Thành công bước đầu trong lộ trình đưa “Hoàng đế chi bảo” hồi hương

Đại diện phía Việt Nam và hãng đấu giá Millon đã thống nhất được thỏa thuận tạm hoãn đấu giá ấn vàng "Hoàng đế chi bảo". Đây là thành công bước đầu trong lộ trình thực hiện các giải pháp nhằm hồi hương ấn vàng về Việt Nam.

Vào hồi 7h30 ngày 31/10 (giờ Paris), đại diện Việt Nam và hãng đấu giá Millon đã thống nhất được thỏa thuận tạm hoãn đấu giá ấn vàng "Hoàng đế chi bảo".
Đến 10h10 ngày 31/10, hãng Millon đã có thông cáo chính thức việc đưa ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" ra khỏi danh mục cổ vật đấu giá ngày 31/10/2022 của hãng.
Hãng đấu giá MILLON (Pháp) thông báo lùi thời điểm đấu giá lô 101 (ấn vàng Hoàng đế chi bảo) đến ngày 10/11 (trước đó cổ vật dự kiến được đấu giá vào ngày 31/10).
Đây là thành công bước đầu trong lộ trình thực hiện các giải pháp nhằm hồi hương ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" về Việt Nam.
Thanh cong buoc dau trong lo trinh dua “Hoang de chi bao” hoi huong
Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo". (Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). 
Trước đó, ngày 19/10, website của hãng đấu giá Millon (thành lập năm 1928, có trụ sở chính tại Paris, Pháp) đăng tải thông tin sẽ đưa ra đấu giá 329 cổ vật, trong đó có 2 cổ vật của nhà Nguyễn, gồm 1 ấn vàng đúc năm 1823 triều Minh Mạng (1820-1841), lô số 101 và 1 bát vàng triều Khải Định (1917-1925), lô số 100 thuộc sưu tập "Nghệ thuật Việt Nam" vào 11h 31/10/2022 (giờ Paris).
Thanh cong buoc dau trong lo trinh dua “Hoang de chi bao” hoi huong-Hinh-2
 Hình ảnh ấn vàng Hoàng đế chi bảo do hãng đấu giá đăng tải. Ảnh: MILLON.
Thông qua các minh chứng thu thập được và xác minh bằng phương pháp chuyên gia dựa trên thông tin, hình ảnh hiện vật đấu giá do hãng đấu giá Millon công khai trên website của hãng, đối sánh với các cổ vật là ấn vàng triều Nguyễn đang được lưu giữ tại một số bảo tàng, di tích trên cả nước, có thể khẳng định: Chiếc ấn vàng (lô số 101) chính là ấn "Hoàng đế chi bảo" được đúc năm 1823 thời vua Minh Mạng (1820-1841).
Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ nỗ lực phối hợp với Bộ Ngoại giao cùng một số bộ ngành, tổ chức, cá nhân để huy động mọi nguồn lực nhằm hồi hương ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" về nước trong thời gian sớm nhất.
Thanh cong buoc dau trong lo trinh dua “Hoang de chi bao” hoi huong-Hinh-3
 Con dấu dưới ấn. Ảnh: Millon
Về chiếc ấn này, sách "Đại Nam thực lục" của Quốc Sử quán triều Nguyễn chép: Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" được đúc vào ngày Giáp Thìn, mùng 4 tháng Hai năm Minh Mạng thứ 4 (tức ngày 15/3/1823).
"Hoàng đế chi bảo" là ấn vàng lớn nhất, đẹp nhất, quý nhất và quan trọng nhất của vương triều Nguyễn. Ấn này được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của triều Nguyễn, phản ánh một giai đoạn trong tiến trình lịch sử của quốc gia - dân tộc, là di sản văn hóa quý báu của Nhà nước Việt Nam…
Nhận thức ý nghĩa tầm quan trọng và giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, chính trị của ấn vàng "Hoàng đế chi bảo", bên cạnh sự chỉ đạo kịp thời từ Chính phủ, Bộ VHTT&DL, Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan, tổ chức liên quan đã chủ động, nỗ lực, khẩn trương tìm kiếm phương án "hồi hương" cổ vật thông qua biện pháp ngoại giao văn hóa, nhằm thể hiện nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong việc đưa ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" trở về với đất nước trong thời gian tới.
Quyết tâm sưu tầm, hồi hương ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" trở về Việt Nam không chỉ để bổ sung, hoàn thiện các sưu tập cổ vật, bảo vật, di sản văn hóa bị thất lạc, "chảy máu" ra nước ngoài mà còn khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng của dân tộc.
Điều này góp phần khẳng định sự đúng đắn, tiên quyết của Đảng, Nhà nước ta về quan điểm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, nâng cao tự tôn dân tộc của thế hệ trẻ trên trường quốc tế, góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.
Đây là việc làm rất có ý nghĩa đảm bảo tính toàn vẹn của di sản văn hóa - một nội dung quan trọng mà UNESCO rất chú trọng trong bảo tồn di sản văn hóa, đồng thời thể hiện vai trò của Việt Nam trong thực hiện các cam kết tại các Công ước quốc tế mà nước ta tham gia.
>>>Xem thêm video: Nỗ lực hồi hương ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" (Nguồn: VTV4).

Soi chiếc ấn vàng ròng uy lực nhất của quân đội nhà Nguyễn

(Kiến Thức) - Không chỉ là một hiện vật đặc sắc phản ánh cách thức vận hành của nền hành chính trong quân đội thời nhà Nguyễn, ấn Quốc gia tín bảo còn mang nhiều giá trị tiêu biểu về mỹ thuật, kỹ thuật chế tác kim hoàn của nghệ nhân Việt xưa.

Soi chiec an vang rong uy luc nhat cua quan doi nha Nguyen
Được lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, ấn Quốc gia tín bảo có thể được coi là chiếc ấn có uy lực nhất đối với quân đội nhà Nguyễn.
Soi chiec an vang rong uy luc nhat cua quan doi nha Nguyen-Hinh-2
Ấn được đúc bằng vàng vào thời vua Gia Long (1802-1819), dùng cho các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh sĩ, trưng binh nhập ngũ và các văn kiện hành chính quan trọng.

Lặng ngắm 11 chiếc ấn vàng trong Tử Cấm Thành Việt Nam

(Kiến Thức) - Những chiếc ấn vàng của các ông hoàng, bà chúa nhà Nguyễn vừa thể hiện uy quyền của triều đình, vừa là những tác phẩm nghệ thuật để đời...

Ấn Sắc mệnh chi bảo bằng vàng, nặng 8,3kg, đúc vào niên hiệu Minh Mạng thứ 8 (1827). Sau khi đúc, ấn được đóng vào các văn bản ban cấp cho văn võ, phong tặng cho thần dân (thay thế cho ấn Phong tặng chi bảo được dùng trước đó). Ấn trong ảnh là bản sao tỷ lệ 1/1 của ấn gốc, được làm bằng gốm thếp vàng, trưng bày tại điện Thái Hòa (Đại Nội Huế).

Ấn Sắc mệnh chi bảo bằng vàng, nặng 8,3kg, đúc vào niên hiệu Minh Mạng thứ 8 (1827). Sau khi đúc, ấn được đóng vào các văn bản ban cấp cho văn võ, phong tặng cho thần dân (thay thế cho ấn Phong tặng chi bảo được dùng trước đó). Ấn trong ảnh là bản sao tỷ lệ 1/1 của ấn gốc, được làm bằng gốm thếp vàng, trưng bày tại điện Thái Hòa (Đại Nội Huế).