Đàn chó cắn chết bé 7 tuổi ở Hưng Yên: Người dân khiếp sợ đàn chó

(Kiến Thức) - Đàn chó cắn chết bé trai luôn được chủ nhà thả rông, không rọ mõm và thường ra chợ ăn thịt sống, thức ăn rơi vãi. Đàn chó này là nỗi khiếp sợ của người dân địa phương khi từng cắn người trước đó.

Vụ việc đàn chó cắn chết cháu bé 7 tuổi ở Hưng Yên đang khiến dư luận phẫn nộ. Tuy nhiên, với người dân sống quanh khu vực sân vận động Kim Động cũ (thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, Hưng Yên) - nơi xảy ra sự việc không mấy bất ngờ. Bởi đàn chó này đã từng cắn nhiều vật nuôi, thậm chí cả người trước đó.
Lạnh người lời kể của nhân chứng
Trong quá trình PV về địa phương tìm hiểu vụ việc cháu Nguyễn Đắc Ng. (trú xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) 7 tuổi bị đàn chó cắn dẫn đến tử vong, một số người dân cho biết, thời điểm xảy ra sự việc, cháu Ng. đi đá bóng về nhà trọ qua lối tắt bị chính đàn chó của chủ nhà tấn công, một vài người dân đã phát hiện sự việc tham gia giải cứu nhưng đàn chó quá đông, lại hung dữ nên cháu bé đã không có cơ hội sống sót.
Theo lời nhân chứng Hoàn - một người dân chứng kiến một phần sự việc cho biết, thời điểm đó trời đang ngả tối, chị Hoàn đi tập thể dục về thì nghe tiếng kêu khóc của trẻ con.
Dan cho can chet be 7 tuoi o Hung Yen: Nguoi dan khiep so dan cho
 Đàn chó dữ tấn công bé trai.
"Khi chạy tới nơi thì thấy đàn chó hung dữ của bà An đang lao vào thay nhau cắn xé thằng bé như đàn chó điên, dữ dằn như chó sói. Tôi vừa khóc, vừa hô hét, kêu cứu. Vơ được viên gạch bên đường ném dọa chúng nhưng đàn chó vẫn không dừng lại, có con còn gầm gừ lao sang định tấn công tôi”, chị Hoàn cho biết.
Chị Hoàn cho biết, do không thể khống chế được đàn chó dữ nên chị đã nhờ hai cháu bé chạy đi gọi người ứng cứu. Sau đó, một người bán tạp hóa đã chạy tới cùng đuổi đàn chó nhưng không thành. Khi một người đàn ông mang gậy, gạch đến vây đánh đàn chó thì đàn chó này mới buông tha không tấn công cháu bé.
"Tuy nhiên, khi mọi người chạy lại, cháu bé đã bị nhiều vết thương sâu ở đầu, cổ, vai và phần phần dưới người. Mặc dù máu không ngừng chảy, cháu Ng. còn đứng dậy nói được tên bố mẹ mình rồi gục ngã”, bà Hoàn kể lại.
Đàn chó là nỗi khiếp sợ của người dân địa phương
Theo người dân địa phương, đàn chó dữ trên là của bà Lê Thị An, một hộ có làm nghề giết mổ ở địa phương. Đàn chó luôn được chủ nhà thả rông, không rọ mõm và thường ra chợ ăn thịt sống, thức ăn rơi vãi. Đàn chó này là nỗi khiếp sợ của người dân địa phương khi từng cắn người trước đó.
Một người dân cho biết, đàn cho nhà này rất hung dữ. "Chúng ăn thịt sống và hay cắn người, trâu bò quanh khu vực. Có lần đàn chó đã tấn công một con bê cụt đuôi, rách chân khi đang ăn cỏ ngoài sân vân động", người này cho biết.
Chị Loan, một người dân tại đây khẳng định, đàn chó nhà bà An vừa cắn con của chị hôm chủ nhật. "Hiện con tôi vẫn đang phải đi tiêm phòng dại" chị Loan cho biết và nói rằng, bản thân chị đã đích thân đến kiến nghị nhà bà An nhốt chó lại tránh gây nguy hiểm cho đứa trẻ khác tuy nhiên không được bà An thực hiện.
Gia đình bé Ng. thuê một căn nhà cấp 4 chung khuôn viên với gia đình bà An - chủ nuôi chó đồng thời cũng là chủ nhà trọ. Ngôi nhà này cách với nhà chủ một khoảng sân nhỏ. Đấy cũng chính là không gian sống hàng ngày của đàn chó đông đúc.
Dan cho can chet be 7 tuoi o Hung Yen: Nguoi dan khiep so dan cho-Hinh-2
 Dãy nhà trọ nơi bố mẹ cháu Ng. thuê để sinh sống.
Bà Nguyễn Thị Phương, trưởng thôn nơi gia đình cháu Ng. và bà An sinh sống xác nhận: "Gia đình bà An nuôi nhiều chó lâu nay. Tuy nhiên đàn chó chưa cắn trường hợp nào nghiêm trọng. Tới khi sự việc của cháu Ng. xảy ra, bà mới biết chúng đã cắn nhiều người, tấn công cả gia súc trong khu vực".
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, trong sáng 5/4, cơ quan chức năng cũng có mặt tại nhà bà An để tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc trên.
Liên quan sự việc trên, tại cuộc họp báo định kỳ Quý 1 năm 2029 do Bộ NNPTNT tổ chức sáng ngày 5/4, ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPT&NT) khẳng định: Theo Nghị định 90, để xảy ra sự việc trên, trách nhiệm trước hết thuộc về chủ vật nuôi không đăng ký, không tiêm phòng; ra đường không có chủ đi kèm, có thể bị xử phạt hành chính; nếu gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự.
Trước đó, vào hơn 18h ngày 3/4, một cháu bé tên Ng. khoảng 7 tuổi khi đang đi ngang qua khu vực sân vận động Kim Động cũ (thị trấn Lương Bằng, Kim Động, Hưng Yên) đã bị một đàn chó gần 10 con tấn công. Người dân thấy vậy liền đến giải cứu và nhanh chóng đưa cháu vào bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương nặng, cháu bé đã tử vong.
Trao đổi với PV Kiến Thức sáng 4/4, ông Nguyễn Văn Học – Chủ tịch UBND huyện Kim Động cho biết, ngay khi xảy ra sự việc, UBND huyện đã giao công an huyện xuống hiện trường điều tra làm rõ vụ việc đàn chó cắn chết bé 7 tuổi ở Hưng Yên.

