Đập thủy điện Đắk Kar có nguy cơ vỡ, đe dọa hàng nghìn hộ dân

Thủy điện Đắk Kar kẹt van xả tràn khiến mực nước trong hồ dâng cao đe dọa hàng nghìn hộ dân khu vực hạ lưu nếu xảy ra sự cố. Để đảm bảo an toàn tính mạng người dân, 3 tỉnh Bình Phước, Đắk Nông và Lâm Đồng đã sơ tán khẩn cấp hơn 300 hộ dân.

Tối 8/8, ông Nguyễn Bốn, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, trực tiếp đi kiểm tra hồ chứa thủy điện Đắk Kar để xem xét, tìm phương án giải quyết khi van xả tràn tại hồ này bị kẹt, nguy cơ vỡ đập có thể xảy ra.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Nông, hồ thủy điện Đắk Kar có dung tích thiết kế 13 triệu m3 nước, đang trong quá trình thi công. Tuy nhiên, chiều 7/8, van cửa xả tràn ở đây gặp sự cố khiến mực nước trong hồ dâng cao.
Ngoài ra, mưa lớn nước đổ về mạnh gây sạt lở nghiêm trọng ở chân đập thủy điện, đe dọa trực tiếp đến hàng nghìn hộ dân vùng hạ lưu thuộc các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước và Lâm Đồng.
Dap thuy dien Dak Kar co nguy co vo, de doa hang nghin ho dan
 Khu vực chân đập thủy điện Đắk Kar bị sạt lở. Ảnh: Minh Lộc.
Để đảm bảo an toàn tính mạng người dân, 3 tỉnh Bình Phước, Đắk Nông và Lâm Đồng đã sơ tán khẩn cấp hơn 300 hộ dân sống tại khu vực hạ lưu thủy điện Đắk Kar.
Theo ông Phạm Quang Vượng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông), cơ quan chức năng đang túc trực 24/24 tại đập, sẵn sàng ứng cứu nếu xảy ra sự cố.
"Tuy van xả tràn bị kẹt, rất may đường ống áp lực bị vỡ đã giải phóng một lượng lớn nước. Hiện mực nước trong hồ đã giảm xuống mức an toàn", ông Vượng nói.
Trước đó, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đã có công điện khẩn về việc ứng phó sự cố hồ thủy điện Đắk Kar.
Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh vùng hạ du hồ thủy điện Đắk Kar khẩn trương thông tin về sự cố đến người dân. Tổ chức sơ tán khẩn cấp dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng.
Theo dự báo, các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng trong 2 ngày tới còn xảy ra mưa lớn (80-100 mm/24 giờ, có nơi trên 100 mm).
* Kiến Thức đã đặt lại tiêu đề bài viết.

Vỡ đập thủy điện ở Lào: Việt Nam đã giúp nước bạn những gì?

(Kiến Thức) - Với tinh thần tương thân tương ái, ngay sau khi xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào, Quân khu 5 đã đưa người và phương tiện sang hỗ trợ nước bạn. Ngoài ra, Tổng cục Phòng chống thiên tai đã sẵn sàng cử 22 cán bộ giỏi sang giúp bạn.

Chiều nay (25/7), tại Văn phòng Ban Chỉ đạo TW về Phòng chống thiên tai (PCTT), Bộ trưởng NN&PTNT- Trưởng ban Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT để chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể trước tình hình thiên tai trong nước và trên thế giới diễn biến phức tạp, nhất là sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào.
Tại cuộc họp, Đại tá Lê Hồng Quang - Phó trưởng phòng Phòng chống Thiên tai, Cục Cứu hộ- Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) - cho biết, ngay khi nắm được thông tin công trình thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy của Lào bị vỡ, đơn vị đã chỉ đạo Quân khu 5 cử ngay lực lượng và phương tiện sang nước bạn Lào giúp đỡ.

Bao giờ nước từ vụ vỡ đập thủy điện Lào về tới VN?

(Kiến Thức) - Thảm họa vỡ đập thủy điện ở Lào cách biên giới đoạn cửa sông ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 650km, ít nhất phải 3 ngày nữa mực nước tại cửa sông Cửu Long tại biên giới theo tính toán sơ bộ sẽ lên cao hơn khoảng 3-5cm.

