Đau lòng lý do bố nhốt con ruột trong cũi suốt 20 năm

(Kiến Thức) - Một ông bố 73 tuổi đã bị cảnh sát Nhật Bản bắt giữ với cáo buộc nhốt con trai ruột của mình trong cũi suốt 20 năm. Thông tin chi tiết về vụ việc chưa được công bố khi cuộc điều tra đang được tiến hành.

Theo CNA dẫn nguồn tin cảnh sát địa phương cho biết, cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ Yoshitane Yamasaki, 73 tuổi, vì nghi ngờ người này chính là ông bố nhốt con trai tâm thần trong cũi tại nhà riêng ở thành phố Sanda, tỉnh Hyogo.
Cảnh sát Nhật Bản đang mở cuộc điều tra vụ việc. Ảnh: CNA.
 Cảnh sát Nhật Bản đang mở cuộc điều tra vụ việc. Ảnh: CNA.
Truyền thông địa phương đưa tin, con trai ông Yamasaki, hiện nay đã 43 tuổi, buộc phải sống trong một chuồng gỗ cao 1m và rộng 1,8 mét, được dựng lên cạnh một lán trại gần nhà chính, suốt 20 năm qua.
Ông Yamasaki được cho là đã thừa nhận cáo buộc này.
“Tôi đã để con trai mình sống trong cũi gỗ suốt 20 năm bởi vì cháu mắc bệnh tâm thần và có những hành vi phá phách. Tôi vẫn cho cháu ăn và tắm rửa mỗi ngày", đài truyền hình NHK dẫn lời ông Yamasaki.

Mời độc giả xem thêm video: Phẫn nộ ông bố vứt con sơ sinh vào thùng rác (Nguồn: Youtube)

Được biết, sau khi Yamasaki bị bắt giữ, con trai ông đã được đưa tới một trung tâm phúc lợi xã hội trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Thông tin chi tiết về nghi án cha ngược đãi con ở Nhật Bản chưa được công bố khi cuộc điều tra đang được tiến hành.

Ảnh lịch sử những thành phố nổi tiếng thế giới từ trên cao

(Kiến Thức) - Những thành phố nổi tiếng nhất thế giới gắn liền với các địa danh đặc biệt cùng một số sự kiện quan trọng từng xảy ra ở đó đã được tái hiện phần nào trong loạt ảnh lịch sử dưới đây.

Khinh khí cầu Hindenburg bay qua thành phố New York (Mỹ) năm 1937, chỉ vài giờ trước khi thảm họa Hindenburg xảy ra khiến hàng chục người thiệt mạng. (Nguồn ảnh: ATI)
Khinh khí cầu Hindenburg bay qua thành phố New York (Mỹ) năm 1937, chỉ vài giờ trước khi thảm họa Hindenburg xảy ra khiến hàng chục người thiệt mạng. (Nguồn ảnh: ATI)

Kim tự tháp ở Giza, một trong những thành phố nổi tiếng thế giới ở Ai Cập, trong bức ảnh chụp từ trên cao vào năm 1904.
 Kim tự tháp ở Giza, một trong những thành phố nổi tiếng thế giới ở Ai Cập, trong bức ảnh chụp từ trên cao vào năm 1904.

Những phần đầu tiên của cây cầu Cổng Vàng chưa hoàn thành nằm dọc theo bờ biển San Francisco (Mỹ) năm 1934.
Những phần đầu tiên của cây cầu Cổng Vàng chưa hoàn thành nằm dọc theo bờ biển San Francisco (Mỹ) năm 1934. 

Bình minh ở thành phố New York năm 1932.
 Bình minh ở thành phố New York năm 1932.

Ảnh chụp từ trên cao Đấu trường La Mã nổi tiếng ở thủ đô Rome, Italy.
 Ảnh chụp từ trên cao Đấu trường La Mã nổi tiếng ở thủ đô Rome, Italy.

Tháp Eiffel ở thủ đô Paris, Pháp, là trung tâm của bức ảnh chụp năm 1889.
 Tháp Eiffel ở thủ đô Paris, Pháp, là trung tâm của bức ảnh chụp năm 1889.

Thành phố Hiroshima (Nhật Bản) trước và sau khi bị Mỹ ném bom nguyên tử năm 1945.
Thành phố Hiroshima (Nhật Bản) trước và sau khi bị Mỹ ném bom nguyên tử năm 1945. 

Cung điện Westminster và Tháp đồng hồ Big Ben nằm bên bờ sông Thames ở thủ đô London, Anh, vào khoảng năm 1900.
 Cung điện Westminster và Tháp đồng hồ Big Ben nằm bên bờ sông Thames ở thủ đô London, Anh, vào khoảng năm 1900.

Cảnh tượng tan hoang ở thành phố San Francisco (Mỹ) sau trận động đất vào năm 1906.
 Cảnh tượng tan hoang ở thành phố San Francisco (Mỹ) sau trận động đất vào năm 1906.

Thủ đô Tokyo của Nhật Bản sau khi bị ném bom trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai.
 Thủ đô Tokyo của Nhật Bản sau khi bị ném bom trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Các tòa nhà chung cư ở thủ đô Berlin, Đức, nhìn từ trên cao vào khoảng năm 1900.
 Các tòa nhà chung cư ở thủ đô Berlin, Đức, nhìn từ trên cao vào khoảng năm 1900.

Quang cảnh thành phố Toronto của Canada vào khoảng năm 1967.
Quang cảnh thành phố Toronto của Canada vào khoảng năm 1967.

Đài tưởng niệm Thomas Jefferson ở thủ đô Washington (Mỹ) hai năm sau khi hoàn thành vào năm 1943.
Đài tưởng niệm Thomas Jefferson ở thủ đô Washington (Mỹ) hai năm sau khi hoàn thành vào năm 1943. 

