Đảng Cộng hòa cần ông Trump

Vài tuần trước, những lãnh đạo đảng Cộng hòa muốn tách ông Trump khỏi đảng. Giờ đây, họ lại quyết định không thể rời bỏ ông.

Sau cuộc bạo động hôm 6/1, mối quan hệ giữa ông Trump và các lãnh đạo của đảng Cộng hòa đã nhanh chóng xấu đi. Song, giờ đây, giới lãnh đạo của đảng này lại có những động thái để cho ông Trump biết mình vẫn được chào đón.
"Chúng ta cần có nhau. Chúng ta chắc chắn cần ông Trump, ý kiến của ông ấy và cử tri của ông ấy. Ông ấy cũng cần chúng ta, nên chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết mọi chuyện", Jonathan Barnett, thành viên ủy ban đảng Cộng hòa tại Arkansas, cho biết.
Bỏ qua xung đột
Sau cuộc bạo loạn tại Điện Capitol hôm 6/1, nhiều lãnh đạo của đảng Cộng hòa đã lên án ông Trump vì kích động bạo lực và đe dọa tính mạng của các nhà lập pháp.
Lãnh đạo phe Cộng hòa Kevin McCarthy kêu gọi ông Trump phải nhận trách nhiệm đối với cuộc bạo động, trong khi thượng nghị sĩ cao cấp nhất của đảng Cộng hòa Mitch McConnell không giấu giếm sự phẫn nộ của mình trước vai trò của ông Trump trong sự việc trên. Thêm vào đó, 10 hạ nghị sĩ Cộng hòa cũng đã bỏ phiếu thuận việc luận tội ông Trump lần thứ hai. 
Dang Cong hoa can ong Trump
 Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ký điều khoản luận tội ông Trump sau cuộc bạo loạn tại Điện Capitol. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên, những chỉ trích trên dường như đã chìm vào quá khứ. Bây giờ, đảng Cộng hòa đang có những động thái để lấy lòng ông Trump và những người ủng hộ ông, trong khi vẫn giữ khoảng cách nhất định với vị cựu tổng thống.
"Đây không phải là việc gì gây sốc, chỉ là chọn lấy cách dễ nhất. Việc tham gia vào cuộc chiến (chống ông Trump) sẽ không mang lại lợi lộc gì, đặc biệt là khi bạn muốn giữ tương lai chính trị cho mình", một chiến lược gia của đảng Cộng hòa trả lời Politico.
Trong những tuần sau cuộc bạo loạn tại Điện Capitol, các thành viên của đảng Cộng hòa đã cố gắng thể hiện sự thân thiện với ông Trump, trong khi vẫn giữ khoảng cách nhất định với ông.
Vào hôm 27/1, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa Ronna McDaniel tái khẳng định đảng này sẽ không thiên về bất cứ ai cho vị trí ứng viên tổng thống tiếp theo. Tuyên bố mang tính trung lập này một lần nữa đặt ra câu hỏi rằng liệu đảng Cộng hòa có kế hoạch sử dụng ông Trump để giành lại quyền kiểm soát quốc hội trong cuộc bầu cử giữa kỳ hay không.
Tuy nhiên, không lâu sau khi tuyên bố trên được đưa ra, bà McDaniel lại đưa ra một tuyên bố khác, lần này nghiêng về phe ông Trump.
"Mối thù truyền kiếp của đảng Dân chủ với ông Trump luôn bao gồm việc luận tội ông, và nhiều thành viên đảng này đã tìm cách làm điều đó thậm chí trước khi ông nhậm chức" bà McDaniel lên án việc luận tội ông, cho rằng nó là "vi hiến" và "làm công chúng phân tâm khỏi những vấn đề hệ trọng mà họ muốn quốc hội giải quyết".
Tham vọng giành lại quốc hội
Một động thái khác cho thấy việc đảng Cộng hòa vẫn muốn giữ ông Trump lại là việc quan chức hàng đầu của đảng này tại hạ viện, ông McCarthy, đã dùng bữa trưa với ông Trump hôm 28/1. Hai người đã cùng chụp ảnh trong sảnh của khu nghỉ mát Mar-a-Lago và công khai cam kết sẽ hợp tác để đưa đảng Cộng hòa giành lại quyền kiểm soát hạ viện.
