Dân liều mình sống “chui” trong nhà tập thể sắp sập

Mặc dù nhà tập thể số 51 Huỳnh Thúc Kháng xập xệ và có thể sập bất cứ lúc nào nhưng nhiều hộ vẫn sinh sống.

Khu tập thể số 51 Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa, Hà Nội) có 5 tầng, gồm 2 đơn nguyên nằm trong khu đất có diện tích 1.183m2, diện tích xây dựng khoảng 600m2.
Toàn bộ diện tích tầng 1 và tầng 2 đơn nguyên 1 là diện tích làm việc và kinh doanh của Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.
Khu tập thể 52 Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: Ngọc Thi.
Khu tập thể 52 Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: Ngọc Thi. 
Phần diện tích sử dụng còn lại là 1.490m2 gồm 42 căn hộ của các gia đình sử dụng để ở. Tháng 3/2011 nhà tập thể này bị căn nhà số 49 đổ sập vào gây hư hỏng nặng.
UBND TP Hà Nội giao cho công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội lập phương án hỗ trợ di dời và xây mới toàn khu nhà. Đến thời điểm này đã hơn 5 năm nhưng vẫn chưa có một dự án xây mới, tu sửa.
Phần hư hỏng nặng, cảnh báo nguy hiểm nhưng vẫn có người dân sinh sống, quần áo vẫn được phơi tại đây. Ảnh: Ngọc Thi.
Phần hư hỏng nặng, cảnh báo nguy hiểm nhưng vẫn có người dân sinh sống, quần áo vẫn được phơi tại đây. Ảnh: Ngọc Thi. 
Năm 2011, ngôi nhà 5 tầng ở số 49 Huỳnh Thúc Kháng sập, đổ ập vào khu tập thể 51. Sau sự cố ban quản lý đã có quyết định buộc 18 hộ dân sống trong khu tập thể phải sơ tán. Tuy nhiên, đến nay vẫn có 7 hộ dân sinh sống tại đây.
Theo quy định thì các hộ dân sống ở dãy cầu thang 1 phải di dời. Tuy nhiên, cầu thang 1 của Khu tập thể luôn trong tình trạng khóa trái cửa bởi vẫn có hộ sống chui.
Chỉ những người sinh sống trong đó mới có chìa khóa. Người ngoài, hàng xóm hầu như không ai được tự tiện ra vào.
Cổng được khóa im lìm, chỉ những người dân sống tại đây mới được ra vào. Ảnh: Ngọc Thi.
Cổng được khóa im lìm, chỉ những người dân sống tại đây mới được ra vào. Ảnh: Ngọc Thi. 
Chị Nguyễn Thị Thủy, người dân sống tại tầng 4 khu cầu thang 2 cho biết: “Trước tôi cũng nghe bảo cấm không cho ở nhưng không hiểu tại sao vẫn có nhiều hộ sinh sống trên đó. Buổi sáng tôi thấy các bậc cha mẹ đưa con đi học. Còn ban ngày thì khóa im lìm”.
Căn nhà xập xê, xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Ngọc Thi.
 Căn nhà xập xê, xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Ngọc Thi.
Được biết, trong số 7 hộ đang sinh sống này có 3 hộ thuộc diện di dời từ trước nhưng đã quay lại nơi đây sinh sống.
Những hộ còn lại đều từ nơi khác đến đây sinh sống dưới hình thức thuê lại căn hộ với giá 3,5 triệu đồng/tháng. Khoảng trống tầng 1 tòa nhà quây tôn kín đáo làm quán sửa chữa xe máy.
Trần nhà bong tróc, rất nguy hiểm. Ảnh: Ngọc Thi.
Trần nhà bong tróc, rất nguy hiểm. Ảnh: Ngọc Thi. 
Trả lời PV Báo Gia đình & Xã hội, bà Đinh Thị Mai Thinh - Tổ phó tổ dân phố khu tập thể cho biết: “Các hộ dân buộc di dời đã viết đơn lên phường để trình báo xin quay lại tạm trú. Lý do xin quay lại cụ thể là gì thì tôi không biết. Hôm qua ban quản lý tòa nhà có đến nhắc nhở các hộ dân sinh sống di chuyển. Rất may chưa có tai nạn đáng tiếc nào xảy ra đối với những người sinh sống tại đây. Nhưng tôi vẫn mong họ có ý thức chuyển đi bởi nguy hiểm có thể đến bất cứ lúc nào”.