10 quy tắc dành riêng cho Đệ nhất phu nhân Triều Tiên

(Kiến Thức) - Dùng tên mới, giữ kín chuyện mang thai và hạn chế xuất hiện trước công chúng,...được cho là một số quy tắc mà Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju phải tuân theo kể từ khi kết hôn với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Theo The Richest, một trong những quy tắc mà Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju phải tuân theo sau khi kết hôn với nhà lãnh đạo Kim Jong-un đó là sử dụng một cái tên hoàn toàn mới. Điều đó có nghĩa là Ri Sol-ju không phải là tên thật của bà. Ngoài ra, năm sinh chính xác của bà Ri cũng là một bí mật. (Nguồn ảnh: The Richest)
 Theo The Richest, một trong những quy tắc mà Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju phải tuân theo sau khi kết hôn với nhà lãnh đạo Kim Jong-un đó là sử dụng một cái tên hoàn toàn mới. Điều đó có nghĩa là Ri Sol-ju không phải là tên thật của bà. Ngoài ra, năm sinh chính xác của bà Ri cũng là một bí mật. (Nguồn ảnh: The Richest)

Đệ nhất phu nhân Ri Sol-ju luôn giữ kín chuyện mang thai. Trong thời kỳ mang thai, bà Ri thường không xuất hiện trước công chúng.
 Đệ nhất phu nhân Ri Sol-ju luôn giữ kín chuyện mang thai. Trong thời kỳ mang thai, bà Ri thường không xuất hiện trước công chúng.

Từ khi trở thành Đệ nhất phu nhân Triều Tiên, Ri Sol-ju được cho là không có nhiều thời gian và cơ hội để gặp người thân trong gia đình bà. Một số nguồn tin nói rằng thậm chí bà không gặp cha mẹ đẻ của mình trong suốt nhiều năm qua.
 Từ khi trở thành Đệ nhất phu nhân Triều Tiên, Ri Sol-ju được cho là không có nhiều thời gian và cơ hội để gặp người thân trong gia đình bà. Một số nguồn tin nói rằng thậm chí bà không gặp cha mẹ đẻ của mình trong suốt nhiều năm qua.

Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju cũng tuân theo kiểu tóc và trang phục riêng.
 Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju cũng tuân theo kiểu tóc và trang phục riêng.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un ít khi để phu nhân Ri Sol-ju xuất hiện trước công chúng. Trong khi đó, thông tin về con cái của họ được giữ bí mật tuyệt đối.
 Nhà lãnh đạo Kim Jong-un ít khi để phu nhân Ri Sol-ju xuất hiện trước công chúng. Trong khi đó, thông tin về con cái của họ được giữ bí mật tuyệt đối.

Có tin nói, bà Ri Sol-ju có ít tự do hơn so với thời gian trước khi kết hôn với lãnh đạo Kim Jong-un.
Có tin nói, bà Ri Sol-ju có ít tự do hơn so với thời gian trước khi kết hôn với lãnh đạo Kim Jong-un.

Sau khi trải qua cơn đột quỵ vào năm 2008, Chủ tịch Kim Jong-il được cho là yêu cầu con trai mình, ông Kim Jong-un, kết hôn với bà Ri Sol-ju.
 Sau khi trải qua cơn đột quỵ vào năm 2008, Chủ tịch Kim Jong-il được cho là yêu cầu con trai mình, ông Kim Jong-un, kết hôn với bà Ri Sol-ju.

Báo chí Triều Tiên thường “phớt lờ” Đệ nhất phu nhân Ri Sol-ju. Khi xuất hiện cạnh lãnh đạo Kim Jong-un, bà Ri Sol-ju dường như bị “lu mờ”.
 Báo chí Triều Tiên thường “phớt lờ” Đệ nhất phu nhân Ri Sol-ju. Khi xuất hiện cạnh lãnh đạo Kim Jong-un, bà Ri Sol-ju dường như bị “lu mờ”.

Kể từ khi trở thành Đệ nhất phu nhân Triều Tiên, bà Ri Sol-ju cũng không có cơ hội ra nước ngoài. Mãi đến gần đây, hồi cuối tháng 3/2018, bà cùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un mới có chuyến thăm Trung Quốc.
 Kể từ khi trở thành Đệ nhất phu nhân Triều Tiên, bà Ri Sol-ju cũng không có cơ hội ra nước ngoài. Mãi đến gần đây, hồi cuối tháng 3/2018, bà cùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un mới có chuyến thăm Trung Quốc.

Theo Richest, Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju sẽ phải sinh con cho tới khi có con trai.
Theo Richest, Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju sẽ phải sinh con cho tới khi có con trai. 

Mời độc giả xem thêm video: Vợ chồng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm Trung Quốc (Nguồn: Zing.vn)

Ông bố đau đớn nhận tin dữ của con từ một người lạ

Sự ra đi đột ngột của con trai và con dâu khiến gia đình không khỏi suy sụp.

Hôm thứ ba vừa qua (16/1), một người đàn ông người Malaysia đã thiệt mạng và vợ của anh ta cũng bị thương nặng khi chiếc xe của họ va chạm với một chiếc xe hơi trên đường cao tốc Petchakasem giữa khu vực Hatyai và Phattalung ở miền Nam Thái Lan. Được biết, sau khi tai nạn xảy ra, người đàn ông tên Muhammad Arif Shuhery (34 tuổi) là kỹ thuật viên của Petronas chết ngay tại chỗ, trong khi đó vợ anh Nur Arissa Ruri Ahon (34 tuổi) được đưa đến bệnh viện Phattalung cấp cứu trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm và phải trải qua hai cuộc giải phẫu.