Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí và truyền thông

Ngày 5/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội thảo Phổ biến Kiến “Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí và truyền thông”.

Ông Lê Công Lương, Phó tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng VUSTA và ông Phạm Bích San, Nhà Xã hội học chủ trì hội thảo.
Phát biểu khai mạc, ông Lê Công Lương, Phó tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng VUSTA cho biết, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp và xã hội. Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn gọi là đạo đức nghề báo, đạo đức báo chí.
Dao duc nghe nghiep trong hoat dong bao chi va truyen thong
Hội thảo đạo đức nghề nghiệp báo chí và tuyên truyền. 
Trong thế giới ngày nay, vị trí và vai trò của báo chí ngày càng được nâng lên. Báo chí đang trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống xã hội không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con người. Báo chí còn tham gia vào tiến trình lịch sử, cùng lúc có thể tác động đến nhiều người, nhiều tầng lớp, nhiều lĩnh vực của đời sống.
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy định đạo đức không được ghi trong đạo luật, nhưng được chấp nhận trong giới báo chí và được duy trì bởi sức mạnh của dư luận xã hội. Đó là những nguyên tắc, những quy định hoặc quy tắc về hành vi đạo đức của nhà báo.
Ông Vũ Xuân Bân, Phó Tổng biên tập Thường trực, Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển cho rằng, đạo đức là vấn đề cốt tử, sống còn đối với nghề nghiệp báo chí và truyền thông. Điều này đòi hỏi nhà báo càng phải coi trọng tu dưỡng về đạo đức nghề nghiệp. Cốt lõi của đạo đức báo chí là sự chính trực, trung thực, khách quan... Do vậy, khi nhà báo viết trên các ấn phẩm chính thức hay khi tham gia mạng xã hội, thì vẫn là con người đó, trái tim, khối óc đó, phải luôn luôn bảo vệ các giá trị tốt đẹp, vì lợi ích thiết thân của người dân, lợi ích tối cao của đất nước và dân tộc.
Nói cách khác, dù nhà báo sử dụng mạng xã hội như một “cư dân mạng” thì cộng đồng xã hội dễ hiểu đấy là quan điểm của nhà báo, và ít nhiều mang quan điểm của cơ quan báo chí nơi nhà báo đó đang làm việc. Điều này đòi hỏi nhà báo đưa thông tin, bày tỏ quan điểm riêng trên mạng xã hội cũng cần cẩn trọng, nghiêm túc, chuẩn mực giống như khi tác nghiệp báo chí.
Dao duc nghe nghiep trong hoat dong bao chi va truyen thong-Hinh-2
 Ông Nguyễn Danh Châu, Phó Tổng biên tập Báo Tri thức và Cuộc sống
Ông Nguyễn Danh Châu, Phó Tổng biên tập Báo Tri thức và Cuộc sống cho biết, gần đây đã xuất hiện những nhà báo, phóng viên trở thành những “anh hùng” bàn phím chuyên “xào nấu” lại thông tin trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng để giật tít, câu view…một số nhà báo vì những lợi ích cá nhân hay xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau đã sử dụng những thông tin trên mạng xã hội đưa tin sai sự thật, đưa tin không kiểm chứng... gây ảnh hưởng đến việc nhận thức, tiếp nhận, nắm bắt tin tức của công chúng.
Chính vì thế, theo ông Châu cần có những quy định cụ thể, chế tài chặt chẽ về việc quy trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý các đơn vị báo chí; việc tự từ chức, cách chức khi để xảy ra sai sót; hay kịp thời tiến hành công tác bồi dưỡng và tập huấn về đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ những người làm công tác báo chí, thì tin chắc rằng việc vi phạm đạo đức báo chí sẽ được hạn chế một cách triệt để.
Công tác này không chỉ dựa vào sự quản lý có hiệu quả của các cơ quan chức năng cùng sự giám sát của nhà nước và công chúng, mà quan trọng hơn là phụ thuộc vào nhận thức và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của những người làm công tác báo chí.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi và đưa ra nhiều ý kiến như các cơ quan báo chí cần nâng cao trách nhiệm, thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo; Các cơ sở đào tạo về báo chí cần bổ sung, tăng thời lượng các môn học giáo dục đạo đức nghề nghiệp của nhà báo cho đội ngũ những người làm báo trong tương lai.

Ấn tượng Lễ trao giải ảnh "Khoảnh khắc Báo chí 2020” mùa ba

Gala Báo chí lần thứ ba - Lễ trao giải “Khoảnh khắc báo chí 2020” do Báo Nhà báo & Công luận tổ chức đã vinh danh những người làm báo với sự vất vả, sẵn sàng dấn thân, đương đầu với gian khổ.

Tham dự chương trình có ông Thuận Hữu - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; ông Nguyễn Hồng Sâm - Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ; ông Trần Thanh Lâm - Vụ trưởng Vụ Báo chí Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương… cùng các tác giả có tác phẩm tham dự giải.
Phát biểu tại chương trình, ông Hồ Quang Lợi - Phó chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam cho biết, Gala Báo chí lần thứ ba, Lễ trao giải ảnh “Khoảnh khắc Báo chí 2020” do Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì, giao Báo Nhà báo & Công luận tổ chức diễn ra trong thời khắc rất đặc biệt của đất nước.

Hội nghị “Đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng”

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và chủ trì Hội nghị “Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng”, do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (11 Lê Hồng Phong, Hà Nội).

Thực hiện Chỉ thị số 01 ngày 09/3/2021 của Bộ Chính trị về việc Nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; căn cứ Điều lệ và Chương trình công tác năm 2021; chiều 15/9, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc “Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng”.

Mạo nhận thầy tu, ngụy tạo báo chí để lừa đảo

Thời gian vừa qua, nhiều đối tượng lợi dụng uy tín của các thầy tu, chức sắc tôn giáo, lập facebook giả mạo hình ảnh của họ để kêu gọi từ thiện, thậm chí còn sử dụng cả hình ảnh xây mộ cho hài nhi xấu số để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Người thường khó phân biệt