Đám cưới nhà giàu xưa khiến cả vùng xôn xao

“Một con lợn 30kg được 2 người thanh niên lực lưỡng khênh trước dẫn đoàn. Tiếng kêu thay lời thông báo với người dân trong làng về một đám cưới sắp diễn ra”, bà Bùi Thị Hánh nhớ lại một đám cưới thập niên 1950.

Sau khi sàng lọc những người môn đăng hộ đối, một gia đình giàu có ở làng nghề thêu ren truyền thống Quất Động (Thường Tín, Hà Nội) đã chọn bà Bùi Thị Hánh (SN 1937) về làm vợ cho con trai. Họ mang đến nhà gái 2 buồng cau lớn để thưa hỏi câu chuyện của đôi lứa.
Bà Hánh chưa từng có thời gian gặp gỡ tìm hiểu chú rể. Tuy nhiên sau cuộc trò chuyện chính thức của hai bên bố mẹ, bà trở thành người con gái “có nơi có chốn”, chỉ chờ ngày nhà trai đến đón dâu...
Bà Bùi Thị Hánh kể về đám cưới của bà ngày xưa.
Bà Bùi Thị Hánh kể về đám cưới của bà ngày xưa. 
Nếu như ở các gia đình khác trong làng Quất Động ngày ấy, lễ dẫn cưới mà nhà trai mang đến chỉ là chút trầu cau, một vài cân gạo sống, vài cân thịt hoặc chiếc thủ lợn thì trong đám cưới của bà Hánh, dân làng được phen trầm trồ. Đồ dẫn cưới đến nhà bà có giá trị gấp trăm lần những đám cưới bình thường khác.
“Một con lợn 30kg được 2 người thanh niên lực lưỡng khênh trước dẫn đoàn. Vừa đi, họ vừa đánh thật mạnh để lợn kêu to.Tiếng kêu thay lời thông báo với người dân trong làng về một đám cưới sắp diễn ra”, bà Hánh nhớ lại.
Đi sau hai người thanh niên lực lưỡng là người gánh 30 yến gạo tẻ, người bê bánh kẹo… và một tráp đựng chiếc hoa tai 2 chỉ vàng.
“Đám cưới được diễn ra vào khoảng những năm 50 thế kỷ trước. Nhiều gia đình trong làng không có gạo để ăn, phải ăn khoai ăn sắn. Trong nồi cơm chỉ có khoảng 3 - 5 % là gạo. Thế nên 30 yến gạo của gia đình nhà trai mang đến có giá trị rất lớn”, bà Hánh nói.
Tuy nhiên, gia đình bà Hánh cũng không kém cạnh nhà trai.
Ở tuổi 81, bà Hánh vẫn thêu nhanh tay thoăn thắt.
 Ở tuổi 81, bà Hánh vẫn thêu nhanh tay thoăn thắt.
Đám cưới, bố mẹ bà Hánh làm vài chục mâm cỗ để thết đãi dân làng. Anh em họ hàng thì đến giúp đỡ và ăn rả rích suốt 3 ngày. Mỗi mâm đãi khách, gia đình bà làm thực đơn là 3 món thịt lợn, 1 đĩa lòng và 3 bát canh nấu (măng miến, khoai, bí). Không những thế, người dân còn được ăn no nê cơm trắng.
Tiết lộ về gia thế của mình, bà Hánh cho biết, từ những năm 1920, 1930, bố bà - cụ Nguyễn Lê Miu đã là chủ thêu lớn nhất nhì xã Quất Động.
Ông cụ tự lấy vải về pha và in mẫu rồi phát cho người dân trong làng, trong xã thêu. Sau đó, sản phẩm thu lại từ người dân, cụ Miu mang lên Hà Nội bán cho các cửa hàng. Vì thế, giá thành sản phẩm cụ thu được cao hơn rất nhiều so với những chủ thêu khác.
Bán được giá cao, cụ lại trả công người dân cao hơn. Vì thế số người tìm đến nhà cụ lấy hàng cũng đông không đếm xuể.
Dần dần, cụ Miu trở thành người có kinh tế khá giả vào bậc nhất nhì làng. Tài sản cụ có được bà Hánh không nắm hết, bà chỉ biết, trong khi người làng còn phải ở nhà tranh vách đất thì bố mẹ bà đã có cơ ngơi là căn nhà cấp bốn 5 gian.
Cụ Miu sinh được 4 người con gái, cả 4 đều được bố mẹ chiều chuộng hết mực. Ngoài việc làm thêu, không ai phải chân lấm tay bùn như những đứa trẻ khác trong làng.
Nói về tầm quan trọng của những chủ thêu, anh Đặng Trịnh Khanh (SN 1977) cho biết từ thời ông bà anh mọi người đã kể, các chủ thêu có vai trò rất lớn. Đến thời anh, các chủ thêu vẫn là người được dân làng kính nể.
“Cả làng làm thêu nhưng chỉ có một, hai chủ thêu. Số lượng hàng thêu lại bị giới hạn nên muốn có hàng để làm, mọi người phải đi từ sớm để xếp hàng”, anh Khanh nói.
Thậm chí, nhiều người đến lấy hàng phải nhìn sắc mặt của chủ thêu, nếu sản phẩm làm ra không đẹp khiến chủ thêu không hài lòng thì lần sau sẽ khó lấy được hàng. Như vậy cả nhà sẽ không có tiền mua gạo vì không có công việc nào khác…
Tuy nhiên, bà Hánh nói, so với gia thế của mình, gia đình chồng bà không hề kém cạnh. Thậm chí, họ có phần nhỉnh hơn.
“Ông nội của chồng tôi là người làm quan to. Bố chồng tôi cũng là người làm trong nhà nước được mọi người kính trọng nể phục”, bà Hánh cho biết.
Chính vì vậy, đám cưới của hai gia đình giàu có trong làng đã thu hút được rất nhiều người đến xem và chúc mừng.
Sau này, qua nhiều năm tháng thăng trầm, sự giàu có của gia đình bà không còn như trước nữa. Bà Hánh cũng không kế nghiệp cha - làm chủ thêu. Tuy nhiên bà vẫn bó với nghề truyền thống này của quê hương và gia đình cho tới tận những năm gần đây…

