Vì sao Mỹ “giúp” người Kurd đánh chiếm thành phố Manbij?

(Kiến Thức) - Theo các nhà phân tích Nga, đằng việc Mỹ hậu thuẫn người Kurd đánh chiếm thành phố Manbij là mưu đồ liên bang hóa chia cắt lãnh thổ Syria của Washington.

Trong khi Quân đội Syria (SAA) tháo lui ở phía tây tỉnh Raqqa sau khi bị phiến quân IS tấn công chớp nhoáng, Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd làm lực lượng nòng cốt và được Mỹ hậu thuẫn cũng có nguy cơ bị sa lầy trong việc đánh chiếm thành phố Manbij.
Dang viec My “giup” nguoi Kurd danh chiem thanh pho Manbij
Không quân Mỹ yểm trợ mạnh mẽ SDF trong chiến dịch đánh chiếm thành phố Manbij ở phía bắc Syria. Ảnh newsweek.com 
Hai chiến dịch tấn công phiến quân IS riêng rẽ của quân chính phủ và SDF ở miền bắc Syria đã bị chống trả dữ dội. SDF chưa đánh đuổi được phiến quân IS ra khỏi thành phố Manbij, cửa ngõ chiến lược của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp sự yểm trợ mạnh mẽ bằng không quân của liên minh do Mỹ cầm đầu. Trong khi đó, Quân đội Syria và các lực lượng đồng mình đã buộc phải rút lui dọc theo đường cao tốc Raqqa-Ithriya ở phía tây tỉnh Raqqa.
Quân đội Syria mắc phải sai lầm chiến thuật
Theo Đài truyền hình Al-Mayadeen ở Lebanon, các lực lượng chính phủ Syria đã bị phiến quân IS tấn công bằng vũ khí hóa học, trong chiến dịch phản công chớp nhoáng diễn ra trong hai ngày 20-21/6/2016.
Ngày 24/6, Al-Masdar News cho biết phiến quân IS thông báo đã đánh chiếm được kho chứa ngũ cốc gần Palmyra và hiện đang “ở rìa phía đông Palmyra và đặt sân bay quân sự T-3, vừa được Không quân Syria mở cửa trở lại, trong tầm đạn pháo”.
Bình luận về thất bại này, nhà báo Nga và là nhà phân tích chính trị Eugeni Krutikov cho rằng việc Quân đội Syria buộc phải rút lui ở phía tây tỉnh Raqqa là do một loạt sai lầm chiến thuật.
Nhà báo Eugeni Krutikov viết: "Việc phiến quân IS tấn công các lực lượng chính phủ trải dài dọc theo đường cao tốc đã được dự đoán trước”. Ông Krutikov viết thêm rằng trong ngày 20/6, phiến quân IS đã tập trung đủ lực lượng trong khu vực để phát động một cuộc phản công chống lại Quân đội Syria và các lực lượng đồng minh.
Trong đợt phản công chớp nhoáng này, phiến quân IS đã sử dụng "chiến thuật cơ bản": dùng một số xe tải chở bom tấn công tự sát vào các trạm kiểm soát của Quân đội Syria. Mặc dù một số chở bom đã bị phá hủy trong khi tiếp cận mục tiêu, nhưng các vị trí phòng thủ của SAA cũng bị tan rã. Kết quả là trong khoảng 24 giờ, phiến quân IS đã tái chiếm 15-20 km xa lộ từ tay Quân đội Syria đang trên đường tiến đánh căn cứ không quân Tabqa ở tỉnh Raqqa.
Krutikov nhận xét rằng sự hỗ trợ của Lực lượng Không gian vũ trụ Nga đã không cứu được SAA thảm bại. Ngoài xe tải đánh bom tự sát, phiến quân IS còn sử dụng một số lượng rất hạn chế xe tăng trong cuộc tấn công, khiến cho các cuộc không kích chống lại bộ binh cơ giới của phiến quân IS kém hiệu quả.
Trong tình huống đó, việc Quân đội Syria quyết định rút lui là đúng đắn, khi các lực lượng ủng hộ chính phủ ở Damascus phải đối mặt với nguy cơ bị bao vây chia cắt.
Đồng thời, phiến quân IS còn phát động một cuộc tấn công theo hướng Palmyra. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, việc phiến quân IS tiến tới rìa phía đông của Palmyra là "không quan trọng" và không gây ra áp lực nghiêm trọng đối với thành phố cổ này.
