"Dân mong đợi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết liệt chống tham nhũng“

Nhân dân mong đợi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tạo chuyển biến trong phòng chống tham nhũng và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Quốc hội vừa chính thức bầu ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng Chính phủ. Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ kỳ vọng tân Thủ tướng và tập thể Chính phủ cố gắng đưa đất nước vượt qua khó khăn, tạo chuyển biến về nhiều mặt.
Phát huy kết quả, khắc phục khó khăn
Đại biểu Trần Ngọc Vinh – Phó trưởng chuyên trách Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng bày tỏ tin tưởng và hy vọng những đồng chí được giao trọng trách trong Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phát huy được những kết quả của nhiệm kỳ trước và khắc phục ngay những tồn tại mà báo cáo của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 – 2015 đã nêu.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh. 
Ông Vinh cũng lưu ý, Chính phủ nhiệm kỳ mới trước tiên cần xem xét lại nợ công. Thứ hai là thu chi ngân sách, nếu thu không đủ chi mà cứ đi vay thì rất là nguy hiểm. Thứ ba là xem lại một số chính sách về an sinh xã hội, phải vì quyền lợi của người dân, đảm bảo đời sống nhân dân ngày được nâng cao.
Kỳ vọng vào Thủ tướng mới sẽ cương quyết xử lý những vụ tham nhũng, cải cách hành chính công, đại biểu Trần Ngọc Vinh nói: “Hiện nay nhân dân phản ánh là cải tiến một cửa rồi nhưng vẫn còn nhiều ngách. Làm sao giảm bộ máy đỡ cồng kềnh, cán bộ công chức có đồng lương đủ sống để đỡ phiền nhiễu dân”.
Nói về giải pháp khắc phục những tồn tại, ông Vinh nhấn mạnh: Đầu tiên là do con người, tất cả xuất phát từ con người nên phải củng cố ngay bộ máy của các bộ ngành và phải tuyển chọn đúng người, đúng việc. Như vậy sẽ giải quyết được cơ bản, chứ chính sách có ra mà con người không thực hiện, chế tài không có để xử lý thì không làm được.
ĐB Võ Thị Hồng Thoại - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu cũng nói bà tin Chính phủ mới, đặc biệt là vai trò của tân Thủ tướng sẽ phát huy các kết quả đạt được và tìm các giải pháp hữu hiệu khắc phục hạn chế yếu kém.
Theo đại biểu, người đứng đầu Chính phủ cần năng động, quyết liệt hơn. Bên cạnh đó phải quy tụ được các cơ quan của Chính phủ để đoàn kết, chung sức và phát huy trách nhiệm từng thành viên Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ.
Còn đại biểu Nguyễn Văn Minh (đoàn TPHCM) thì bày tỏ: “Tôi kỳ vọng Thủ tướng, các Phó thủ tướng và bộ máy Chính phủ sắp tới sẽ cố gắng đưa đất nước vượt qua khó khăn, để làm sao thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, giữ ổn định kinh tế, không để đói nghèo, đặc biệt tình trạng hạn hán, ngập mặn hiện nay. Một vấn đề nữa là phải giữ vững được độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không để bất kì thế lực nào có thể xâm nhập vào Việt Nam”.
Quyết liệt chống giặc nội xâm và ngoại xâm
ĐB Bùi Đức Thụ (đoàn Lai Châu) – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh công tác phòng chống tham nhũng trong nhiệm kỳ tới của Chính phủ nói chung và Thủ tướng nói riêng.
Theo ông Thụ, tham nhũng không chỉ gây bức xúc trong xã hội mà còn là một trong những nguyên nhân làm giảm lòng tin của nhân dân với cơ quan quyền lực của nhà nước.
“Những năm qua, chúng ta luôn coi việc chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, tuy nhiên, kết quả lại chưa đạt được như kỳ vọng, mong muốn của người dân. Tôi hy vọng Chính phủ mới, đứng đầu là một Thủ tướng mới sẽ có giải pháp cụ thể để ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lấy lại lòng tin của người dân, làm trong sạch môi trường kinh tế xã hội, môi trường quản lý nhà nước” – ông Thụ kỳ vọng.
Đại biểu Quốc hội Lê Nam.
 Đại biểu Quốc hội Lê Nam.
Đại biểu Lê Nam – Phó trưởng đoàn chuyên trách ĐBQH tỉnh Thanh Hoá cũng cho rằng, dù nhiệm vụ đặt ra cho Chính phủ mới và Thủ tướng là nặng nề nhưng với tư duy mới, sự táo bạo, biết lựa chọn những việc để tháo gỡ khó khăn của người lãnh đạo mới thì tình hình đất nước sẽ tốt.
Vị đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá nhấn mạnh đến vấn đề mà cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm và mong Chính phủ mới và Thủ tướng tập trung giải quyết là chống “giặc nội xâm” và “giặc ngoại xâm”.
Theo ông Nam, chống giặc nội xâm là đấu tranh phòng chống tham nhũng và chống giặc ngoại xâm là để bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là giải quyết vấn đề Biển Đông.
“Sắp tới, tân Thủ tướng phải làm thế nào để tạo chuyển biến và có được kết quả cụ thể trong hai vấn đề đó, vì xét cho cùng, đó là vấn đề cấp bách, mang tính lịch sử và cũng chính là những điều mong mỏi, khát vọng của nhân dân, cử tri cả nước” – đại biểu Lê Nam nói.

