Hình phạt nào cho dược sĩ cầm đầu sản xuất TPCN giả?

Hành vi sản xuất buôn bán hàng giả là thực phẩm số lượng lớn là hành vi táng tận lương tâm, vi phạm pháp luật, hình phạt cao nhất có thể là tù chung thân.

Công an TP Hà Nội vừa khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự Phạm Ngọc Tiến (SN 1988, dược sĩ, trú tại phường Phúc La, quận Hà Đông, TP Hà Nội) cùng 4 nhân viên để điều tra về hành vi sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm.

89999977.jpg
Cán bộ Công an TP Hà Nội làm việc với đối tượng Phạm Ngọc Tiến.

Đường dây sản xuất thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả bị triệt phá lớn nhất trong thời gian qua

Điều tra cho thấy, Tiến chỉ đạo kế toán công ty thành lập 17 công ty có chức năng nhập khẩu, phân phối hàng hóa trong nước. Vốn là dược sĩ nên Tiến tự tạo ra công thức của các sản phẩm, mua vật liệu trong nước, giao cho nhân viên không có trình độ, bằng cấp tự phối trộn thành viên nang, đóng gói thành các sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài là thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...Các sản phẩm nhập khẩu thật được sử dụng làm "vỏ bọc" cho hoạt động hợp pháp hóa giấy tờ.

Cơ quan công an đã khám xét và thu giữ hơn 100 tấn hàng hóa là thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả (khoảng hơn 100 mã sản phẩm khác nhau). Đáng chú ý, các công ty của Tiến và vợ là Đoàn Thị Nguyệt đã xuất bán hàng hóa cho hàng trăm đơn vị, tổ chức, cá nhân trên toàn quốc. Cơ quan công an đã tổ chức thu hồi tại nhiều tỉnh thành với nhiều loại mẫu mã sản phẩm khác nhau.

Đánh giá về hành vi của Phạm Ngọc Tiến và đồng phạm, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật Sư Chính Pháp cho rằng, sản xuất, buôn bán hàng giả với số lượng đặc biệt lớn là thực phẩm chức năng, thiết bị y tế là hành vi táng tận lương tâm, coi thường pháp luật.

Theo luật sư Cường, sản xuất hàng giả gây rất nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội, trước tiên là gây thiệt hại cho quyền lợi của người tiêu dùng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng nếu hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh.

Luật sư Cường đánh giá, đây là vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều cơ quan tổ chức có liên quan, có thể gọi là đường dây lớn sản xuất thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả bị cơ quan điều tra triệt phá, bóc gỡ lớn nhất trong thời gian qua.

988776.jpg
Tang vật vụ án.

Theo luật sư Cường, với các chứng cứ tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với các đối tượng này để tiến hành điều tra về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm theo quy định tại điều 193 bộ luật hình sự.

Quá trình điều tra, nếu có căn cứ cho thấy các đối tượng còn có các hành vi phạm tội khác như trốn thuế, đưa nhận hối lộ, rửa tiền hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác đến mức xử lý hình sự hoặc có người khác phạm tội với vai trò đồng phạm sẽ tiếp tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can để xử lý đối với các tổ chức cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.

Đối với tội sản xuất buôn bán hàng giả là thực phẩm, tội danh và hình phạt được bộ luật hình sự quy định tại điều 193 Bộ luật Hình sự. Với hành hành vi sản xuất, buôn bán lượng hàng hóa là hàng giả đặc biệt lớn, các đối tượng này sẽ phải đối mặt với hình phạt cao nhất có thể là tù chung thân. Toàn bộ số hàng hóa là thực phẩm giả sẽ bị thu giữ và tiêu hủy, số tiền thu lợi bất chính sẽ bị tịch thu để xung vào công quỹ nhà nước. Nếu thực hiện hành vi rửa tiền, đưa hối lộ hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác sẽ bị xử lý về các tội danh tương ứng.

Trách nhiệm của cơ quan quản lý?