Ảnh độc: Tò mò đám cưới ở Trung Quốc những năm 50

(Kiến Thức) - Cùng chiêm ngưỡng loạt ảnh đen trắng giá trị để tìm hiểu đám cưới ở Trung Quốc những năm 50 diễn ra thế nào. 

Anh doc: To mo dam cuoi o Trung Quoc nhung nam 50
Cùng chiêm ngưỡng loạt ảnh đen trắng giá trị để tìm hiểu đám cưới ở Trung Quốc những năm 50 diễn ra thế nào. Trong ảnh là một đám cưới giản dị diễn ra trên một công trường đất tại tỉnh An Huy, trong một cuộc thi đua lao động giữa nông dân Trương Đông Nhân và vợ Khương Tố Mai.

Anh doc: To mo dam cuoi o Trung Quoc nhung nam 50-Hinh-2
Trong ảnh là nữ chiến sĩ tình nguyện ở tiền tuyến Triều Tiên, điển hình lao động Cao Quế Chân và chồng cô Đổng Thế Quý có một đám cưới rất giản dị nhưng tràn ngập hạnh phúc trong lời chúc phúc và vòng tay của các đồng đội tại tỉnh Hà Bắc. 

Anh doc: To mo dam cuoi o Trung Quoc nhung nam 50-Hinh-3
 Nông dân Đoàn Dụ Thành và Tôn Quế Hoa đang nhận chứng nhận đăng ký kết hôn tại Ủy ban huyện Lễ Lăng tỉnh Hồ Nam.

Anh doc: To mo dam cuoi o Trung Quoc nhung nam 50-Hinh-4
Chú rể Hoàng Phúc Nguyên đang cài hoa cho cô dâu Lý Nhữ Tú trong ngày hạnh phúc của mình tại huyện Bì, Tứ Xuyên.  

Anh doc: To mo dam cuoi o Trung Quoc nhung nam 50-Hinh-5
Chú rể Đinh Thiên Thụy và cô dâu Phùng Thúy Anh sau khi kết thúc hôn lễ của mình đã cùng nhau du ngoạn ngắm cảnh Tây Hồ, tận hưởng những phút giây lãng mạn hạnh phúc bên nhau. 

Anh doc: To mo dam cuoi o Trung Quoc nhung nam 50-Hinh-6
 Cúc Phục Hải và cô dâu của mình Du Phụng Tiên trong đám cưới tràn ngập hạnh phúc của mình.

Anh doc: To mo dam cuoi o Trung Quoc nhung nam 50-Hinh-7
Một cô dâu với nét mặt có chút e thẹn nhưng tràn ngập hạnh phúc khi chờ đăng ký kết hôn tại trụ sở ủy ban. 

Anh doc: To mo dam cuoi o Trung Quoc nhung nam 50-Hinh-8
 Chỉ là chiếc bút máy làm kỉ vật cho mối lương duyên giữa hai vợ chồng, tuy đơn sơ mà đong đầy tình yêu và hạnh phúc.

Các tướng công an “ngã ngựa” gây rúng động dư luận thế giới

(Kiến Thức) - Thời gian gần đây, dư luận xôn xao trước thông tin một số tướng công an của Việt Nam "ngã ngựa". Không riêng gì Việt Nam, chuyện này cũng xảy ra ở một số nước trên thế giới. Những tướng công an vi phạm pháp luật bị bắt giữ, mất chức, thậm chí là phải chịu án tù chung thân...

Liên tiếp một số tướng công an của Việt Nam vướng vòng lao lý trong thời gian qua trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận. Cụ thể, vào tháng 4 vừa qua, cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) bị khởi tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" vì có liên quan đến vụ án đường dây đánh bạc nghìn tỷ đồng qua mạng internet mà lực lượng công an triệt phá.