"Một phong trào bảo thủ thống nhất sẽ củng cố mối quan hệ giữa người dân chúng ta và duy trì quyền tự do vốn là nền tảng của đất nước này", thông cáo của ông McCarthy sau cuộc gặp mặt nhấn mạnh.
Vài tuần trước, đã có tin ông Trump dùng ngôn ngữ khiếm nhã để nói về ông McCarthy, trong khi lãnh đạo phe Cộng hòa ở Hạ viện cũng đi thăm dò ý kiến đồng nghiệp về việc ông có nên kêu gọi ông Trump - lúc đó vẫn là tổng thống - từ chức hay không. Đến ngày 29/1, trong đại sảnh dát vàng của Mar-a-Lago, hai người đã chụp chung một tấm hình và công khai mục tiêu chung: giành lại hạ viện về tay đảng Cộng hòa vào năm 2022.
Dang Cong hoa can ong Trump-Hinh-2
 Ông McCarthy đã đến Florida để gặp cựu Tổng thống Trump. Ảnh: Wall Street Journal.
Việc ông Trump có nhiều ảnh hưởng lên đảng Cộng hòa là do nhiều yếu tố. Một trong số chúng là việc đảng Cộng hòa nhận thấy họ sẽ bất lợi nếu không có ông.
Một ngày trước khi cuộc bạo động tại Điện Capitol nổ ra, đảng Cộng hòa đã mất hai ghế thượng nghị sĩ của bang Georgia và qua đó mất luôn quyền kiểm soát thượng viện. Các đảng viên Cộng hòa đổ lỗi cho ông Trump quá tập trung vào các cáo buộc gian lận bầu cử thay vì kêu gọi những người ủng hộ đi bỏ phiếu.
"Chúng ta thất bại ở Georgia chắc chắn là do ông Trump. Tôi tin chắc vào các phân tích hậu bầu cử như lần này", Politico dẫn lời một quan chức đảng Cộng hòa cho biết.
Dang Cong hoa can ong Trump-Hinh-3
Hai ứng viên Dân chủ, Raphael Warnock (phải) và Jon Ossoff, đã đánh bại các ứng viên Cộng hòa và trở thành tân thượng nghị sĩ bang Georgia. Các nghị sĩ Cộng hòa đổ lỗi cho ông Trump vì thất bại này. Ảnh: AP. 
Các cố vấn của ông Trump nói rằng ông sẽ tham gia tích cực trong cuộc đua giữa nhiệm kỳ sắp tới. Điều đó khiến nhiều đảng viên Cộng hòa nỗ lực để ông có tiếng nói cũng như đảm bảo những người ủng hộ ông vẫn được đảng Cộng hòa chào đón.
"Chúng tôi phải trung lập, và có các quy định bắt buộc chúng tôi làm vậy. Song, chúng tôi cũng sẽ không để cho ai lấy đi 74 triệu phiếu bầu của mình", ông Barnett nói, nhấn mạnh đến số phiếu mà ông Trump giành được hồi tháng 11.
Ông cũng cho biết thêm rằng đảng Cộng hòa "chắc chắn sẽ tìm cách hòa hợp với những cử tri đó, vì không thể chiến thắng nếu thiếu họ".
Sự trả đũa của Trump
Một nguyên nhân khác cho sự ảnh hưởng của ông Trump là việc ông sẵn sàng sử dụng quyền lực của mình để chống lại bất kỳ ai trong đảng Cộng hòa không ủng hộ ông.
Sau cuộc bỏ phiếu luận tội tại hạ viện, ông Trump đã được các trợ lý báo cáo tóm tắt về từng cá nhân trong số 10 đảng viên Cộng hòa bỏ phiếu thuận. Kể từ đó, ông và các đồng minh đã hướng mũi dùi vào Liz Cheney - thành viên cao cấp thứ ba của đảng Cộng hòa tại hạ viện.
Dang Cong hoa can ong Trump-Hinh-4
 Mặc dù đã rời nhiệm sở, song ông Trump vẫn có sự ảnh hưởng rất lớn đối với đảng Cộng hòa. Ảnh: Reuters.
Hôm 28/1, hạ nghị sĩ Matt Gaetz, một đồng minh của ông, đã bay đến bang Wyoming - quê nhà của nghị sĩ Cheney - để tổ chức một buổi mít tinh chống lại bà. Nhóm của ông Trump cũng thực hiện một cuộc khảo sát, qua đó cho thấy tương lai ảm đạm của bà trong việc tái đắc cử.
"Việc bà Cheney quyết định luận tội ông Trump sẽ khiến bà cực kỳ dễ bị đánh bại. Điều đó cũng đúng đối với các đảng viên Cộng hòa khác, những người đã bỏ phiếu thuận", John McLaughlin, một chuyên gia thăm dò ý kiến của ông Trump, bình luận.

