Đắk Lắk: Ăn trứng của gà chết, 4 người trong gia đình mắc cúm A/H1N1

Sau khi có kết quả dương tính với A/H1N1, gia đình anh H được chăm sóc, chữa trị chu đáo nên đến chiều ngày 5/7 sức khỏe đã ổn định. Ổ dịch cũng đã cơ bản được khống chế.

Ngày 5/7, bác sĩ Phạm Văn Lào - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết, kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đối với mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân trong cùng một gia đình ở thôn 1, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk đều dương tính với cúm A/H1N1.
Theo đó, 4 trường hợp mắc cúm A/H1N1 lần này là vợ chồng anh Nguyễn Tuấn H. sinh năm 1989 và chị Nguyễn Thị N. sinh năm 1988 cùng hai đứa con nhỏ của mình.
BVĐK Đắk Lắk, nơi các bệnh nhân đã được điều trị.
BVĐK Đắk Lắk, nơi các bệnh nhân đã được điều trị. 
Vào ngày 23/6, hai đứa con của gia đình anh H có triệu chứng sốt, đau đầu nhưng dùng thuốc Tây vẫn không khỏi. Vài ngày sau vợ chồng anh H cũng xuất hiện các triệu trứng tương tự nên đã đến Khoa Nhiễm và Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk để điều trị. Tại đây các bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán theo dõi cúm gà.
Ngay sau khi ghi nhận các triệu trứng lâm sàng từ các bệnh nhân trên, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đăk Lắk phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Krông Bông đã tiến hành điều tra yếu tố dịch tễ và phát hiện gia đình anh H nuôi 100 con gà, khoảng bốn tuần trước có xảy ra tình trạng gà nuôi bị chết. Đến nay đã có khoảng 70 con gà chết và được chôn qua loa ngay sau vườn nhà.
Dẫu gà bệnh chết nhưng gia đình anh H vẫn ăn trứng gà bình thường. Một số gia đình khác ở địa phương cũng xảy ra tình trạng gà chết bất thường.
Xác định có thể các bệnh nhân đã nhiễm cúm A/H1N1 nên các nhân viên y tế vừa nỗ lực dập dịch vừa cách li bệnh nhân điều trị theo đúng quy trình, các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân là bác sỹ, điều dưỡng, bệnh nhân cùng phòng, người nhà cũng được lấy mẫu xét nghiệm. Sau khi có kết quả dương tính với A/H1N1, gia đình anh H được chăm sóc, chữa trị chu đáo nên đến chiều ngày 5/7 sức khỏe đã ổn định. Ổ dịch cũng đã cơ bản được khống chế.
Trước đó ngày 3/6, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk cũng đã tiếp nhận bệnh nhân L.T.K.T sinh năm 1977, trú ở xã Cuôr Knia, huyện Buôn Đôn cũng bị lây nhiễm cúm A/H1N1 trong quá trình về Bệnh viện Từ Dũ khám bệnh. Đến nay, bệnh nhân T cũng đã được điều trị ổn định.
Ngọc Anh

Những đối tượng nào cần đề phòng đặc biệt cúm A/H1N1?

Cúm A/H1N1 có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp, cao huyết áp, phổi, thận, rối loạn chuyển hóa, thiếu máu hoặc người bị suy giảm miễn dịch, người già và phụ nữ có thai.
 

Một bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 đang cách ly điều trị trong tình trạng nguy kịch.
Một bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 đang cách ly điều trị trong tình trạng nguy kịch. 
TP Hồ Chí Minh vừa ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên do cúm A/H1N1 và 1 bệnh nhân khác đang nguy kịch đến ngay sau khi xuất hiện ổ dịch cúm gần 20 người mắc tại Bệnh viện Từ Dũ khiến người dân rất lo lắng, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao…

Cảnh báo những người dễ bị biến chứng khi nhiễm cúm A/H1N1

(Kiến Thức) - Cúm mùa hay cúm A/H1N1 được xem là bệnh thông thường, ai cũng có thể mắc nhưng có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân nhiễm diễn biến nặng hoặc tử vong, nhất là khi người bệnh mắc các bệnh lý mãn tính khác kèm theo như suy thận, đái tháo đường…

Theo báo cáo của BV Chợ Rẫy – nơi có 1 bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 và tử vong, bệnh nhân này bị suy thận giai đoạn cuối khi mắc cúm A/H1N1 dẫn đến suy hô hấp, viêm phổi nặng gây tử vong.
Trước thông tin liên tiếp ghi nhận 3 trường hợp tử vong do nhiễm cúm mùa A/H1N1 tại TP HCM, PGS-TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đa phần các ca nhiễm virus cúm mùa (A/H1N1, cúm B và A/H3N1) sẽ khỏi bệnh sau 1 tuần điều trị thông thường.
Song một tỉ lệ nhỏ các trường hợp sẽ diễn biến nặng, suy hô hấp, thậm chí tử vong vì mắc cúm A/H1N1. Tình trạng này thường gặp ở những người có đề kháng kém, người có bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường…, người suy giảm miễn dịch nhiễm virus sẽ làm thúc đẩy bệnh nền, gây tổn thương phổi, tổn thương đa tạng, khả năng biến chứng nặng nề, người già, trẻ em và phụ nữ có thai.
Canh bao nhung nguoi de bi bien chung khi nhiem cum A/H1N1-Hinh-2
 Bệnh nhân mắc cúm A H1N1 cách ly điều trị ở BV Chợ Rẫy
"Trong khi cơ thể đang chống lại bệnh cúm, người bệnh có thể bị nhiễm trùng lần thứ hai như viêm phổi dẫn tới suy giảm hoạt động của các cơ quan, nhiễm khuẩn huyết và tử vong. Với những người có sẵn các bệnh lý mãn tính như: đái tháo đường, suy thận, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… lại nhiễm virus cúm có thể làm trầm trọng thêm các bệnh lý nền khiến các chức năng cơ thể tồi tệ hơn và khó khăn hơn khi chống lại bệnh cúm.
Ngoài ra, những người cao tuổi có nguy cơ cao bị suy yếu hệ thống miễn dịch vì cũng dễ bị nhiễm trùng thứ phát hơn. Với trẻ em dưới 5 tuổi do sức đề kháng kém nên cũng dễ bị virus cúm tấn công"- PGS Phu giải thích.
Do vậy, các bác sỹ khuyên, những người có yếu tố nguy cơ như trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch... nên chích ngừa cúm định kỳ hàng năm.