Người Kurd theo đuổi mục tiêu địa chiến lược riêng
Trong khi đó, hướng tấn công thành phố Manbij của SDF cũng đã bị phiến quân IS chống trả dữ dội. Al Masdar News ngày 23/6 đưa tin: "Tuy thành phố Manbij bị bao vây hoàn toàn trong hai tuần qua, Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) vẫn chưa đánh bật được phiến quân IS ra khỏi thành phố, mặc dù được Mỹ yểm trợ mạnh mẽ bằng nhiều đượt không kích.... Manbij có ý nghĩa chiến lược quan trọng vì là một cửa ngõ để ISIS kiểm soát khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia thường được ISIS sử dụng để tuồn lậu chiến binh và vũ khí nước ngoài vào cái gọi là Nhà nước Hồi giáo".
Có tin nói các lực lượng SDF đã chiếm được một nửa thành phố Manbij, chỉ còn cách trung tâm thành phố 2km nhưng vấp phải sự chống trả vô cùng quyết liệt của phiến quân IS.
Trước đó, một số chuyên gia cho rằng có thể đã có sự phối hợp giữa hai cuộc tấn công riêng rẽ ở miền bắc Syria của SAA và SDF được Mỹ hậu thuẫn.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Semyon Bagdasarov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông và Trung Á, SDF được Mỹ hậu thuẫn bao gồm các chiến binh chủ yếu là người Kurd đang theo đuổi mục tiêu địa chiến lược riêng trong khu vực. Cuộc tấn công của dân quân người Kurd vào thành phố Manbij là một phần của một kế hoạch nhằm chia cắt lãnh thổ Syria.
Nhà phân tích Bagdasarov lưu ý đến việc SDF đột ngột thay đổi kế hoạch tấn công thành phố Raqqa – “thủ phủ” của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo” – và tiến quân về phía thành phố Manbij. Các chuyên gia cho rằng đây không phải là một chiến dịch nghi binh và cũng không phải là một sự thay đổi chiến lược rõ ràng. Trước khi SDF tiếp tục tiến đánh Raqqa, lực lượng này cần lấy được thành phố Manbij và đây là một phần của một kế hoạch tổng thể của người Kurd và Mỹ.
Nhà phân tích Bagdasarov nhận định: "Rõ ràng, họ (người Kurd và Mỹ) đã quyết định trước tiên đánh chiếm Manbij, rồi đánh chiếm thành phố biên giới Jerablus cách Manbij vài chục cây số. Sau đó, SDF tiến đến thành phố biên giới Azaz và kết nối với Afrin, liên minh với Quân đội Syria Tự do và các nhóm đối lập khác”.
Theo ông Bagdasarov, mục tiêu của chiến dịch tổng thể này là chiếm được vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía đông bắc và tây bắc Syria. Vùng lãnh thổ này sau đó sẽ bị tách khỏi Syria, nhưng kế hoạch này vấp phải hai trở ngại chính là hai tỉnh Aleppo và Idlib.
Nhà phân tích Timur Dzhukayev của báo Vzglyad cũng tán thành phân tích của ông Bagdasarov.
Nhà báo Timur Dzhukayev cho rằng nếu dân quân người Kurd giải phóng được thành phố Raqqa, rất có thể thành phố này sẽ trở thành một phần của Rojava (Tây Kurdistan) và SDF cũng có thể trở thành một lực lượng “ủy thác” của Washington. Ông Dzhukayev nói tiếp: "Người ta không thể loại trừ việc hỗ trợ cho khu vực Đại Kurdistan có thể là một trong những thành tố quan trọng trong chiến lược của Mỹ ở Trung Đông. Trong bối cảnh này, người Kurd Syria sẽ trở thành động lực liên bang hóa Syria, một quá trình mà Mỹ sẽ đắc lợi”.

Toàn cảnh Hà Nội ngập úng do ảnh hưởng của bão số 3

(Kiến Thức) - Do ảnh hưởng của bão số 3, Hà Nội mưa lớn khiến nhiều khu vực bị ngập sâu trong nước, các phương tiện lưu thông gặp rất nhiều khó khăn.

