Đang xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1

Sáng nay (4/11), TAND cấp cao tại TP HCM xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 bị cáo khác trong giai đoạn 1.
 
 

Phiên tòa phúc thẩm được mở do có kháng cáo của các bị cáo gồm: Trương Mỹ Lan; Trương Huệ Vân (cựu Tổng giám đốc Công ty CP tập đoàn quản lý bất động sản Windsor, cháu ruột bị cáo Trương Mỹ Lan); Chu Lập Cơ (Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Times Square, chồng bị cáo Trương Mỹ Lan).
Phiên tòa được bắt đầu lúc 8 giờ 52 phút. Trong phần thủ tục, Chủ tọa Huỳnh Thanh Duyên thông báo, có 2 bị cáo xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe là bị cáo Nguyễn Cao Trí và Trần Thị Kim Chi.
Dang xet xu phuc tham vu an Van Thinh Phat giai doan 1
 Phiên tòa Phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 được tiến hành xét xử trực tuyến ở 2 đầu cầu là trụ sở TAND Cấp cao và đầu cầu tại Trại giam T30 (Củ Chi) dự kiến kéo dài 21 ngày.
Phiên tòa Phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 được tiến hành xét xử trực tuyến ở 2 đầu cầu là trụ sở TAND Cấp cao và đầu cầu tại Trại giam T30 (Củ Chi) dự kiến kéo dài 21 ngày.
Trước đó, tại phiên sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan trong giai đoạn 1 bị Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên phạt mức án tử hình. Ngoài ra còn có kháng cáo của bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước); Nguyễn Cao Trí ( Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Capella)…
Bị hại trong giai đoạn này là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty CP Quốc Cường Gia Lai, Công ty CP T&H Hạ Long, Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh… cũng có kháng cáo, đề nghị xem xét lại bản án sơ thẩm.
Trong đơn kháng cáo viết tay dài 6 trang, bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng mình bị bản án sơ thẩm của TAND TP HCM phạt mức án tử hình cho cả 3 tội danh: tham ô tài sản (tử hình), đưa hối lộ (20 năm tù) và 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, là quá nặng nề và quá nghiêm khắc.
Trong đơn kháng cáo, bị cáo Lan phần lớn tập trung nói về tâm tư trong quá trình hoạt động kinh doanh của gia đình. Cũng theo bị cáo Lan, trong suốt quá trình điều tra cho tới phiên tòa sơ thẩm, bị cáo luôn thể hiện sự tự nguyện mang hết tài sản và sức lực phối hợp SCB giải quyết khắc phục hậu quả cùng các dự án đang dở dang để thu hồi đúng giá trị cho SCB.
Theo bị cáo Lan, đây là ngân hàng thương mại cổ phần có hàng nghìn cổ đông và hàng nghìn khách hàng vay tiền gồm các cá nhân, doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. SCB hoạt động theo luật Tổ chức tín dụng dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước… suốt 11 năm. SCB không phải là một công ty TNHH mà quy buộc cho một cá nhân chịu trách nhiệm toàn bộ.
Ngoài ra, bị cáo Trương Mỹ Lan còn cho rằng hai vợ chồng bị cáo và cháu gái Trương Huệ Vân có nhiều công sức đóng góp cho cộng đồng, trong đó có giai đoạn dịch bệnh Covid-19 như tài trợ nhiều thực phẩm, vắc xin, xây dựng bệnh viện dã chiến… Từ đó, bị cáo xin hội đồng xét xử xem xét thấu đáo và có đường lối xử lý phù hợp với gia đình tôi cùng một số cá nhân khác để chúng tôi nhận được sự khách quan, công bằng, đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật.
Phiên tòa phúc thẩm giai đoạn 1 dự kiến diễn ra từ hôm nay đến ngày 25/11.

Lợi nhuận quý 3 Petrolimex thấp do chi phí đầu vào cao khi giá dầu biến động

(Vietnamdaily) - Petrolimex đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024 với doanh thu đạt 64 nghìn tỷ đồng (giảm 11% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 65 tỷ đồng (lao dốc 91% so cùng kỳ).

Lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, PLX) giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do (1) sản lượng bán giảm 1,3% do tác động của bão Yagi, (2) biên lợi nhuận từ HĐKD âm do giá dầu giảm 6% so với quý trước, dẫn đến chi phí đầu vào cao và nhập khẩu xăng dầu với giá cao, và (3) chi phí SG&A tăng 5%, do chi phí thuê ngoài và chi phí tiền mặt tăng 6% so cùng kỳ để sửa chữa từ ảnh hưởng của bão đối với một số trạm xăng dầu.

Ngoài ra, (4) thu nhập tài chính giảm 58% so cùng kỳ do không có lợi nhuận thoái vốn, so với khoản lợi nhuận từ thoái vốn khỏi ngân hàng PG Bank trong quý 3/2023.

Mối thâm tình của đại gia Nguyễn Cao Trí và ông Trần Văn Minh

Đại gia Nguyễn Cao Trí có mối quan hệ thân thiết với cố Phó Tổng Thanh tra Chính Phủ Trần Văn Minh do học cùng lớp nghiên cứu sinh.

Như đã thông tin, ngày 12/6/2020, Thanh tra Chính phủ (TTCP) có Kết luận thanh tra số 929 (KLTT 929) về việc chấm dứt hoạt động, thu hồi đất đối với dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (dự án Đại Ninh) tại Lâm Đồng do Công ty CP Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty SGĐN) làm chủ đầu tư. Ông Nguyễn Cao Trí giữ chức Tổng Giám Công ty SGĐN.

Tuy nhiên, ngày 8/7/2021, TTCP lại có thông báo kết luận sửa đổi một số nội dung KLTT 929 về việc quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do ông Trần Văn Minh, lúc này là Phó Tổng TTCP ký. TTCP đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng căn cứ thẩm quyền, hướng dẫn công ty thực hiện thủ tục giãn tiến độ, điều chỉnh dự án.

Trước khi sửa đổi bổ sung KLTT 929, TTCP cũng đã lập Tổ công tác để thẩm tra gồm: Lê Quốc Khanh (nguyên Phó Cục trưởng Cục II, TTCP, Tổ trưởng Tổ công tác), Hoàng Văn Xuân (Thanh tra viên Cục II, TTCP, Thành viên Tổ công tác), Nguyễn Nho Định (Thanh tra viên Cục II, TTCP, Thàn viên Tổ công tác), Nguyễn Ngọc Ánh (nguyên Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, Thành viên Tổ công tác).

Hồi đầu tháng 3/2023, ông Trần Văn Minh đột ngột qua đời do đột quỵ sau khi được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM.

Moi tham tinh cua dai gia Nguyen Cao Tri va ong Tran Van Minh

Ông Trần Văn Minh (trái) lúc còn sống và ông Nguyễn Cao Trí có mối quan hệ thân thiết. Ảnh: QH, VLU
Nhận hối lộ 10 tỷ đồng giúp dự án Đại Ninh "hồi sinh"

Liên quan tới dự án Đại Ninh, trong bản kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an mới công bố cho biết, Nguyễn Cao Trí có mối quan hệ thân thiết với ông Trần Văn Minh do học cùng lớp nghiên cứu sinh, cùng bảo vệ Tiến sỹ tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Sau khi biết ông Minh là người ký KLTT 929 kiến nghị thu hồi dự án Đại Ninh, Trí gặp ông Minh trao đổi về việc muốn mua lại dự án Đại Ninh và nhờ ông Minh xem xét cho gia hạn dự án.

Ông Minh đồng ý giúp Trí và hướng dẫn Trí làm đơn của Công ty SGĐN gửi lãnh đạo Chính phủ để TTCP có căn cứ giải quyết. Minh nói rõ với Trí là "ông Minh ký kiến nghị thu hồi được thì sẽ ký được cho gia hạn dự án", nên Trí đã tin tưởng, yên tâm để ký hợp đồng mua lại dự án, cổ phần Công ty SGĐN.

