Cô giáo quỳ xin lỗi phụ huynh: Là giảng viên, tôi thấy…

Xét cho cùng, trong môi trường giáo dục, mọi hành xử đều phải xuất phát từ sự tự tôn trọng và tôn trọng lẫn nhau, nếu không hệ quả sẽ chỉ là sự hỗn loạn.

Là một giảng viên, tôi đã đi giảng nhiều nơi, gặp nhiều người thuộc các thế hệ, vai trò khác nhau: quan chức, doanh nhân, trí thức, nông dân... Dẫu là ai, họ đều gọi tôi là "Thầy" và xưng "Em", dù cho tôi ít tuổi đời, non tuổi nghề, chưa giàu vốn sống.
Tôi nhận ra rằng, hình như người ta càng lớn tuổi đời thì càng giữ gìn lễ nghĩa, đặc biệt là đạo thầy trò. Bởi đó là văn hóa, là truyền thống tự nghìn đời của một dân tộc hiếu học. Không ngẫu nhiên mà cái lễ nghĩa ấy ăn sâu vào tâm thức người Việt.
Trường Tiểu học Bình Chánh nơi xảy ra vụ việc đáng buồn vừa qua. Ảnh: Báo Long An
Trường Tiểu học Bình Chánh nơi xảy ra vụ việc đáng buồn vừa qua. Ảnh: Báo Long An 
Tôi cảm thấy mình được tôn trọng và coi đó như một đặc ân của nghề. Tôi tin bất cứ người thầy thực thụ nào cũng mong cầu sự tôn trọng trong cái lễ nghĩa nghìn đời ấy. Nó là vật liệu để tạo nên tâm thế, là động lực giúp họ phấn đấu không ngừng để tìm tòi tri thức, phát triển bản thân và giữ gìn nhân cách. Muốn vậy, trước tất cả, người thầy phải tôn trọng nghề nghiệp của chính mình.
Là con người, người thầy cũng không thể tránh khỏi có lúc mắc sai lầm, có thể là trong cách truyền đạt tri thức hay ứng xử với học trò. Nhưng hầu hết mọi sai lầm đều có thể sửa chữa nếu người thầy giữ được cho mình lòng tự trọng và sự tôn trọng. Đó là khi mọi hành động của người thầy đều đến từ động cơ và hướng đến mục đích giáo dục, phát triển con người. Sự tôn trọng nằm ở thái độ đón nhận cái sai này từ chính người thầy lẫn những người liên quan.
Xét cho cùng, trong môi trường giáo dục, mọi hành xử đều phải xuất phát từ sự tự tôn trọng và tôn trọng lẫn nhau, nếu không hệ quả sẽ chỉ là sự hỗn loạn, trường chẳng khác chi chợ, thậm chí chốn… giang hồ. Câu chuyện cô giáo phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh ở Long An là một điển hình.
Cô giáo dùng cách phạt quỳ để trừng phạt cái sai của trò là lấy cái sai để trị một cái sai. Phụ huynh bắt cô giáo quỳ để trừng phạt cái sai của cô giáo lại tiếp tục công thức lấy sai để đáp trả cái sai. Dư luận dùng “búa rìu”, bôi nhọ, sỉ nhục để trị cái sai của phụ huynh cũng như cô giáo là lại nối tiếp hai cái sai nói ở trên… Một vòng quẩn quanh tiếp diễn.
Ở khía cạnh nào đó, những hành xử lệch chuẩn trong vụ việc ở Long An vừa rồi, người viết cho rằng nó là biểu hiện của một trạng thái tâm lý định kiến đầy hằn học của người trong cuộc. Mà những định kiến, hằn học này là kết quả của thói quy chụp, phán xét vội vàng kéo dài trong xã hội.
Không khó để bắt gặp những kiểu quy chụp vội vàng như vậy. Người ta thấy nhiều giáo sư dởm, tiến sỹ giấy thì kết luận mọi giáo sư, tiến sỹ đều hám danh, bất tài. Người ta chỉ nhìn vào các bác sỹ vô tâm tắc trách để quy chụp cho cả một ngành Y là cạn tình người, vô cảm. Người ta nhìn vào những người thầy không giữ đạo làm thầy để quy chụp cho tất thẩy giáo viên. Người ta chỉ chú tâm vào hành xử của một số phụ huynh để quy chụp cho cả một xã hội vô lề lối.
Rõ ràng, lối hành xử của anh phụ huynh kia có một phần đến từ sự quy chụp kéo dài đối với người thầy và nền giáo dục. Việc hành hung bác sỹ của người nhà bệnh nhân cũng có một phần đến từ sự quy chụp y đức của thầy thuốc và ngành Y theo năm tháng.
Những quy chụp này cứ kéo dài đã tạo nên tâm lý bất mãn, hằn học, phẫn uất và tất cả trở thành nguồn gốc của mối quan hệ căng thẳng, hành xử đáng buồn, thậm chí là bạo lực. Xã hội rơi vào một vòng luẩn quẩn mà rốt cuộc thì tất cả đều là Nguyên nhân lẫn Nạn nhân, mà biết đâu tương lai, ta lại là nạn nhân cho cái nguyên nhân mình gieo ngày hôm nay?
Hãy thôi là Nguyên nhân để không phải trở thành Nạn nhân. Bao dung hơn, bớt phán xét, quy chụp, và nhất là đặt tôn trọng lên hàng đầu, thì không chỉ trong trường lớp mà cả xã hội, mọi mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Giá vàng hôm nay 8/3: Hoảng sợ USD, vàng lên đỉnh

