Đập ngăn mặn 700 tỷ ở Ninh Thuận giao “ai” quản lý, vận hành?

(Kiến Thức) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Chi cục Thủy lợi (chủ đầu tư) được giao xây dựng phương án vận hành đập hạ lưu sông Dinh được an toàn, phát huy hiệu quả cao nhất.

Ngày 15/10, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức lễ khánh thành công trình đập hạ lưu Sông Dinh. Việc đầu tư xây dựng đập hạ lưu Sông Dinh có ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng - an ninh.
Công trình đập hạ lưu Sông Dinh được thi công bởi Liên danh nhà thầu thi công Công ty cổ phần 389 Group – Chi nhánh Hà Nội, Công ty cổ phần Hassyu Việt Nam, Công ty cổ phần Cầu 14.
Đơn vị tư vấn giám sát là Liên danh nhà thầu Giám sát công trình Chi nhánh Miền Trung – Công ty TNHH tư vần Trường đại học Thủy lợi, Công ty TNHH tư vấn xây dựng Hưng Thịnh và các đơn vị khác có liên quan để hoàn thành công trình đập hạ lưu Sông Dinh đảm bảo tính kỹ - mỹ thuật.
Công trình được UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư là 691,5 tỷ đồng bằng nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương và nguồn vốn kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 và các nguồn khác khi có điều kiện.
Sau khi hoàn thành công trình sẽ kết nối TP. Phan Rang - Tháp Chàm với vùng ven biển phía nam của tỉnh. Đặc biệt, công trình trên ngăn chặn tình trạng xâm nhập do ảnh hưởng thuỷ triều đối với vùng đất hai bên bờ sông Dinh, tạo thành hồ chứa nước ngọt có dung tích khoảng 3,5 triệu m3 nước để cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho dân cư dọc theo hai bờ sông Dinh, góp phần cải thiện khí hậu khu vực TP Phan Rang - Tháp Chàm.
Dap ngan man 700 ty o Ninh Thuan giao “ai” quan ly, van hanh?
Toàn cảnh đập hạ lưu sông Dinh. Ảnh: Thanh Tra 
Tại Lễ khánh thành Công trình Đập hạ lưu Sông Dinh, đồng chí Lưu Xuân Vĩnh - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị Sở Xây dựng cùng các Sở, ngành, địa phương tiếp tục lập hoàn chỉnh quy hoạch để đầu tư khu đô thị, du lịch khu vực 02 bên bờ sông Dinh trong thời gian đến; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Chi cục Thủy lợi (chủ đầu tư) xây dựng phương án vận hành đập hạ lưu sông Dinh được an toàn, phát huy hiệu quả cao nhất.

Đập hạ lưu Sông Dinh được xây dựng với quy mô bao gồm: Đập ngăn nước 6 khoang điều tiết, mỗi khoang rộng 37,8 m; Âu thuyền được thiết kế với hai nhiệm vụ chính là đảm bảo cho các tàu thuyền du lịch qua lại, kết hợp làm cống xả cân bằng đảm bảo giảm chênh lệch cột nước trước khi vận hành cửa van chính của công trình với kích thước âu thuyền rộng 6,2 m; chiều dài là 21,0 m, cao trình đáy âu thay đổi từ -3,50 m đến -0,50 m; Cầu giao thông và đường nối tiếp được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị gồm có 4 làn xe ô tô và hai làn người đi bộ, tổng chiều rộng mặt cầu là B=18m và đường dẫn 2 bên bờ. Tổng diện tích đất sử dụng của dự án là 128.969 m2.

Hé lộ đại gia đứng sau 17 dự án bất động sản lấn sông ở Bình Dương

(Kiến Thức) - Bà Phạm Thị Hường là người đứng sau nhóm công ty đã thu gom quỹ đất rẻ, tìm mọi cách được giao đất và chuyển đổi thành đất ở đô thị để làm dự án phân lô bán nền.

Vừa qua, thanh tra Chính phủ có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ để góp ý kiến về Báo cáo số 227/BC ngày 28/8/2020 của UBND tỉnh Bình Dương liên quan đến kết quả kiểm tra, rà soát phản ánh của báo chí trong hoạt động quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng tại địa phương này.

Cà Mau: Mực nước biển Tây dâng cao kỷ lục, nguy cơ vỡ đê

Tại tuyến đê phòng hộ ven biển thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, mực nước dâng cao khoảng 20cm so với mặt đê, nước mặn đã tràn vào vùng ngọt đang canh tác lúa của người dân.

Ca Mau: Muc nuoc bien Tay dang cao ky luc, nguy co vo de
 (Ảnh minh họa: Lê Huy Hải/TTXVN)
Chiều 3/8, tại tuyến đê phòng hộ ven biển thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, sóng lớn đã đánh liên tiếp gây sạt lở thân đê phòng hộ. Đặc biệt, mực nước biển dâng cao kỷ lục, nước mặn đã tràn qua mặt đê vào vùng ngọt hóa.

Mưa lớn ở Tây Nguyên, Nam Bộ: Nhấn chìm 3.700 nhà, 10 người chết

(Kiến Thức) - Sáng 10/8, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai cho biết, đã có 10 người chết, hơn 3.700 ngôi nhà bị ngập nước do ảnh hưởng mưa, lũ tại các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ.

10 người chết do lũ tại miền Nam
Báo cáo của các BCH PCTT &TKCN các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Kom Tum, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận về thiệt hại do mưa, lũ cho thấy, đã có 10 người chết (Gia Lai: 1 người; Đắk Lăk: 1 người; Đắk Nông: 5 người; Kom Tum: 2 người; Lâm Đồng: 1 người) và 1 người mất tích tại Đồng Nai. Hiện có 4 người bị thương tại Lâm Đồng.