Dâng lễ ở chùa đầu năm thế nào mới đúng trình tự?

(Kiến Thức) - Khi dâng lễ ở chùa phải kính cẩn, dùng hai tay và đặt cẩn trọng lên ban thờ theo thứ tự từ ban thờ chính đến ban thờ ngoài cùng.

Ngôi chùa từ lâu đã hiện hữu và gắn bó thiết thân với mỗi chúng ta. Chùa là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng, thanh tịnh. Khắp nơi trên cả nước đều có chùa, dù to hay nhỏ cũng đã trở thành một phần không thể tách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam.
Tuy nhiên không ít người vào chùa lễ Phật thường chuẩn bị lễ với đủ thứ như hoa, quả, xôi, thịt…rồi thắp hương, khấn xin đức Phật ban tài, ban lộc, cầu an cho gia đình mình. Song việc hành lễ thế nào cho đúng không phải bất cứ ai cũng biết. Có nhiều tình huống không mấy thiện cảm khi vào chùa hành lễ và đôi khi biến việc đi lễ chùa để bình an trở nên phiền muộn.
Dang le o chua dau nam the nao moi dung trinh tu?
  Không phải ai đi chùa cũng biết cách hành lễ theo trình tự như thế nào.
Có thể nói đó là hiện tượng phổ biến đang diễn ra ở bất cứ chùa nào. Nhưng dâng lễ ở chùa theo trình tự như thế nào thì mới đúng?
Trao đổi với PV Kiến Thức, Sư cô Thích Nữ Minh Tâm (Học viện Phật giáo Việt Nam tại Sóc Sơn – Hà Nội) cho biết: “Khi vào chùa dâng lễ, đầu tiên người Phật tử phải đặt lễ vật và thắp hương ở ban thờ Đức Chúa Ông.
Đây là người đã bỏ vàng ra lát khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà nước Xá Vệ nhằm mua được khu vườn xinh đẹp đó xây tịnh xá cúng dàng đức Phật đến thuyết pháp. Do công đức lúc sinh thời làm nhiều việc phúc và ủng hộ Phật pháp nên Ngài được làm Long Thần hộ pháp tại các chùa (miền bắc Việt Nam - PV).
Trong tiềm thức dân gian Ngài là vị thần chủ tể ở chùa, là Thập bát long thần ủng hộ Phật pháp và là vị thần trong coi trong chùa, bảo hộ cho trẻ em.
Sau khi đặt lễ ở ban Đức Chúa Ông xong thì lên hương án của Chính điện (nơi thờ Tam Bảo – PV) thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát. Việc thỉnh ba hồi chuông cần được sự cho phép của quý Thầy, không được tự tiện dùng pháp khí như chuông, mõ, trống…trong chùa.
Đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ (phần lớn các chùa ở miền Bắc đều có điện thờ - PV) thì đến đó đặt lễ và dâng hương cầu theo ý nguyện.
Riêng với các ban thờ Cô, thờ Cậu, việc hóa tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng. Khi hạ lễ, phải hạ ban ngoài cùng đến ban chính. Các đồ lễ ở ban thờ này như gương, lược thì để nguyên trên bàn thờ.
Nơi cuối cùng mà Phật tử cần đến lễ là nhà Tổ. Đây là nơi thờ các vị Tổ sư đã có công tạo dựng hoặc trụ trì ở chùa, nay đã viên tịch”.
Đây là một số nghi thức khi dâng lễ ở chùa nhưng trên thực tế, hiện nay vào dịp tổ chức dâng hương lớn như ngày lễ, Tết,…thường khách thập phương tới dự đông đúc, điều này đã khiến việc dâng lễ bỏ qua một số tập tục, thay vào đó là các Phật tử làm theo cảm hứng hoặc tiện đâu thì lễ đó.
“Phật giáo luôn đề cao chữ tâm, chữ thiện nên việc dâng hương cúng Phật là cốt yếu ở tâm thành và hướng thiện. Đã là Phật tử khi vào chùa lễ Phật nên hiểu qua nghi thức và giáo lý đạo Phật để hướng thiện, sống đẹp đạo tốt đời. Đây là việc nên làm của một người Phật tử chân chính” – Sư cô Thích Nữ Minh Tâm nhấn mạnh.
Văn khấn lễ Phật
Nam mô a di Đà Phật. (3 lần)
- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày….. tháng ….. năm...................................................
Tín chủ con là:
...................................................................................................................
Ngụ tại:
...................................................................................................................
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa
...................................................................................................................
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm Đại sỹ, cùng Thánh hiền Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc. Nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, thề tránh điều dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quán Âm Đại sỹ, Chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long Bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ.
Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật. (3 lần)

