Đánh bom liều chết đẫm máu tại Iran, ít nhất 40 người thương vong

Hãng IRNA cho hay vụ đánh bom xảy ra tại tỉnh Sistan và Baluchistan, một tỉnh khá bất ổn và từng chứng kiến nhiều vụ đụng độ giữa lực lượng chính phủ Iran và các phần tử Baluch ly khai cũng như các nhóm buôn lậu ma túy.
 

Theo truyền thông nhà nước Iran ngày 13/2 đưa tin, đã có ít nhất 40 người thương vong trong một vụ đánh bom liều chết kinh hoàng tại khu vực Đông Nam nước này.
Hãng tin AP dẫn nguồn tin từ hãng thông tấn nhà nước Iran IRNA cho biết vụ đánh bom liều chết nhằm vào các thành viên lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.
Ít nhất 30 người thiệt mạng và hơn 10 người khác bị thương trong vụ tấn công khủng bố đẫm máu này.
Danh bom lieu chet dam mau tai Iran, it nhat 40 nguoi thuong vong
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Ảnh: Aljazeera 
Được biết, vụ đánh bom xảy ra tại tỉnh Sistan và Baluchistan, một tỉnh khá bất ổn và từng chứng kiến nhiều vụ đụng độ giữa lực lượng chính phủ Iran và các phần tử Baluch ly khai cũng như các nhóm buôn lậu ma túy.
Trong khi đó, hãng tin Fars đưa tin vụ tấn công diễn ra trên một cung đường nằm giữa hai thành phố Zahedan và Khash của tỉnh biên giới giáp Pakistan nói trên.
Hiện chưa có nhóm nào thừa nhận thực hiện vụ tấn công kinh hoàng này.

Học pháo binh Nga, Syria dội “bão lửa” hủy diệt khủng bố HTS

(Kiến Thức) - Dưới sự hỗ trợ của các cố vấn quân sự Nga, Quân đội Syria đã tiến hành đợt oanh kích dữ dội nhằm vào các căn cứ quân sự của phiến quân HTS ở khu vực Bắc Hama và Nam Idlib.

Hoc phao binh Nga, Syria doi “bao lua” huy diet khung bo HTS
Theo hãng Fars (Iran) ngày 13/2, Quân đội Syria đã tiến hành đợt oanh kích dữ dội nhằm vào các căn cứ của nhóm khủng bố HTS ở khu vực Bắc Hama và Nam Idlib. Ảnh: SANA. 

Hoc phao binh Nga, Syria doi “bao lua” huy diet khung bo HTS-Hinh-2
“Tại Nam Idlib, các đơn vị pháo binh và tên lửa Syria đã tấn công căn cứ của phiến quân HTS ở thị trấn al-Habit, gây tổn thất nặng nề cho bọn chúng”, nguồn tin cho hay. Ảnh: FNA. 

Hoc phao binh Nga, Syria doi “bao lua” huy diet khung bo HTS-Hinh-3
Được biết, quân chính phủ Syria mở cuộc oanh kích này nhằm đáp trả cuộc tấn công trước đó của nhóm khủng bố HTS nhằm vào căn cứ của lực lượng chính phủ Damascus ở các khu vực xung quanh thị trấn Mahradeh, Bắc Hama. Ảnh: SANA. 

Hoc phao binh Nga, Syria doi “bao lua” huy diet khung bo HTS-Hinh-4
 Trong khi đó, giao tranh ác liệt đã xảy ra giữa binh sĩ Syria và các tay súng HTS khi chúng đang tìm cách xâm nhập vào căn cứ của lực lượng chính phủ Damascus từ thị trấn al-Khovein ở Đông Nam Idlib. Ảnh: SANA.

Hoc phao binh Nga, Syria doi “bao lua” huy diet khung bo HTS-Hinh-5
 Tại Bắc Hama, các đơn vị pháo binh Syria với sự hỗ trợ của các cố vấn quân sự Nga đã tấn công căn cứ của nhóm khủng bố gần thị trấn Qaleh al-Maziq, tiêu diệt nhiều phần tử khủng bố và phá huỷ các trang thiết bị quân sự của bọn chúng. Ảnh: SANA.

