Dấu hiệu đột phá trong quan hệ Mỹ-Iran

(Kiến Thức) - Tổng thống Obama ngày 27/9 đã điện đàm với Tổng thống Rouhani. Đây là tiếp xúc trực tiếp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Iran kể từ năm 1979.

Tổng thống Obama nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Iran Hassan Rouhani tại Phòng Bầu dục Nhà Trắng ngày 27/9/2013.
Tổng thống Obama nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Iran Hassan Rouhani tại Phòng Bầu dục Nhà Trắng ngày 27/9/2013. 
Trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm Thứ Sáu (27/9), theo VOA, Tổng thống Obama thông báo rằng cuộc nói chuyện trên có tính xây dựng. Ông tin rằng hai nước có thể đạt được một giải pháp toàn diện về chương trình hạt nhân của Iran và cuộc điện đàm này cho thấy khả năng tiến bộ.
Cùng ngày, các quan chức Iran đã hội đàm với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và đây là cuộc họp đầu tiên Tehran với IAEA, kể từ khi ông Rouhani đắc cử tổng thống vào tháng 6/2013.
Giám đốc IAEA Herman Nackaerts nhận định cuộc đàm phán tại Vienna này “rất có tính xây dựng” và cho biết hai bên sẽ gặp lại nhau vào tháng tới.
Trọng tâm của cuộc họp là để thảo luận về những nghi ngờ Iran đã tiến hành các bước để chế tạo vũ khí hạt nhân. IAEA muốn nối lại một cuộc điều tra về hoạt động bị cáo buộc là nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân của Iran.
Đầu tuần này, ông Rouhani phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng Iran có quyền theo đuổi một chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình. Iran từ lâu đã khẳng định chương trình hạt nhân của nước này là hòa bình, nhưng phương Tây không tin và đã áp đặt nhiều biện phát trừng phạt, khiến kinh tế Iran chao đảo.

Kỳ bí lửa cháy bất diệt trong đá ở Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Cách thành phố miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ Antalya, 80 km, nằm trong núi đá cổ, những ngọn lửa bất diệt kỳ bí cháy liên tục trong suốt hàng nghìn năm qua.

Những ngọn lửa rực cháy hàng nghìn năm trong lòng đá ở vùng núi Chimaera, Thổ Nhĩ Kỳ được gọi là Yanartaş. Do đó, Yanartaş cũng có nghĩa là những khối đá bốc cháy.
 Những ngọn lửa rực cháy hàng nghìn năm trong lòng đá ở vùng núi Chimaera, Thổ Nhĩ Kỳ được gọi là Yanartaş. Do đó, Yanartaş cũng có nghĩa là những khối đá bốc cháy.

Thành phố nào thật thà nhất thế giới?

(Kiến Thức) - Các phóng viên của tạp chí Reader’s Digest “cố tình” đánh rơi 192 chiếc ví để kiểm tra mức độ thật thà của 16 thành phố trên 4 châu lục.

Mỗi chiếc ví có một khoản tiền tương đương 50 USD, số điện thoại di động, các loại thẻ và ảnh chụp gia đình. Helsinki là thành phố thật thà nhất thế giới. Cư dân ở đây đã trả lại 11/12 số ví bị "đánh rơi".
Mỗi chiếc ví có một khoản tiền tương đương 50 USD, số điện thoại di động, các loại thẻ và ảnh chụp gia đình. Helsinki là thành phố thật thà nhất thế giới. Cư dân ở đây đã trả lại 11/12 số ví bị "đánh rơi".
Mumbai, Ấn Độ, là thành phố thật thà thứ 2, với 9/12 số ví được trả lại cho người mất.
Mumbai, Ấn Độ, là thành phố thật thà thứ 2, với 9/12 số ví được trả lại cho người mất.