Đắng lòng cảnh mẹ 90 tuổi nuôi 4 con mù lòa

(Kiến Thức) - Những năm tháng vất vả, cơ cực đã lấy đi sức khoẻ và ước mơ sống của bà, đẩy bà đến ước vọng cuối cùng là được giải thoát...

Mẹ khóc con mù
Tìm về vùng quê nghèo xã Trí Yên, tôi được biết về hoàn cảnh hết sức khó khăn của gia đình bà Nguyễn Thị Cúc năm nay đã 90 tuổi. Ngôi nhà cũ kỹ, đơn sơ của bà Cúc tá túc nằm hắt hiu trong ngọn đồi nhỏ thuộc xã Trí Yên, nơi mà nhiều người vẫn bảo là đất độc khí thừa, vì thế mà nhiều gia đình đã gồng gánh bỏ đi nơi khác chỉ còn lại gia đình bà Cúc kiệt quệ lẩn khuất sau những rặng tre già.
Bà Nguyễn Thị Cúc sinh được 6 người con đó là: Vũ Trí Hùy, Vũ Thị Mỳ, Vũ Thị Miến, Vũ Thị Măng, Vũ Trí Soạn và Vũ Thị Hoa. Trong đó, chị Mỳ và chị Miến đã chết do đói và bệnh tật. 
Nghe chính một trong những người con của bà Cúc kể về cái lý do ánh sáng mặt trời bỏ họ mà đi cũng không khỏi cảm thán. "Ngày đó có ông thầy bói tên là Thơ Quán đi qua nhà rồi buông lời trắc trở: "Ngôi mộ tam đại của nhà này có nhánh cỏ gừng chọc vào mắt, nếu không chạy thì đẻ đứa nào ra mù đứa đấy". Nghe vậy gia đình kiểm tra thì đúng là có nhánh cỏ gừng chọc vào mắt, sau đó chuyển mộ đi chỗ khác thì đẻ được tôi và cái Hoa tinh mắt", anh Soạn kể.
Khó khăn bủa vây gia đình tội nghiệp, làm ra đồng nào cũng chỉ để chạy chữa cho con. Mắt thì chưa sáng nhưng kinh tế gia đình đã lụi tàn đi, cả gia đình phải sống trong sự cơ cực và nhọc nhằn. Rồi gánh nặng lại đè lên vai bà Cúc khi chồng bà mất năm 1991, mọi công việc đều một tay bà làm. Có hôm bà đi làm đồng về, cả đàn con đang réo rắt vì đói nhưng lục khắp nhà không còn lấy nổi một bát gạo. Nhìn đàn con nheo nhóc vì đói vì khát, không biết đã bao lần bà Cúc khóc vì những đứa con không lành lặn đáng thương kia.
Chị Măng làm những công việc của người sáng mắt.
Chị Măng làm những công việc của người sáng mắt. 
Vượt qua bóng tối
Trong hoàn cảnh éo le ấy, hi vọng về một cuộc sống no đủ, sung túc đã không còn với bà và mấy người con, thế nhưng khát vọng sống chưa bao giờ bị đẩy lùi trong tâm trí người mẹ nghị lực. Vất vả là thế, nhưng bà vẫn không chịu đầu hàng số phận. Ngày nào khoẻ, bà Cúc vẫn một mình vác cuốc ra đồng trồng rau, cấy lúa. Bà bảo: "Con mình sinh ra thì phải nuôi được cho chúng lớn khôn, đó là trách nhiệm của người làm mẹ".
Nhiều người dân xã Trí Yên không quên được hình ảnh bà Cúc dắt theo 2 đứa con mù lòa ra đồng. Điều người ta thấy ngạc nhiên đó là mặc dù mù nhưng vẫn be bờ, cuốc ruộng rồi cấy hái như người bình thường. 
Bà Tạ Thị Ngọc hàng xóm với bà Cúc kể rằng: "Bà Cúc đi trước cầm gậy dắt theo 2 đứa con mù ra đồng, nhiều lúc vấp phải bờ ruộng ngã lăn lốc, mấy mẹ con lại cười với nhau". Lâu rồi thành quen, mấy người con mù đó có thể làm đồng theo mẹ, không những thế, họ còn tự nấu cơm, quét dọn nhà cửa...
Những lúc nhàn rỗi bà Cúc lại đi làm thuê làm mướn đủ việc để kiếm thêm, bà đã gạt bỏ hết buồn tủi, không nản lòng, chỉ mong các con có cuộc sống ổn định hơn. Cứ như thế, bà Cúc là ánh sáng cho mấy người con mù lòa suốt mấy chục năm qua, cả nhà bà nương tựa vào nhau, không chịu khuất phục trước sóng gió của cuộc đời.