Nhìn lại lần đầu tiên Tổng thống Trump bị luận tội

(Kiến Thức) - Phiên tòa luận tội Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện Mỹ lần đầu tiên diễn ra hồi đầu năm 2020.

Nhin lai lan dau tien Tong thong Trump bi luan toi
Hôm 13/1/2021, với tỷ lệ 232 - 197, Hạ viện Mỹ thông qua các điều khoản luận tội Tổng thống Trump. Theo đó, Tổng thống Trump bị cáo buộc kích động bạo loạn. Điều khoản cũng cáo buộc ông Trump đã gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ và các thể chế của Chính phủ. Ảnh: Reuters.  

Nhin lai lan dau tien Tong thong Trump bi luan toi-Hinh-2
Thượng viện Mỹ sẽ họp trở lại vào ngày 19/1, một ngày trước khi ông Biden tuyên thệ nhậm chức. Sớm nhất, Thượng viện Mỹ có thể bắt đầu xem xét các điều khoản luận tội (ông Trump) là lúc 13h chiều 19/1 hoặc vào ngày 20/1 hay ngày 21/1. Sẽ phải cần 2/3 số phiếu ủng hộ tại Thượng viện Mỹ để kết tội ông Trump. Ảnh: Twitter.  

Nhin lai lan dau tien Tong thong Trump bi luan toi-Hinh-3
Được biết, đây là lần thứ hai Tổng thống Trump bị luận tội. Trước đó, vào ngày 16/1/2020, với 228 phiếu thuận và 193 phiếu chống, Hạ viện Mỹ thông qua hai điều khoản luận tội Tổng thống Trump bao gồm lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội, rồi chuyển hai cáo buộc chính thức chống ông Trump lên Thượng viện. Ảnh: Reuters.  

Nhin lai lan dau tien Tong thong Trump bi luan toi-Hinh-4
Cùng ngày, Thượng viện đã thực hiện các nghi thức của phiên tòa luận tội, trước khi các cuộc tranh luận thực tế được tiến hành vào ngày 21/1. Ảnh: Ảnh: Reuters.  

Nhin lai lan dau tien Tong thong Trump bi luan toi-Hinh-5
 7 công tố viên trong phiên tòa luận tội Tổng thống Trump tại Thượng viện bao gồm Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Jerry Nadler, người đứng đầu Ủy ban Hành chính Zoe Lofgren, cùng các nghị sĩ Hakeem Jeffries, Val Demings, Jason Crow và Sylvia Garcia. Các công tố viên này đã được Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đề xuất. Ảnh: Reuters.  

Nhin lai lan dau tien Tong thong Trump bi luan toi-Hinh-6
Đội công tố viên do nghị sĩ Adam Schiff (phải) thuộc Ủy ban Tình báo và nghị sĩ Jerry Nadler thuộc Ủy ban Tư pháp dẫn dắt. Ảnh: Reuters.  