Ông Nguyễn Xuân Phúc được đề cử làm Thủ tướng

(Kiến Thức) - Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trình Quốc hội danh sách đề cử để bầu ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng Chính phủ.

Chiều 6/4, sau khi Quốc hội miễn nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng nhiệm kỳ 2011-2016.
Tờ trình số 04 ký ngày 6/4 của Chủ tịch nước nêu rõ căn cứ Điều 88 Hiến pháp, Điều 8 luật Tổ chức Quốc hội, Nghị quyết 01 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, Nội quy kỳ họp Quốc hội để đề nghị Quốc hội bầu ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng Chính phủ.

Lật tàu chở than trên biển, 5 thuyền viên thoát nạn

(Kiến Thức) - Trong lúc chờ nước lên để chở hàng vào cảng thì bất ngờ gặp sóng lớn khiến tàu chở than lật úp. Cả 5 thành viên trên tàu bị hất xuống biển.

Rạng sáng 7/4, ông Nguyễn Văn Bình - phó giám đốc cảng vụ hàng hải Hà Tĩnh cho biết lực lượng cứu hộ, cứu nạn cảng vụ hàng hải Hà Tĩnh và trạm biên phòng cửa khẩu cảng Xuân Hải vừa phối hợp cứu hộ, đưa 5 thuyền viên gặp nạn trên tàu chở than lật vào bờ an toàn.

Chi tiết quá trình công tác của ông Nguyễn Tấn Dũng

(Kiến Thức) - Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sinh ngày 17/11/1949, tên thường gọi là Ba Dũng.