Người tuổi Thân sinh ngày nào hưởng số sung sướng trời ban?

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia phong thủy, người tuổi Thân sinh ngày Tý, Sửu... là những người có vận số tốt nhất, gặp hung hóa cát, giàu có, hạnh phúc.
 

Nguoi tuoi Than sinh ngay nao huong so sung suong troi ban?
 Người tuổi Thân sinh ngày Tý được đánh giá là những người thường được quý nhân giúp đỡ cộng với tài năng, bản lĩnh kiên cường giúp họ gặt hái được thành công cao trong sự nghiệp. Họ thường là những người chức cao vọng trọng.

Những bức ảnh bí ẩn khiến nhiều người kinh hãi

Những bức ảnh bí ẩn này khiến người xem bị "đông cứng" vì quá sợ hãi. Hơn nữa, không có lời giải thích cho những bức ảnh này.

Nhung buc anh bi an khien nhieu nguoi kinh hai
Những bức ảnh bí ẩn này gây nhiều tranh cãi trong nhiều thập niên mà không vẫn không có một kết luận chính thức. Không ai rõ mục đích, lý do, nguyên nhân chụp những bức ảnh này. Trong ảnh là một người phụ nữ đang ngồi trên giường bệnh và cô dường như không hề biết đến sự tồn tại của một con "ma gấu" đang mỉm cười đầy nguy hiểm ngay trên giường mình. 

Nhung buc anh bi an khien nhieu nguoi kinh hai-Hinh-2
Bức ảnh con chó leo hàng rào này khiến nhiều người mất ăn mất ngủ vì bị ám ảnh. Nó giống như một con chó quỷ, chuyên đi rình rập quanh nhà và sẵn sàng cắn chết bất cứ người nào nó muốn ăn thịt. 

Nhung buc anh bi an khien nhieu nguoi kinh hai-Hinh-3
Không ai biết giáo phái này làm gì nhưng thực sự cũng rất ít người muốn tìm hiểu điều đó. 

Nhung buc anh bi an khien nhieu nguoi kinh hai-Hinh-4
Bức ảnh con rối chơi piano khiến nhiều người giật mình vì quá đáng sợ. 

Nhung buc anh bi an khien nhieu nguoi kinh hai-Hinh-5
Không rõ do ánh sáng hay chất lượng chụp mà bức ảnh gia đình này lọt top những bức ảnh gia đình đáng sợ nhất mọi thời đại. 

Nhung buc anh bi an khien nhieu nguoi kinh hai-Hinh-6
Ánh mắt của cậu bé như đôi mắt phát sáng của những con yêu tinh, khiến người xem hoảng sợ. 

Nhung buc anh bi an khien nhieu nguoi kinh hai-Hinh-7
Những chú hề là nỗi ám ảnh đáng sợ nhất của rất nhiều người, cả người lớn và trẻ con. 

Nhung buc anh bi an khien nhieu nguoi kinh hai-Hinh-8
Gặp một cảnh tượng như thế này, chắc chắn không ít người chỉ muốn mình bị "đông cứng" để không phải trải qua những giây phút hồn vía lên mây. 

Nhung buc anh bi an khien nhieu nguoi kinh hai-Hinh-9
Cho dù có thể là một trò đùa quá trớn, bất cứ ai gặp phải cảnh tượng này đều là người bất hạnh. 