Hoc phao binh Nga, Syria doi “bao lua” huy diet khung bo HTS-Hinh-6
Trong diễn biến liên quan, Quân đội Syria đã triển khai thêm các đoàn xe quân sự tới Bắc Hama và Đông Nam Idlib trong bối cảnh khủng bố HTS và các nhóm phiến quân đồng minh tăng cường những cuộc tấn công nhằm vào vùng an toàn ở Bắc Syria từ khu vực phi quân sự. Ảnh: FNA. 

Hoc phao binh Nga, Syria doi “bao lua” huy diet khung bo HTS-Hinh-7
 Được biết, lực lượng chính phủ Damascus vẫn đang chuẩn bị để tiến hành chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm vào nhóm phiến quân tại tỉnh Idlib. Ảnh: AMN.
Hoc phao binh Nga, Syria doi “bao lua” huy diet khung bo HTS-Hinh-8
 “Việc điều động thêm đoàn xe quân sự chở binh sĩ và vũ khí hạng nặng của Quân đội Syria là một phần trong quá trình chuẩn bị cuối cùng cho chiến dịch quân sự dự kiến sẽ kéo dài ở tỉnh Idlib”, tờ báo al-Watan đưa tin. Ảnh: AMN.

Hoc phao binh Nga, Syria doi “bao lua” huy diet khung bo HTS-Hinh-9
Hiện tại, giao tranh giữa lực lượng chính phủ Syria và phiến quân HTS vẫn tiếp diễn dọc trục Hama-Idlib. Ảnh: AMN. 

Mời độc giả xem thêm video: Syria nối lại các cuộc không kích nhằm vào phiến quân tại Idlib (Nguồn: Al Jazeera)

Lạ thường cuộc sống ở Iran trước Cách mạng Hồi giáo

(Kiến Thức) - Bộ ảnh màu dưới đây ghi lại cuộc sống ở Iran dưới thời Vua Pahlavi Shah, trước khi ông bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao
 Cuộc sống ở Iran trước cuộc Cách mạng Hồi giáo có khá nhiều sự thay đổi bởi Vua Pahlavi Shah (Mohammad Reza Pahlavi), nắm quyền từ 16/9/1941 cho đến khi bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, được cho là chịu ảnh hưởng lớn từ phương Tây. Ảnh: Lễ đăng quang của Vua Pahlavi Shah. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-2
 Một cặp đôi ngồi thưởng thức trà trong một nhà hàng ở thủ đô Tehran. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-3
 Cách mạng Hồi giáo Iran 1979 là một cuộc cách mạng đưa Iran từ chế độ quân chủ do Shah Mohammad Reza Pahlavi đứng đầu trở thành quốc gia Cộng hòa Hồi giáo dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ tối cao Ayatollah Ruhollah Khomeini. Ảnh: Một tiểu thương bán trái cây ngoài chợ. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-4
Những năm 1960 là thời kỳ quan trọng đối với đất nước Iran với việc định hình, tiếp nhận nền văn hóa và đưa ra những quy định pháp lý trong thế giới ngày càng toàn cầu hóa. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-5
Một trong những mặt hiện đại hóa Iran bao gồm việc cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-6
Theo ATI, nền kinh tế Iran tăng trưởng nhanh trong khoảng thời gian từ 1950 đến giữa những năm 1970. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-7
 Một người dân Iran với sạp hàng bán ngoài đường. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-8
Năm 1947, Vua Shah đã thành lập một liên đoàn bóng đá quốc gia Iran như một biện pháp nâng cao tính hiện đại và thể hiện cho thế giới bên ngoài thấy. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-9
Một phụ nữ đưa con nhỏ đi mua quần áo tại cửa hàng thời trang. Trong khoảng thời gian này, trang phục cũng là biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-10
 Dưới thời Vua Shah, việc nâng cao trình độ học vấn cho người dân Iran cũng đạt được thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có một sự cách biệt lớn giữa tỷ lệ biết chữ ở nông thôn và thành thị. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-11
Những người phụ nữ làm việc trong công xưởng. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-12
 Mặc dù vậy, chế độ của Shah không nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. Quần chúng nhận thức rằng Shah chịu ảnh hưởng lớn từ Phương Tây. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-13
Sau Cách mạng Hồi giáo, nhiều quy định văn hóa mang tư tưởng hiện đại mà Vua Shah đưa ra đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, bóng đá không nằm trong số đó. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-14
Chính quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng thực thi nhiều biện pháp và chính sách nhằm giữ các yếu tố bản sắc Iran và loại bỏ những yếu tố ngoại lai của phương Tây. Ảnh: ATI.