Nhin lai lan dau tien Tong thong Trump bi luan toi-Hinh-7
 Chánh án Tòa Tối cao John Roberts tuyên thệ để trở thành người chủ trì phiên tòa và các thượng nghị sĩ chính thức trở thành thẩm phán. Ảnh: Reuters.  

Nhin lai lan dau tien Tong thong Trump bi luan toi-Hinh-8
 Theo trình tự xét xử đề xuất, trước tiên đại diện bên công tố thuộc Hạ viện sẽ phát biểu, tiếp đó là phát biểu của luật sư biện hộ cho Tổng thống, sau đó các thượng nghị sĩ có quyền đặt câu hỏi bằng văn bản đối với bất kỳ bên nào. Cuối cùng, Thượng viện sẽ quyết định liệu có cần thêm những bằng chứng hoặc nhân chứng để tòa xem xét hay không. Ảnh: Reuters.  
Nhin lai lan dau tien Tong thong Trump bi luan toi-Hinh-9
 Ông Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, tóm tắt các cáo buộc chống lại Tổng thống Trump tại phiên xét xử hôm 21/1. Ảnh: Reuters.  

Nhin lai lan dau tien Tong thong Trump bi luan toi-Hinh-10
 Cố vấn Nhà Trắng Pat Cipollone, người đứng đầu đội ngũ bảo vệ ông Trump, phát biểu tại tòa. "Kết luận duy nhất là Tổng thống hoàn toàn không làm gì sai", ông Pat nói. Ảnh: Reuters.  

Nhin lai lan dau tien Tong thong Trump bi luan toi-Hinh-11
 Ngày 5/2/2020, trong phiên xử luận tội ở Thượng viện Mỹ, nơi phe Cộng hòa chiếm đa số, các Thượng nghị sĩ Mỹ đã bỏ phiếu xem xét việc tha bổng hay kết án Tổng thống Trump về hai điều khoản luận tội: Lạm quyền và cản trở Quốc hội. Ảnh: Reuters.  

Nhin lai lan dau tien Tong thong Trump bi luan toi-Hinh-12
 Kết quả, tội danh lạm dụng quyền lực có được tỷ lệ phiếu ủng hộ là 48-52 trong khi tội danh cản trở Quốc hội có số phiếu "có tội" là 47-53. Ảnh: Reuters.  

Nhin lai lan dau tien Tong thong Trump bi luan toi-Hinh-13
 Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts tuyên bố, với kết quả trên, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức vô tội, qua đó chấm dứt tiến trình luận tội bắt đầu từ tháng 9/2019 do Hạ viện Mỹ khởi xướng. Ảnh: Reuters.  
Nhin lai lan dau tien Tong thong Trump bi luan toi-Hinh-14
Cụ thể, vào ngày 24/9/2019, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (trái) tuyên bố mở cuộc điều tra luận tội chính thức đối với Tổng thống Trump, sau khi ông chủ Nhà Trắng bị cáo buộc gây sức ép với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để điều tra con trai của "đối thủ" chính trị Joe Biden - ứng viên hàng đầu của Đảng Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020. Ông Trump đã phủ nhận cáo buộc cho rằng ông cố gây sức ép với ông Zelensky. Ảnh: NYP. 
 

Tổng thống Donald Trump xuất viện sau ba ngày điều trị bệnh COVID-19

Bác sỹ của Tổng thống Trump, Tiến sỹ Sean Conley khẳng định các đánh giá về sức khỏe và quan trọng nhất là tình trạng lâm sàng của của Tổng thống Trump cho thấy ông có thể xuất viện và trở về nhà.

Tong thong Donald Trump xuat vien sau ba ngay dieu tri benh COVID-19
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Trung tâm Quân y quốc gia Walter Reed ở Bethesda, Maryland ngày 4/10/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN) 

Ai sẽ chủ trì phiên tòa luận tội cựu Tổng thống Trump?