Thương hoàn cảnh của gia đình bà Cúc, hàng xóm cũng tận tình giúp đỡ về ngày công lao động. Đến mùa vụ, hàng xóm thường chạy đến làm phụ các công việc như cày, cấy, gặt hái...
Ngọn đồi nhỏ nơi gia đình bà Cúc tá túc.
Ngọn đồi nhỏ nơi gia đình bà Cúc tá túc. 
"Khổ lắm anh à! Một thân tôi lo cho mấy đứa con mù dở"
Cuộc sống lầm lũi ấy cứ tiếp diễn như thế suốt mấy chục năm qua, đến nay bà Cúc tuổi đã cao, không còn đi lại được nữa, đặt đâu nằm đấy, không còn lo nổi cho bản thân. Vậy mà cũng chẳng có được một sự chăm sóc tử tế. Sống cùng chị Măng và anh Hùy, hai người vừa mù vừa điếc, tâm tính lại không ổn định, nhiều hôm không nấu cơm cho bà Cúc ăn, để bà nhịn mấy ngày trời. Chị Hoa thì đi lấy chồng xa, người con trai thứ 5 là anh Soạn đã có gia đình, nhà ở gần đó, nhưng rất nghèo nên cũng chỉ thăm nom chốc lát.
Hôm tôi đến thăm, bà Cúc nằm co ro trong chiếc giường đã cũ kỹ ọp ẹp chỉ có mỗi chiếc chiếu rách, cái vỏ chăn mốc meo, vạc giường thì lưa thưa. Mùi hôi, mùi khai từ chiếc thúng đựng tro bếp để dưới gầm giường mà bà dùng để vệ sinh bốc lên nồng nặc. 
Thấy người lạ, bà cố vặn mình ra cửa rồi lấy hơi kể cho tôi nghe về những năm tháng khó khăn cùng cực: "Khổ lắm anh à, một thân tôi lo cho mấy đứa con mù dở, tôi không biết cố được đến khi nào". Giọng bà còn trong nhưng mắt thì lúc nào cũng nhắm nghiền vì mệt. Ở cái tuổi 90 gần đất xa trời rồi mà bà Cúc vẫn phải lo lắng cho mấy người con mù dở. 
Bà Cúc nằm co ro trên chiếc giường cũ kỹ ọp ẹp.
Bà Cúc nằm co ro trên chiếc giường cũ kỹ ọp ẹp. 
Chết luôn đi, cứ dở dang thế này khổ lắm
Giờ đây bà Cúc già yếu, không thể lao động được nữa, ruộng cũng đã bỏ. Cả nhà chỉ trông nhờ vào mấy trăm ngàn phụ cấp của Nhà nước (180.000 đồng của bà Cúc, 360.000 đồng của anh Hùy và chị Măng).
Mỗi khi có người đến thăm, nhìn cảnh bà nằm trên giường thoi thóp như ánh trăng già dần khuất núi khiến ai nấy đều thấy như đứt từng khúc ruột. Anh Soạn bảo: "Mấy hôm nay cụ luôn miệng kêu muốn chết, nghĩ chuyện chẳng lành tôi sợ quá". 
Bên chiếc giường nồng nặc mùi hôi hám, bà Cúc cứ lặp đi lặp lại nhừng lời bất trắc: "Giờ tôi chỉ muốn chết cho xong, ăn không ăn được, ngủ không ngủ được, khổ lắm... chết thì chết luôn đi, cứ dở dang thế này khổ lắm! Chết đi thì sẽ không phải nhìn thấy cảnh mấy đứa con mù lòa sống dở chết dở nữa, sẽ không còn phải day dứt, đau khổ nữa... giờ tôi chỉ muốn... chết". Những năm tháng vất vả đã lấy đi sức khoẻ của bà, cả những ước mơ về một cuộc sống sung túc, hạnh phúc, lấy đi cả niềm tin sống và đẩy bà đến ước vọng cuối cùng là được giải thoát.
"Về gia đình bà Cúc, chính quyền địa phương cũng hết sức quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt để giúp họ ổn định cuộc sống. Đây là gia đình luôn được đặt trong danh sách hộ nghèo để hưởng những chính sách hỗ trợ của Nhà nước".
Anh Nguyễn Văn Thắng (Chủ tịch Hội Nông dân Tập thể xã Trí Yên)