Cơ quan điều tra sẽ làm rõ phương thức thủ đoạn phạm tội của các đối tượng, làm rõ hành vi vai trò và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo để xử lý theo quy định của pháp luật.

Để một đường dây tội phạm lớn, hoành hành trong suốt một thời gian dài như vậy chắc chắn là phải có trách nhiệm của các cơ quan có liên quan.

Cơ quan điều tra sẽ làm rõ hoạt động của các đối tượng này trong các quá trình từ khi thành lập doanh nghiệp, xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, điều kiện hoạt động, giấy phép lưu hành sản phẩm, công bố sản phẩm, đến hoạt động xuất nhập khẩu, kê khai nộp thuế, đến quá trình kiểm tra thanh tra của cơ quan chức năng theo hình thức tiền kiểm và hậu kiểm.

Từ đó xác định hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, xuất khẩu xuất hàng hàng hóa, công bố sản phẩm, kiểm tra sản phẩm trên thị trường được thực hiện như thế nào. Tại sao quy trình thủ tục quản lý trong việc cấp phép, nhập khẩu, sản xuất, buôn bán, thanh tra kiểm tra trong quá trình bán hàng được thực hiện mlại để lọt lưới số lượng hàng hóa là hàng giả lớn ra thị trường.

“Sản xuất, buôn bán hàng hóa là hoạt động kinh doanh có sự quản lý của nhà nước. Để cho các doanh nghiệp sản xuất hàng giả, nhập khẩu hàng giả quy mô lớn, bán tràn lan ra thị trường, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe tính mạng của người tiêu dùng thì không thể không xem xét đến trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến công tác quản lý”, luật sư Cường nêu ý kiến.

8976.jpg
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn Phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội)

Theo luật sư, ngoài việc xác minh làm rõ và xử lý các đối tượng sản xuất buôn bán hàng giả, cơ quan tiến hành tố tụng cũng sẽ làm rõ nguyên nhân điều kiện phạm tội, làm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý để xác định sự việc xảy ra là do lỗ hổng của pháp luật, thiếu cơ chế, do thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý hay có sự tiếp tay giúp sức của các tổ chức, cán bộ có thẩm quyền?

Trường hợp có hành vi buông lỏng quản lý, giúp sức, chống lưng cho doanh nghiệp làm bậy, sản xuất hàng giả cần phải xem xét xử lý nghiêm các cán bộ có liên quan để tăng cường khả năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Từ vụ việc trên, luật sư Cường cho rằng, việc đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế trong đó có sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, đặc biệt là các loại hàng hóa là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh vẫn là vấn đề rất nan giải, cần phải quyết tâm, quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới.

Dược sỹ cầm đầu ổ nhóm sản xuất thực phẩm chức năng giả

Công an Hà Nội vừa triệt phá ổ nhóm sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế giả do vợ chồng Phạm Ngọc Tiến, Đoàn Thị Nguyệt cầm đầu.

Tối 16/5, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an thành phố vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối với Phạm Ngọc Tiến (SN 1988, trú tại phường Phúc La, quận Hà Đông, TP Hà Nội) về hành vi sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm.

99999.jpg
Các đối tượng bị bắt giữ

Thực phẩm giả được Cục An toàn thực phẩm cấp phép thế nào?

Các công ty sản xuất thực phẩm giả đã đưa tiền "lobby" cho một số lãnh đạo, cán bộ thuộc Cục ATTP để được bỏ qua các lỗi vi phạm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thẩm định, hậu kiểm...

Theo tài liệu điều tra, từ năm 2016, Nguyễn Năng Mạnh (giám đốc Công ty MegaPhaco, chủ tịch HĐQT Công ty MEDIUSA - trụ sở tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) cùng Đỗ Mạnh Hoàng (giám đốc Công ty MediPhar), Khúc Minh Vũ (giám đốc Công ty Việt Đức) tổ chức, điều hành 9 Công ty, Nhà máy MediPhar và Nhà máy Mediusa sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng giả với số lượng đặc biệt lớn, chủng loại đa dạng.

Đưa tiền "lobby" để bỏ qua lỗi vi phạm