Trao đổi với báo chí về sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam, ông Hoàng Văn Thắng thông tin, đây là con đập đang trong quá trình thi công. Dung tích thiết kế là 1,034 tỷ m3, đập đang trong quá trình bắt đầu tích nước. Tuy nhiên, lượng nước tích được hiện nay chưa ai xác định được nên chưa thể có thông số chính xác.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, các cơ quan khoa học của Việt Nam đã tính toán từ lưu lượng nước về từ thủy điện chặn dòng. Theo đó, các nhà khoa học đánh giá, khi nước về đến Tân Châu, Châu Đốc (An Giang) có thể mực nước ở khu vực này sẽ dâng lên khoảng 5 cm so với hiện nay, hiện phía Việt Nam vẫn đang giám sát rất chặt mọi diễn biến.

Bao gio nuoc tu vu vo dap thuy dien Lao ve toi VN?
 Người dân Lào leo lên mái nhà tránh dòng nước vỡ đập.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - ông Hoàng Văn Thắng cho biết: “Với các dữ liệu lưu lượng nước về hiện nay, thủy điện này mới chỉ tích được khoảng trên 500 triệu m3 và khi về đến Việt Nam, có thể chỉ làm dâng thêm 5 cm ở khu vực Tân Châu, Châu Đốc. Đây là kịch bản tính sơ bộ, còn hiện tại các cơ quan đang giám sát chặt diễn biến sự cố này để có ứng phó kịp thời”.

Còn theo tính toán của Ủy hội sông Mê Kông, hiện tại chưa rõ chính xác lượng nước xả ra thực tế của sự cố này là bao nhiêu m3. Tuy nhiên theo tính toán, với nước xả ra từ sự cố vỡ đập thủy điện này, mực nước tại hệ thống sông ở đồng bằng sông Cửu Long có thể lên khoảng 4-5cm so với mực nước hiện tại ở sông Hậu tại Tân Châu, Châu Đốc.

Do đó, sự cố này nhìn chung không ảnh hưởng nhiều tới lưu vực sông Cửu Long của Việt Nam. Song, hiện Ủy hội sông Mê Kông đang theo dõi và tính toán thêm các số liệu thực tế.

Tron khi đó, ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi - Bộ NN&PTNT cho biết, ngay khi nhận được thông tin, Tổng cục Thủy lợi đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ theo dõi sát sao diễn biến của sự cố này và có sự tính toán sơ bộ lượng nước sẽ đổ về ĐBSCL trong những ngày tới.

"Đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy cách biên giới đoạn cửa sông Cửu Long ở khu ĐBSCL khoảng 650km, ít nhất phải 3 ngày nữa mực nước tại cửa sông Cửu Long tại biên giới theo tính toán sơ bộ sẽ lên cao hơn khoảng 3-5cm. Ngoài ra, các sông ở ĐBSCL đang có mực nước thấp nên có thể nói sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoysẽ không ảnh hưởng nhiều đến khu vực này" - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho hay.

Trước đó, Hãng thông tấn Laos News Agency cho biết, sự cố xảy ra tại đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào vào cuối ngày 23/7 khiến hàng tỷ mét khối nước thoát ra ngoài. Nguồn tin cho biết thêm, sự cố vỡ đập khiến hàng trăm người mất tích và một số người thiệt mạng, song hiện chưa rõ con số cụ thể.

Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ nhân dân Lào khắc phục sự cố vỡ đập thủy điện

Liên quan sự cố xảy ra tại đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào vào cuối ngày 23/7, ngay sau khi có thông tin đập thủy điện ở tỉnh Attapeu bị vỡ, ngày 24/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có điện thăm hỏi gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và Thủ tướng Chính phủ Lào Thongloun Sisoulith; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có điện thăm hỏi gửi Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ nhân dân Lào anh em khắc phục hậu quả.

Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại để cập nhật thông tin về người Việt Nam hoặc kiều bào tại khu vực bị ảnh hưởng, đồng thời sẵn sàng có các biện pháp hỗ trợ trong trường hợp có người bị ảnh hưởng.

Theo Bộ Ngoại giao, trong trường hợp cần thiết, đề nghị liên hệ số điện thoại bảo hộ công dân tại Lào 008562096106775 hoặc tại Việt Nam 0084981848484.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức thông tin về vụ vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy tại Lào. Theo đó, cán bộ ngoại giao Việt Nam tại tỉnh Pakxe cho biết đã có mặt ở hiện trường. Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ báo cáo nào về việc có nạn nhân là người Việt Nam hay không. Tuy nhiên, Đại sứ quán Việt Nam đang và sẽ phối hợp với giới chức Lào để tiến hành công tác bảo hộ công dân nếu có công dân Việt bị ảnh hưởng trong vụ vỡ đập thủy điện.