Toan canh Ha Noi ngap ung do anh huong cua bao so 3
Do ảnh hưởng của bão số 3 (tên quốc tế là Dianmu - Thần Sét) bắt đầu từ cuối giờ chiều ngày 18/8, toàn TP Hà Nội đã có mưa lớn, kèm theo sấm sét xuất hiện, gây ngập lụt trên nhiều tuyến đường phố của thủ đô. Ghi nhận của PV Kiến Thức lúc 19h30 cùng ngày, trên đường Phạm Hùng (cách cầu vượt Mai Dịch khoảng 100m) nước ngập sâu đến khoảng 40-50cm và kéo dài đến khoảng 500m khiến nhiều phương tiện di chuyển qua đây gặp nhiều khó khăn. 

Toan canh Ha Noi ngap ung do anh huong cua bao so 3-Hinh-2
 Nước tạo thành sóng đánh xô vào phía vỉa hè mỗi khi các phương tiện di chuyển qua đây.

Toan canh Ha Noi ngap ung do anh huong cua bao so 3-Hinh-3
 Dòng phương tiện bì bõm vượt "sông" ở Hà Nội.

Toan canh Ha Noi ngap ung do anh huong cua bao so 3-Hinh-4
 Ai nấy cũng muốn di chuyển nhanh chóng đi qua đoạn đường ngập lụt để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc.

Toan canh Ha Noi ngap ung do anh huong cua bao so 3-Hinh-5
 Nước mỗi lúc càng dâng cao do lượng mưa lớn, kéo dài không ngớt.

Toan canh Ha Noi ngap ung do anh huong cua bao so 3-Hinh-6
Nhiều phương tiện chết máy do nước ngập khiến chủ phương tiện phải khổ sở dắt qua dòng nước sâu.

Toan canh Ha Noi ngap ung do anh huong cua bao so 3-Hinh-7
 Tại ngã tư Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Long mưa lớn cũng khiến đoạn đường ngập sâu (hướng di chuyển về phía Trần Duy Hưng).

Toan canh Ha Noi ngap ung do anh huong cua bao so 3-Hinh-8
 Trong khi đó, trên đường Láng, nhiều phương tiện phải "leo" lên vỉa hè để tìm đường di chuyển, tránh đoạn nước ngập lụt, sâu khoảng 40cm.

Toan canh Ha Noi ngap ung do anh huong cua bao so 3-Hinh-9
 Các ô tô, xe máy di chuyển từ từ trong mưa bão để vượt qua đoạn đường ngập nước.

Toan canh Ha Noi ngap ung do anh huong cua bao so 3-Hinh-10
 

Toan canh Ha Noi ngap ung do anh huong cua bao so 3-Hinh-11
 Mưa lớn kèm theo gió bão thổi bay một sạp bán hàng bánh trung thu trên vỉa hè đường Phạm Hùng.

Toan canh Ha Noi ngap ung do anh huong cua bao so 3-Hinh-12
 Sạp bánh bay ra đường gây cản trở giao thông.

Gặp người đưa nữ CSGT Hà Nội ra đường để gần dân hơn

(Kiến Thức) - Đại tá Đào Vịnh Thắng là người đã đưa lực lượng nữ CSGT làm nhiệm vụ giờ cao điểm tại 26 chốt giao thông trọng điểm, tạo sự mềm mại và hình ảnh đẹp.

Từ tháng 10/2012 đến nay, trên cương vị Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an TP Hà Nội, Đại tá Đào Vịnh Thắng luôn nêu cao trách nhiệm thực hiện toàn diện, hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao. Đáng chú ý, trong suốt quá trình công tác, Đại tá Thắng còn chủ động tham mưu cho Giám đốc Công an TP Hà Nội những kế hoạch, chuyên đề tích cực trong lĩnh vực giao thông, góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn toàn thành phố.
Đại tá Đào Vịnh Thắng động viên các nữ CSGT cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trong những ngày thời tiết nắng nóng đến 40 độ C trong tháng 6 vừa qua.
 Đại tá Đào Vịnh Thắng động viên các nữ CSGT cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trong những ngày thời tiết nắng nóng đến 40 độ C trong tháng 6 vừa qua.