Giá vàng hôm nay 8/3 trên thế giới tăng nhanh và hiện đang trên ngưỡng trung bình 50 ngày do đồng USD vẫn chịu áp lực bán tháo trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về tương lai của đồng tiền này.

Tới đầu giờ sáng 8/3 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.331 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.334 USD/ounce. Hiện giá vàng cao hơn 1,6% (+20,5 USD/ounce) so với cuối năm 2017. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 36,9 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, ngang bằng so với vàng trong nước.

Dự báo thời tiết 8/3: Hà Nội mưa rét, nguy cơ tố lốc

Sáng sớm nay, toàn bộ Bắc Bộ vào đến Trung Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông, trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc, mưa đá và gió giật mạnh.

Từ đêm qua, không khí lạnh đã bắt đầu tràn xuống nước ta. Dù là đợt không khí lạnh cuối mùa nhưng khá mạnh, nhiệt độ toàn miền giảm từ 8-11 độ C, TP Lạng Sơn ban ngày chỉ còn 15 độ, TP Hà Nội lúc 7h sáng nay chỉ còn 17 độ, đến trưa, chiều tăng lên 19-20 độ, các nơi khác cũng giảm cả 10 độ, về mức 17-20 độ C.

Nhân chứng vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Quỳ 40 phút phụ huynh mới chịu

Nhân chứng vụ cô giáo quỳ 40 phút xin lỗi phụ huynh khẳng định: "Ông Thuận nói cô N. phải quỳ 40 phút; dù lúc cô giáo quỳ 30 phút có thầy giáo vào can ngăn nhưng ông Thuận nói "Chưa đủ giờ".

Thông tin mới nhất về vụ việc xôn xao dư luận cô giáo quỳ xin lỗi phụ huynh được tờ Người Lao Động thông tin:
Sáng 7/3, phóng viên Báo Người Lao Động có cuộc trao đổi với người đã chứng kiến cảnh cô giáo B.T.C.N, tại Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, phải quỳ suốt 40 phút trước mặt 3 phụ huynh. Nhân chứng này là bà N.T.B.T, Chi hội trưởng Chi hội phụ huynh của lớp học con ông Võ Hoài Thuận.