Lóa mắt trước bộ sưu tập rồng bằng vàng khối nhà Nguyễn

(Kiến Thức) - Những món cổ vật mang hình tượng rồng bằng vàng bạc nguyên khối là minh chứng cho sự xa hoa của triều đình nhà Nguyễn xưa.

Loa mat truoc bo suu tap rong bang vang khoi nha Nguyen
 Rồng trang trí trên ấn vàng “Mệnh đức chi bảo”, niên hiệu Gia Long (1802 – 1819). Hiện vật được trưng bày trong một triển lãm chuyên đề của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội.

Thành công bước đầu trong lộ trình đưa “Hoàng đế chi bảo” hồi hương

Đại diện phía Việt Nam và hãng đấu giá Millon đã thống nhất được thỏa thuận tạm hoãn đấu giá ấn vàng "Hoàng đế chi bảo". Đây là thành công bước đầu trong lộ trình thực hiện các giải pháp nhằm hồi hương ấn vàng về Việt Nam.

Vào hồi 7h30 ngày 31/10 (giờ Paris), đại diện Việt Nam và hãng đấu giá Millon đã thống nhất được thỏa thuận tạm hoãn đấu giá ấn vàng "Hoàng đế chi bảo".

Soi chiếc ấn vàng ròng uy lực nhất của quân đội nhà Nguyễn

(Kiến Thức) - Không chỉ là một hiện vật đặc sắc phản ánh cách thức vận hành của nền hành chính trong quân đội thời nhà Nguyễn, ấn Quốc gia tín bảo còn mang nhiều giá trị tiêu biểu về mỹ thuật, kỹ thuật chế tác kim hoàn của nghệ nhân Việt xưa.

Soi chiec an vang rong uy luc nhat cua quan doi nha Nguyen
Được lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, ấn Quốc gia tín bảo có thể được coi là chiếc ấn có uy lực nhất đối với quân đội nhà Nguyễn.
Soi chiec an vang rong uy luc nhat cua quan doi nha Nguyen-Hinh-2
Ấn được đúc bằng vàng vào thời vua Gia Long (1802-1819), dùng cho các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh sĩ, trưng binh nhập ngũ và các văn kiện hành chính quan trọng.

Phải làm gì để hồi hương bảo vật Việt đang lưu lạc ở nước ngoài?

Việc hồi hương chiếc bảo ấn của nhà Nguyễn cũng như nhiều hiện vật lịch sử khác của Việt Nam đã trở thành một chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong nước.

Ngày 31/10 vừa qua, tại Paris (Pháp), nhà đấu giá Millon đã mở các phiên bán đấu giá trên 300 cổ vật và tác phẩm nghệ thuật có nguồn gốc từ Việt Nam, hoặc liên quan đến Việt Nam. Nhiều cổ vật quý liên quan đến các đời vua Minh Mạng, Duy Tân, Khải Định và Bảo Đại của triều Nguyễn cũng được đưa ra đấu giá lần này. Trong đó, hai hiện vật được quan tâm đặc biệt là chiếc kim ấn "Hoàng đế chi bảo" của vua Minh Mạng và chiếc bát vàng thời vua Khải Định.
Việc đấu giá ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" đã được tạm dừng sau các cuộc trao đổi giữa nhà đấu giá Millon với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và đại diện Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam. Còn chiếc bát vàng vẫn được đấu giá theo kế hoạch ban đầu. Trong phiên đấu giá, hiện vật đã được mua lại với giá 680.000 Euro, mức giá cao nhất trong các hiện vật được đấu giá cùng đợt.

Những cổ vật của Việt Nam đấu giá cao “ngất ngưởng” ở nước ngoài

Khi đấu giá ở nước ngoài, hàng loạt cổ vật của Việt Nam được mua với mức giá "cao ngất ngưởng" khiến không ít người ngỡ ngàng.

Nhung co vat cua Viet Nam dau gia cao “ngat nguong” o nuoc ngoai
 Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trên website chính thức của hãng đấu giá MILLON (có trụ sở chính tại Paris, Cộng hòa Pháp) đăng tải thông tin sẽ đưa ra đấu giá 329 cổ vật, trong đó có hai cổ vật của nhà Nguyễn (1802-1945). Ảnh: Vietnamplus