Đánh cắp mã OTP ngân hàng, chiếm đoạt hơn 100 tỉ đồng của người bán hàng online

Các đối tượng trong đường dây này đã lập giả nhiều website ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về để lừa đảo, đánh cắp mã OTP ngân hàng do những người bán hàng online cắn câu cung cấp, sau đó sử dụng để đăng nhập rút tiền.

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày 22/6 cho biết vừa phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an triệt phá một đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet quy mô rất lớn.

Danh cap ma OTP ngan hang, chiem doat hon 100 ti dong cua nguoi ban hang online

Đối tượng Lê Anh Tuấn (áo đen) bị công an bắt giữ

Cơ quan công an đã tạm giữ 3 đối tượng trong đường dây này, gồm kẻ chủ mưu Lê Anh Tuấn (SN 1989; ngụ Quảng Trị) cùng 2 đồng phạm là Nguyễn Tuấn Dũng (SN 1994; ngụ huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) và Nguyễn Ngọc Thành (SN 1989; trú tại tỉnh Quảng Trị, thuê trọ tại TP Huế).

Công an đã khám xét nơi ở của các đối tượng, thu giữ 6 điện thoại di động, 2 laptop lưu trữ tài liệu phạm tội và 1 hệ thống tinh chỉnh, giả giọng nói.

Danh cap ma OTP ngan hang, chiem doat hon 100 ti dong cua nguoi ban hang online-Hinh-2

Công an khám xét, thu giữ tang vật vụ án tại nơi ở của các đối tượng

Trước đó, vào khoảng tháng 3/2020, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế liên tục nhận được đơn trình báo của nhiều nạn nhân bán hàng online về việc bị mất trộm tiền trong tài khoản ngân hàng.

Xác định tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ việc, Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phối hợp với Phòng 6 - Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao điều tra, xác minh.

Theo cơ quan công an, Tuấn phân công cho Dũng và Thành nhiệm vụ lập nhiều Facebook ảo nhưng có độ tin cậy cao, lên mạng vào các diễn đàn, hội nhóm tìm kiếm thông tin của những người bán hàng online, nhắn tin trò chuyện mua hàng và rút tiền.

Danh cap ma OTP ngan hang, chiem doat hon 100 ti dong cua nguoi ban hang online-Hinh-3

Các đối tượng trong đường dây lừa đảo

Riêng Tuấn, với trình độ CNTT sẵn có (tốt nghiệp ĐH chuyên ngành CNTT tại Đà Nẵng), gã trực tiếp thiết kế, tạo ra nhiều website giả mạo ngân hàng, giả mạo dịch vụ chuyển tiền trung gian từ nước ngoài về Việt Nam như http://www.westers-unions.com/un...

Sau khi kiếm được "con mồi", các đối tượng chủ động đề nghị thanh toán trước qua ngân hàng để chiếm lòng tin. Tuy nhiên, các đối tượng này lấy lý do đang ở nước ngoài nên phải chuyển tiền qua các dịch vụ trung gian như MoneyGram hay Western Union, vì vậy yêu cầu những người bán hàng online truy cập website do chúng cung cấp để nhập thông user, mật khẩu, mã OTP làm thủ tục nhận tiền. Ngay khi bị hại tiến hành nhập mã OTP trên giao diện thì các mã này sẽ được gửi qua địa chỉ mail matolam2019s@gmail.com do Tuấn quản lý.

Theo đại úy Lưu Thanh Tùng, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế, có nhiều "con mồi" cảnh giác không điền thông tin cá nhân vào các biểu mẫu trên website. Khi đó, các đối tượng này sử dụng thiết bị chỉnh âm thanh để điều chỉnh giọng nói, giả danh nhân viên của dịch vụ chuyển tiền trung gian hoặc ngân hàng để gọi cho nạn nhân.

"Chúng dùng sim rác thông báo đã nhận được một số tiền nhưng do lỗi kết nối nên yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin user, mật khẩu, mã OTP để xác nhận tiền" - đại úy Tùng cho biết.

Danh cap ma OTP ngan hang, chiem doat hon 100 ti dong cua nguoi ban hang online-Hinh-4

Một trong các đối tượng thực hiện lại hành vi rút tiền tại quầy ATM sau khi chiếm đoạt được từ các nạn nhân

Ngay khi có đủ thông tin của "con mồi", Tuấn sử dụng đăng nhập website thật của ngân hàng để thực hiện lệnh chuyển toàn bộ số tiền trong tài khoản nạn nhân đến tài khoản của mình.

"Các đối tượng không sử dụng một tài khoản ngân hàng duy nhất mà đăng ký nhiều ngân hàng khác nhau. Sau khi lấy được tiền từ nạn nhân, chúng sẽ chuyển số tiền này qua nhiều tài khoản rồi mới rút ra" - đại úy Tùng giải thích.

Hơn 300 nạn nhân ở nhiều tỉnh, thành

Cứ một nạn nhân sập bẫy, Tuấn sẽ trả công cho Dũng và Thành 10-50% số tiền lấy được. Cơ quan công an thống kê có hơn 300 nạn nhân ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã sập bẫy đường dây này, người ít vài triệu đồng, người nhiều lên đến vài tỉ đồng. Chỉ tính từ tháng 10-2019 đến nay, nhóm đối tượng này đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 107 tỉ đồng.


Chiến dịch giăng bẫy băng đảng cả gan đánh cắp thi hài Tổng thống Lincoln

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln qua đời năm 1865 sau khi bị ám sát. Thi hài của ông được chôn cất trong ngôi mộ ở bang Illinois. Vào năm 1876, nhóm trộm lập mưu đánh cắp thi hài của ông để đòi 200.000 USD và ân xá cho kẻ ám sát.

Chien dich giang bay bang dang ca gan danh cap thi hai Tong thong Lincoln
 Là một trong những ông chủ Nhà Trắng nổi tiếng nhất lịch sử, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln bị John Wilkes Booth ám sát và tử vong vào năm 1865. Tang lễ của Tổng thống Lincoln được tổ chức long trọng.

5 điều bạn tuyệt đối không nên chia sẻ trên mạng

Chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội, sử dụng WiFi công cộng hoặc web proxy để truy cập mạng ẩn danh là những điều mà bạn không nên làm khi lên mạng.

Tin tặc có thể thu thập thông tin cá nhân mà bạn chia sẻ trên mạng xã hội để tấn công và đánh cắp tài khoản. Tuy nhiên, người dùng có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa cơ bản sau đây để hạn chế tối đa những rắc rối có thể xảy ra khi lên mạng.

Người phụ nữ đặc biệt, “đánh cắp” trái tim Hoàng đế Napoleon

(Kiến Thức) - Hoàng đế Napoleon của Pháp không chỉ nổi tiếng với tài cầm quân, trị nước mà còn được nhớ đến với cuộc tình tốn nhiều giấy mực với Josephine de Beauharnais. Góa phụ hơn Napoleon 6 tuổi này đã "đánh cắp" trái tim hoàng đế Pháp. 

Nguoi phu nu dac biet, “danh cap” trai tim Hoang de Napoleon
 Mối tình giữa hoàng đế Napoleon và Josephine de Beauharnais được người đời nhớ đến nhiều.