh-3
 Hình ảnh từ một đám cưới tại nhà thờ Legio Maria trong khu ổ chuột Kibera. Hầu hết người dân tại đây kiếm được không quá 1 USD/ngày và thiếu thốn các điều kiện cơ bản như nước sạch hay điện. Ảnh: Kevin Juma/The Guardian.

Cam canh cuoc song trong khu o chuot lon nhat chau Phi-Hinh-4
 Phần trình diễn thời trang trong cuộc thi Mr and Miss Kibera, được tổ chức thường niên. Mặc dù cuộc sống có nhiều khó khăn, người dân ở đây vẫn có những hoạt động văn hóa đặc sắc. Ảnh: Brian Otieno/The Guardian.

Cam canh cuoc song trong khu o chuot lon nhat chau Phi-Hinh-5
 Các nghệ sĩ chụp hình trong một buổi quay video ca nhạc. Ảnh: Brian Otieno/The Guardian.

Cam canh cuoc song trong khu o chuot lon nhat chau Phi-Hinh-6
 Stephen Okoth, một đạo diễn, nhiếp ảnh gia kiêm người mẫu nổi tiếng ở khu ổ chuột, mặc trang phục đầy màu sắc mà anh mua ở chợ đồ cũ. Ảnh: Brian Otieno/The Guardian.

Cam canh cuoc song trong khu o chuot lon nhat chau Phi-Hinh-7
 Elsie Ayoo, cô gái 16 tuổi đang theo học ballet, tập luyện trên nền đất tại khu ổ chuột Kibera. Ảnh: Brian Otieno/The Guardian.

Cam canh cuoc song trong khu o chuot lon nhat chau Phi-Hinh-8
 Chuyến tàu lúc 6h sáng chầm chậm đi qua khu ổ chuột Kibera, trên đường ray ngập đầy rác. Ảnh: Anwar Sadat Swaka/ The Guardian.

Cam canh cuoc song trong khu o chuot lon nhat chau Phi-Hinh-9
 Một người phụ nữ đứng nhìn ngôi nhà kiêm cửa hàng của mình bị phá hủy bởi một đám cháy vừa mới được dập tắt trước đó. Hỏa hoạn là chuyện "như cơm bữa" ở khu ổ chuột Kibera. Ảnh: Anwar Sadat Swaka/The Guardian.

Cam canh cuoc song trong khu o chuot lon nhat chau Phi-Hinh-10
 Kibera hiện lên với những ánh đèn le lói vào ban đêm. Ảnh: Kevin Juma/The Guardian. *) Title do Kiến Thức biên tập lại

Mời độc giả xem thêm video: 21 người Châu Phi nhập cư vào Tây Ban Nha gây lo ngại nhiễm Ebola (Nguồn: VTC14)