Quá trình gửi đơn kiến nghị, Trí được ông Minh hướng dẫn nhờ lãnh đạo Chính phủ có ý kiến với Mai Tiến Dũng (nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP) xin ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực giao cho TTCP xem xét, giải quyết, tạo "sức nặng" cho ông Minh đề xuất thành lập Tổ công tác xác minh đơn, kiến nghị cho gia hạn dự án. Ông Minh cho Trí biết đã chỉ đạo Lê Quốc Khanh ủng hộ Trí gia hạn dự án và cho cho số điện thoại của Khanh để Trí liên hệ làm việc.

Sáng ngày 15/3/2021, sau khi Công ty SGĐN làm việc xong với Tổ công tác của TTCP về dự án Đại Ninh, Trí đã gặp và đưa cho Nguyễn Ngọc Ánh số tiền 100 triệu đồng tại phòng làm việc của Ánh. Đến chiều, Trí đưa cho Lê Quốc Khanh 500 triệu đồng và nhờ Khanh đưa 100 triệu đồng cho Tổ công tác tại khách sạn Dinh II, TP. Đà Lạt.

Ngày 23/3/2021, khi Tổ công tác về TP.HCM để xác minh, thu thập tài liệu, Trí hẹn Khanh đi ăn tối tại khách sạn Park Hyatt, quận 1 để cung cấp tài liệu chứng minh năng lực tài chính của Công ty SGĐN và đưa cho Khanh 200 triệu đồng để cảm ơn và tiếp tục nhờ Khanh ủng hộ trong quá trình giải quyết đơn. Đồng thời, Trí chỉ đạo cấp dưới đưa tài liệu và 50 triệu đồng cho Hoàng Văn Xuân tại Nhà khách TTCP, quận 3, TP.HCM.

Quá trình dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra xác minh của TTCP, chiều tối ngày 25/4/2021, Trí hẹn gặp ông Trần Văn Minh và đưa cho ông Minh 8 tỷ đồng tại nhà riêng ở số 89 Trần Quốc Toản, quận 3, TP.HCM. Đến ngày 28/4/2021, Trí tiếp tục đưa cho ông Minh 2 tỷ đồng thông qua Trần Thành Long (con trai ông Minh) tại khu vực gần nhà riêng ông Minh.

Ngày 4/5/2021, Trí đến trụ sở TTCP gặp Khanh, nhờ Khanh dẫn sang phòng làm việc của Nguyễn Hồng Giang để đưa cho Giang 200 triệu đồng và đưa thêm cho Khanh 200 triệu đồng tại nhà hàng Hai Lúa, đường Nguyễn Chánh, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an nêu rõ, hành vi của ông Trần Văn Minh có đủ dấu hiệu của tội "Nhận hối lộ", nhưng, do ông đã mất nên không xem xét trách nhiệm hình sự. Hiện, cơ quan điều tra đã ngăn chặn giao dịch đối với các tài sản nhà, đất đứng tên ông Minh và người liên quan để đảm bảo yêu cầu giải quyết vụ án.

Các bị can trong Tổ công tác của TTCP bị đề nghị truy tố tội "Nhận hối lộ", Nguyễn Cao Trí bị đề truy tố tội "Đưa hối lộ".

Kon Tum: Công ty Lộc Tiến trúng thầu trăm tỷ, lãi chỉ trăm triệu

(Vietnamdaily) - Công ty Lộc Tiến - một nhà thầu quen mặt với Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Tu Mơ Rông báo lãi khá mỏng trong 2 năm qua khi doanh thu ngất ngưởng.

Công ty TNHH Lộc Tiến (địa chỉ tại đường Đinh Công Tráng, phường Duy Tân, TP Kon Tum) thành lập ngày 29/07/2009; ông Phạm Văn Thạnh (SN 1984) là người đại diện pháp luật. Ông Thạnh cũng là Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là giám đốc của Lộc Tiến.

Doanh nghiệp đang có vốn điều lệ 2 tỷ đồng, trong đó, ông Phạm Văn Thạnh góp vốn 40%; ông Trần Văn Pháp góp vốn 30%; ông Nguyễn Tấn Tâm góp vốn 20% và ông Lê Quang Trưởng góp vốn 10%.