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sinh ngày 17/11/1949, tên thường gọi là Ba Dũng. Ông Nguyễn Tấn Dũng quê ở thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.
Thành phần gia đình: Cán bộ kháng chiến.
Dân tộc: Kinh.
Tôn giáo: không.
Trình độ học vấn: Cử nhân Luật. Lý luận chính trị Cao cấp.
Ông Nguyễn Tấn Dũng tham gia cách mạng ngày 17/11/1961. ông vào ĐCSVN ngày 10/6/1967.
Chức vụ: Thủ tướng Chính phủ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ.
Tình trạng sức khoẻ: Bình thường. Ông Dũng có 4 lần bị thương, Thương binh loại 2/4.
Khen thưởng: Huân chương Kháng chiến hạng I. 02 Huân chương Chiến công hạng III. 06 danh hiệu Dũng sỹ. Huân chương Chiến sỹ giải phóng và Chiến sĩ vẻ vang hạng I, II, III. Huân chương Hữu nghị hạng Đặc biệt của Nhà nước - Hoàng gia Cam-pu-chia. Huân chương Vàng quốc gia và Huân chương ISALA của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Kỷ luật: Không.
Ông là Đại biểu Quốc hội khóa: X, XI, XII, XIII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa: VI, VII, VIII, IX, X, XI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa: VIII, IX, X, XI.
Chi tiet qua trinh cong tac cua ong Nguyen Tan Dung
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. 
Về quá trình công tác của ông Nguyễn Tấn Dũng được tóm tắt như sau:
Từ tháng 11/1961 đến tháng 12/1976, ông Nguyễn Tấn Dũng tham gia công tác chiến đấu trong Quân đội, làm liên lạc, văn thư, cứu thương, Y tá; học Bổ túc văn hóa cấp III và Khóa đào tạo Quân Y sỹ và Bổ túc chương trình Phẫu thuật ngoại khoa của Bác sỹ Quân y - Đảm nhiệm các nhiệm vụ: Đội trưởng Đội phẫu thuật, Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y (Bí thư chi bộ Đảng). Được đề bạt các cấp bậc: Tiểu đội bậc trưởng; Trung đội bậc trưởng; Đại đội bậc phó; Đại đội bậc trưởng. Thuộc Tỉnh đội - Tỉnh Rạch Giá.
Từ tháng 1/1977 đến tháng 9/1981: Học khóa Sỹ quan chỉ huy cấp Tiểu đoàn - Trung đoàn và đảm nhiệm các nhiệm vụ: Thượng úy - Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207 (Bí thư Đảng ủy Tiểu đoàn); Đại úy - Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152 (Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Trung đoàn) chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp Cam-pu-chia xóa bỏ chế độ diệt chủng; Thiếu tá - Trưởng Ban cán bộ (Phó Bí thư Đảng ủy Phòng Chính trị). Thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang.
Từ tháng 10/1981 đến tháng 12/1994: Học Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (Hà Nội) và đảm nhiệm các nhiệm vụ : Tỉnh ủy viên - Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang - Bí thư Huyện ủy Hà Tiên; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang; Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang - Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh và Đảng ủy viên Đảng ủy Quân khu 9. Năm 1991 - 1994 học Khóa Cử nhân Luật tại chức.
Từ tháng 1/1995 đến tháng 5/1996: Thứ trưởng Bộ Công an, Đảng ủy viên - Đảng ủy Công an Trung ương.
Từ tháng 6/1996 đến tháng 8/1997: Uỷ viên Bộ Chính trị và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng và phụ trách công tác Tài chính của Đảng.
Từ tháng 9/1997 đến tháng 6/2006: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ. Được Thủ tướng Chính phủ phân công chỉ đạo khối Kinh tế tổng hợp, khối Kinh tế ngành và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng Tài chính tiền tệ Quốc gia;
Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ; Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Đổi mới Doanh nghiệp nhà nước; Trưởng Ban chỉ đạo Tiền lương Nhà nước; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về Đầu tư xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Dự án Liên hợp hóa dầu Nghi Sơn, Xây dựng Trung tâm Hội nghị quốc gia, Xây dựng nhà Quốc hội, Dự án Phóng vệ tinh VINASAT;
Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tội phạm; Chủ tịch Hội đồng đặc xá Trung ương; Chủ tịch phân Ban hợp tác Việt - Lào; Chủ tịch Ủy ban tìm kiếm cứu nạn Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Qui hoạch phát triển vùng Thủ đô Hà Nội và các Vùng kinh tế trọng điểm. Và Trưởng Ban chỉ đạo một số công tác khác.
Năm 1998 - 1999: kiêm nhiệm nhiệm vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Bí thư Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước.
Từ tháng 7/2006 đến tháng 1/2013: Thủ tướng Chính phủ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ. Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật và đảm nhiệm các nhiệm vụ: Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; tháng 8/2011: phụ trách Đảng ủy công an Trung ương.
Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; tham gia Thường vụ Quân ủy Trung ương và Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Giáo dục; Chủ tịch Ủy ban quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu;
Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về phát triển Công nghiệp quốc phòng; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông - Hải đảo; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh; Trưởng Tiểu ban xây dựng Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020) trình Đại hội XI của Đảng.
Tháng 1/2016 tại Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam ông vẫn nhận được đề cử vào BCH Trung ương, mặc dù trước đó ông xin không tái cử. Sau đó Đại hội đã biểu quyết cho phép ông rút khỏi danh sách bầu cử.

Ngày 6/4/2016 ông Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức rời ghế Thủ tướng sau 9 năm 10 tháng đảm nhiệm vai trò là Thủ tướng Chính phủ.

>>> Xem thêm video: Phát biểu từ biệt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi miễn nhiệm - VTV