(Kiến Thức) - Thượng nghị sĩ Patrick Leahy của Đảng Dân chủ dự kiến sẽ là người chủ trì phiên tòa luận tội cựu Tổng thống Trump vào tháng 2 tới.

Ai se chu tri phien toa luan toi cuu Tong thong Trump?
 Với tư cách là Chủ tịch Thượng viện tạm quyền, Thượng nghị sĩ Patrick Leahy của Đảng Dân chủ dự kiến sẽ chủ trì phiên tòa luận tội ông Trump vào tháng 2 tới. Ảnh: Reuters. 

Ai se chu tri phien toa luan toi cuu Tong thong Trump?-Hinh-2
 Được biết, Thượng nghị sĩ Patrick Leahy đã phải nhập viện hôm 26/1, chỉ vài giờ sau khi điều hành buổi tuyên thệ cho các bồi thẩm đoàn cho phiên tòa luận tội lần thứ hai cựu Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, theo Thượng nghị sĩ Dick Durbin, ông Leahy có thể trở lại làm việc vào ngày 27/1. Ảnh: Reuters. 

Ai se chu tri phien toa luan toi cuu Tong thong Trump?-Hinh-3
 Thượng nghị sĩ Patrick Leahy sinh ngày 31/3/1940 tại Montpelier, bang Vermont (Mỹ). Ông tốt nghiệp cử nhân ngành Khoa học Chính trị của trường Đại học Saint Michael năm 1961 và nhận bằng Luật của trường Đại học Georgetown năm 1964. Ảnh: YN. 

Ai se chu tri phien toa luan toi cuu Tong thong Trump?-Hinh-4
 Ông Leahy từng làm luật sư tại công ty luật do Thống đốc bang Vermont Philip H. Hoff đứng đầu. Năm 1966, ông được bổ nhiệm làm công tố viên tại hạt Chittenden và giữ vị trí này cho tới năm 1975. Ảnh: AP. 

Ai se chu tri phien toa luan toi cuu Tong thong Trump?-Hinh-5
Patrick Leahy lần đầu tiên được bầu vào Thượng viện Mỹ vào tháng 11/1974. Ảnh: YS.  

Ai se chu tri phien toa luan toi cuu Tong thong Trump?-Hinh-6
 Ở tuổi 34, ông Leahy trở thành Thượng nghị sĩ trẻ nhất trong lịch sử bang Vermont. Khi đó, Patrick Leahy cũng là thành viên Dân chủ duy nhất ở bang Vermont được bầu vào Thượng viện Mỹ. Ảnh: AP. 

Ai se chu tri phien toa luan toi cuu Tong thong Trump?-Hinh-7
 Từ tháng 1/1987 đến tháng 1/1995, ông Leahy là Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp tại Thượng viện Mỹ. Ảnh: Reuters. 

Ai se chu tri phien toa luan toi cuu Tong thong Trump?-Hinh-8
 Ông cũng từng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Tư pháp tại Thượng viện từ ngày 3/1/2001 đến 20/1/2001, từ tháng 6/2001 đến tháng 1/2003 và từ tháng 1/2007 đến tháng 1/2015. Ảnh: AP. 

Ai se chu tri phien toa luan toi cuu Tong thong Trump?-Hinh-9
Từ năm 2017, ông Leahy (trái) là thành viên của Ủy ban phân bổ ngân sách. Ảnh: Reuters.  

Ai se chu tri phien toa luan toi cuu Tong thong Trump?-Hinh-10
 Ông Patrick Leahy hiện là Chủ tịch Thượng viện tạm quyền. Ảnh: NBC News. 

Ai se chu tri phien toa luan toi cuu Tong thong Trump?-Hinh-11
 Về đời tư, Thượng nghị sĩ Patrick Leahy kết hôn với bà Marcelle Pomerleau vào năm 1962. Họ có 3 người con. Ảnh: Wikipedia.