Thấp thỏm sống trong khu tập thể dọa sập giữa Hà Nội

Hơn 200 người dân ở khu tập thể A7, đường Nguyễn Chính (Hà Nội) đang sống trong nỗi sợ hãi khi ngôi nhà bị nứt nẻ ở nhiều nơi.

Khu tập thể A7, đường Nguyễn Chính (Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) được xây dựng từ năm 1984 với dãy nhà 5 tầng.
 Khu tập thể A7, đường Nguyễn Chính (Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) được xây dựng từ năm 1984 với dãy nhà 5 tầng.

“Bom tấn” chi chít trên nóc nhà tập thể Hà Nội

Nhìn từ trên cao các khu tập thể tràn ngập bồn nước inox khiến cho cảnh quan trên không của thủ đô nhếch nhác, tức mắt.

Thành Công (quận Đống Đa) là một trong những khu tập thể tràn ngập bể nước inox trên mái nhà. Đây vốn khu tập thể bị xuống cấp đã từ nhiều năm được nhiều người biết đến.
Thành Công (quận Đống Đa) là một trong những khu tập thể tràn ngập bể nước inox trên mái nhà. Đây vốn khu tập thể bị xuống cấp đã từ nhiều năm được nhiều người biết đến.
Tại tập thể Giảng Võ (quận Ba Đình), toàn bộ tầng thượng đã được các hộ tận dụng lắp bồn nước. Đã vậy, mái lại có độ dốc, nằm lên đó là những bình nước hình tròn tạo cảm giác ghê sợ cho nhiều người khi quan sát.
Tại tập thể Giảng Võ (quận Ba Đình), toàn bộ tầng thượng đã được các hộ tận dụng lắp bồn nước. Đã vậy, mái lại có độ dốc, nằm lên đó là những bình nước hình tròn tạo cảm giác ghê sợ cho nhiều người khi quan sát.
Các khu tập thể vốn dĩ xấu xí với chuồng cọp cơi nới lại thêm những bồn nước bên trên nhìn càng nhếch nhác hơn.
Các khu tập thể vốn dĩ xấu xí với chuồng cọp cơi nới lại thêm những bồn nước bên trên nhìn càng nhếch nhác hơn. 
Tương tự là khu tập thể Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy.
Tương tự là khu tập thể Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy. 
Các dãy nhà mái nhọn, độ dốc thoai thoải về hai bên cũng được sử dụng triệt để làm chỗ để bể nước.
Các dãy nhà mái nhọn, độ dốc thoai thoải về hai bên cũng được sử dụng triệt để làm chỗ để bể nước. 
Thông thường các đơn vị bán hàng mang tới lắp đặt không tuân theo bản vẽ thiết kế nào, cũng không tính toán cụ thể về khả năng chịu lực và kết cấu công trình. "Đơn giản họ chỉ xây trát vài viên gạch rồi hàn gắn quai giá đỡ vào là bàn giao cho khách rồi ra về", một người dân ở khu tập thể Giảng Võ nói.
Thông thường các đơn vị bán hàng mang tới lắp đặt không tuân theo bản vẽ thiết kế nào, cũng không tính toán cụ thể về khả năng chịu lực và kết cấu công trình. "Đơn giản họ chỉ xây trát vài viên gạch rồi hàn gắn quai giá đỡ vào là bàn giao cho khách rồi ra về", một người dân ở khu tập thể Giảng Võ nói. 
Việc lắp đặt các bồn nước sinh hoạt hiện cũng chưa có quy định nào điều chỉnh. Nhiều người cho rằng việc lắp đặt tràn lan tại nóc nhà dân không có tính toán rất nguy hiểm.
Việc lắp đặt các bồn nước sinh hoạt hiện cũng chưa có quy định nào điều chỉnh. Nhiều người cho rằng việc lắp đặt tràn lan tại nóc nhà dân không có tính toán rất nguy hiểm. 
Cách đây hơn ba năm giá đỡ của bồn 1.000 lít tại tập thể Thành Công bị sập, rơi từ tầng thượng xuống đất, may mắn không có thương vong.
Cách đây hơn ba năm giá đỡ của bồn 1.000 lít tại tập thể Thành Công bị sập, rơi từ tầng thượng xuống đất, may mắn không có thương vong. 
Dung tích mỗi chiếc từ 500 - 1.500 lít/bồn và được lắp đặt đủ kiểu đứng, nằm khiến chúng giống như những "trái bom" lơ lửng trên đầu người dân thủ đô.
Dung tích mỗi chiếc từ 500 - 1.500 lít/bồn và được lắp đặt đủ kiểu đứng, nằm khiến chúng giống như những "trái bom" lơ lửng trên đầu người dân thủ đô.