Trang phục kiêng kị khi đi chùa ngày Tết

Nếu không lựa chọn trang phục đi chùa phù hợp bạn sẽ trở nên phạm giới và bất kính trước không khí linh thiêng nơi cửa phật.

Đi lễ chùa cầu may mắn, phước lộc đầu năm là một trong những nét văn hóa tâm linh truyền thống, độc đáo của người Việt. Về nơi cửa phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn sau một năm mệt mỏi bon chen với cuộc sống.

Tuy nhiên nhiều quý cô phân vân không biết lựa chọn trang phục như thế nào để tới lễ chùa. Nếu không biết cách chọn đồ phù hợp chắc chắn bạn sẽ bị mọi người soi mói và gây phạm giới bất kính trước không khí linh thiêng nơi cửa phật. Chính vì vậy, mỗi cô nàng đều nên chú ý lựa chọn trang phục đi chùa phù hợp và chỉn chu khi tới lễ chùa trong dịp đầu năm.

Không nên ăn mặc quá xuề xoà, hở hang khi đi chùa

Người đi lễ chùa nên chọn trang phục giản dị, nhã nhặn, sạch sẽ, kín đáo, lịch sự, đặc biệt không mặc váy quá ngắn, quần cộc, áo ba lỗ, áo xuyên thấu, khêu gợi… đây là điều phạm giới bất kính và không phù hợp với không khí trang nghiêm, linh thiêng tại chùa chiền.

Bạn cũng nên chú ý không mặc trang phục rườm rà lôi thôi gây vướng víu. Một lưu ý nhỏ khác là, nhiều đền chùa có quy định phải tháo bỏ giày dép trước khi vào sắp lễ nên bạn hãy chọn những đôi giày đơn giản, dễ tháo, dễ đi.
Không mặc váy ngắn, đồ bó sát không phù hợp khi đi lễ chùa.
 Không mặc váy ngắn, đồ bó sát không phù hợp khi đi lễ chùa.

Quần short kết hợp cùng legging tối màu, quần tất, quần short giả váy, đồ quá bó chẽn… là những kiểu trang phục tuy không hớ hênh nhưng cũng dễ gây phản cảm. Trong một không gian thiền thanh tịnh, với người đi lễ phần đông là các cụ già, những người trung niên thì những trang phục quá mức “xì - teen” như vậy sẽ không phù hợp.
Những kiểu mốt được khen là thời thượng ngoài phố không phù hợp với không gian thiền định.
Những kiểu mốt được khen là thời thượng ngoài phố không phù hợp với không gian thiền định. 

Không nên mặc trang phục màu sắc quá sặc sỡ

Theo quan niệm của đạo Phật thì ở nơi thờ tự linh thiêng, sự giản dị, tôn nghiêm luôn được đưa lên hàng đầu. Những bộ đồ màu sắc nhã nhặn sẽ là lựa chọn lý tưởng. Nếu có thể, bạn hãy chọn những trang phục có cùng tông màu với loại áo tràng các Phật tử thường mặc đi lễ chùa là màu nâu và lam.
Theo quan niệm dân gian, ăn mặc gọn gàng, lịch sự và trịnh trọng thể hiện sự tôn kính, có như thế mới được thần thánh phù hộ.
 Theo quan niệm dân gian, ăn mặc gọn gàng, lịch sự và trịnh trọng thể hiện sự tôn kính, có như thế mới được thần thánh phù hộ. 

Những trang phục nên mặc tới chùa

 

 

Có rất nhiều trang phục trẻ trung, đẹp, hợp thời trang bạn có thể diện để đi lễ chùa đầu năm. Một trong những lựa chọn trang phục nên mặc tới chùa đó là áo dài truyền thống màu sắc giản dị.

Ngoài ra bạn có thể chọn các kiểu quần jean, quần vải với độ ôm vừa phải, tối màu kết hợp cùng áo sơ mi, áo khoác gọn gàng. Vừa thời trang lại rất thanh lịch phải không nào.