Ly kỳ “giăng lưới” nhận diện kẻ sàm sỡ bé gái trong thang máy

(Kiến Thức) - Ngay sau khi phát hiện người đàn ông có hành vi “sàm sỡ” bé gái trong thang máy qua hệ thống camera, lực lượng bảo vệ chung cư Galaxy 9 đã tìm mọi cách tiếp cận đối tượng, kể cả cô lập nguồn điện sinh hoạt.

Mời quý độc giả xem video: Nguyễn Hữu Linh sàm sỡ bé gái trong thang máy:

Cuộc sống trên thuyền của người lao động nhập cư tại Hà Nội

Bắt đầu xuất hiện từ năm 1992, con thuyền neo đậu ven bờ sông Hồng cuối đoạn Hàm Tử Quan, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là nơi ở của hàng trăm người lao động nhập cư. 

Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi
 Do muốn giúp đỡ những người cùng quê từ Ba Vì lên Hà Nội kiếm sống nên vợ chồng ông Nguyễn Tài Thủy (53 tuổi) và bà Nguyễn Thị Thắm (51 tuổi) đã bỏ tiền mua một chiếc thuyền lớn rồi cho mọi người lao động nhập cư đến thuê trọ, sống chung cùng nhau. Thuyền có 2 tầng với sức chứa trung bình khoảng 50 – 70 người. Tiền thuê trọ ở đây chỉ có 10.000đ/người/ngày kèm nước sạch.
Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-2
Chị Lê Thị Ngân (27 tuổi – con dâu của chủ thuyền – giữa ảnh), người hiện đang trông coi thuyền chia sẻ: “Mọi người đều là người cùng quê lên đây kiếm sống, lại là dân lao động chân tay như nhau làm gì có nhiều tiền mà thuê trọ trên bờ. Điều kiện sống thế này mà mình lại lấy đắt thì họ biết đi đâu ở.” 
Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-3
Thuyền có hai tầng với một nơi sinh hoạt chung của những người lao động nhập cư nằm ở cuối thuyền. Bình thường trên thuyền có khoảng 40 – 50 người, những lúc đông nhất có thể lên tới 60 – 70 người cùng sống trên thuyền. 
Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-4
Chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ vài ki-lô-mét nhưng cuộc sống của những người thuê trọ trên thuyền suốt hơn 20 không hề có ánh đèn điện. Mãi cho tới 3 năm trở lại đây, người trên thuyền mới bảo nhau mua các bình ắc quy để dùng. 
Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-5
Không điện, đồng nghĩa với nhiều khó khăn đi kèm trong sinh hoạt hàng ngày. Ban ngày, mọi người tản ra đi làm hết, đến buổi tối thì không đèn điện chiếu sáng, phải nhờ đến ánh đèn phát ra từ điện thoại, đèn pin, hay ánh trăng bên ngoài chiếu xuống, thậm chí là phải mò mẫm trong đêm. 
Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-6
Chỗ ở, và đồ đạc trong sinh hoạt hàng ngày cũng được tinh giản hết sức. Mọi người sống trên thuyền đều là người lao động chân tay giống nhau như bán hàng rong, buôn bán dạo. 
Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-7
Cuộc sống của người lao động nhập cư tại Hà Nội khá khó khăn.
Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-8
 3h sáng, khi cả thành phố còn đang say giấc thì đó cũng là lúc công việc của họ bắt đầu. Sau khi mua rau, củ, quả ở chợ Long Biên họ sẽ đi bán rong khắp các phố đến đầu giờ chiều hoặc khi hết hàng mới về.
Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-9

Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-10
Hàng chục người chung sống với nhau, giường kề giường, nằm san sát nhau chứ không có không gian riêng. . 
Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-11