Thái Bình: Mẹ già nuôi con 37 tuổi trong cũi sắt

(Kienthuc.net.vn) - “Có lần nó phá cũi ra trèo lên tầng 2 nhà bác Anh rồi giằng lấy cháu Linh con nhà chị Hằng ném xuống sân may sao mà có giàn cây đỡ lại…” - bà ĐàoThị Ái (sinh năm 1939, thôn Nhuệ, xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

Lộ sáng sự thật sốc về nhà ma ám ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Lần theo những ngôi nhà ma ám nhuốm đầy màu sắc rùng rợn và sởn da gà ở Hà Nội, nhiều tình tiết mới được hé lộ.

Chủ đề nhà bị ma ám, hồn ma đòi trả nhà nhuốm màu sắc u ám, huyền bí đã tốn không giấy mực và được mổ xẻ đủ chiều cạnh. Chỉ cần lên Google search “nhà ma ám Hà Nội”, lập tức có hàng nghìn kết quả hiện ra. Không ít ngôi nhà ở giữa chốn thị thành tấp nập vướng phải lời đồn có ma quỷ khiến chủ nhân khiếp sợ không dám ở như nhà tại 138 Hàng Trống hay nhà ở ngõ 392 Bạch Mai… Những ngôi nhà đó hiện nay ra sao? Thực hư câu chuyện đó như thế nào cần một lời giải thích đáng.
Lời đồn ma quỷ

Theo lời đồn thổi, ngôi nhà tại ngõ 392 Bạch Mai rao bán cả nửa năm không ai mua vì có ma ám, ngay cả dân trong ngõ cũng không ai dám bén mảng tới căn nhà. Vợ chồng chủ nhà đi xem bói cũng biết nhà có ma, đã mời thầy về cúng yểm bùa xong không được, thành ra đành chuyển qua cho thuê. Tuy nhiên, những người đến thuê nhà hoặc chuyển đi gấp hoặc nửa đêm ngủ mơ có người phụ nữ tóc trắng đến đứng ở đầu giường đòi trả lại nhà nên cũng không trụ được ở đây lâu.

Trên thực tế, nhiều địa chỉ khác ở Hà Nội cũng gây tò mò cho nhiều người vì những bí hiểm xung quanh chúng. Ngôi nhà 138 Hàng Trống đối diện Hồ Gươm nổi tiếng ghê rợn với  hồn ma vất vưởng, ngày rằm hàng tháng lại có tiếng phụ nữ la hét như đang bị hành hạ đau đớn lắm..., rồi thỉnh thoảng người ta lại nhìn thấy 1 người đàn bà tóc rất dài và đen, không nhìn rõ mặt hay ngồi trên nóc nhà ôm cây đa mà khóc lóc thảm thiết. Một cây đa mọc giữa nhà đâm thủng cả nóc và rễ thì lơ lửng giữa gác 2, một cây đa không có đất mà vẫn xanh mơn mởn.

Không dừng ở đó, nhiều người bán tin bán nghi, mỗi lần đi qua cũng ngó vào ngôi nhà tại địa chỉ 300 Kim Mã, vì nơi đây cũng từng nhuốm màu kỳ bí, với lời đồn ngôi nhà bỏ hoang, thi thoảng lại có ánh đèn leo lét và bóng người trông rất đáng sợ.

Dù có nhiều lý giải khác nhau, có người tin, có người không tin vào chuyện tâm linh nhưng những lời đồn đại vẫn tiếp diễn .

Tận mục và sự thật... hé lộ

Mang câu chuyện với nhiều chi tiết ly kì và ghê rợn đó đến ngõ 392 Bạch Mai (ngõ Thuận Thành trước đây) để tìm hiểu, PV Kiến Thức khá bất ngờ vì tại nơi xuất phát tin đồn, nhiều người dân được hỏi, trả lời không biết hoặc chưa từng nghe đến ngôi nhà nào như vậy? Con ngõ nhỏ nhà cửa san sát, kéo dài và ăn thông sang ngõ 402 Bạch Mai tấp nập và chật chội. PV tìm kiếm một ngôi nhà khóa trái cửa nẻo, bỏ hoang nhưng tuyệt nhiên không thấy.
Ngõ 392 Bạch Mai - nơi có tin đồn rùng rợn về hồn ma về đòi nhà. Ngõ nhỏ, nhà cửa san sát và tấp nập.
Ngõ 392 Bạch Mai - nơi có tin đồn rùng rợn về hồn ma về đòi nhà. Ngõ nhỏ, nhà cửa san sát và tấp nập.  

Bác Đ - Tổ trưởng khu dân dân cư 392 Bạch Mai cho biết: “Tôi quản lý ở đây đã lâu, nhưng chưa nghe thấy có nhà nào bị như vậy cả, có lẽ do người ta chỉ thêu dệt vì cạnh tranh khi buôn bán nhà để hạ giá xuống thôi. Nếu có ma thật thì chả ai dám ở đây cả, trong khi người đến đây mua, thuê nhà vẫn đông lắm, giờ ai còn tin vào chuyện ma quỷ nữa”.