Đại tá Gaddafi từng tiên đoán về khủng hoảng di cư

Trong cuộc phỏng vấn với đài France 24 của Pháp vào tháng 3/2011, ông Gaddafi cảnh báo phương Tây về cuộc khủng hoảng di cư ở Trung Đông và Châu Âu.

Đài Sputnik của Nga ngày 17/9 đưa tin cho rằng nếu phương Tây biết lắng nghe lời của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi vài tháng trước khi ông bị sát hại dã man, họ đã không phải đối mặt với những cú sốc từ cuộc khủng hoảng di cư lớn như hiện nay.
Trong thực tế, hàng triệu người Trung Đông sẽ không đổ xô đi tìm kiếm một nơi trú ẩn ở Châu Âu nếu nơi ở của họ không bị phá hủy.
Sputnik cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do chính sách hiếu chiến  của phương Tây.
Dai ta Gaddafi tung tien doan ve khung hoang di cu
 Cố lãnh đạo Libya, Muammar Gaddafi. Ảnh Sputnik.
Trong cuộc phỏng vấn với đài France 24 của Pháp vào tháng 3/2011, Đại tá Gaddafi đã cảnh báo rằng nếu không thống nhất và ổn định, Libya không thể kiểm soát được làn sóng di cư từ châu Phi và Trung Đông đổ sang châu Âu.
Ngay từ thời điểm đó, không giống như các nhà lãnh đạo phương Tây, ông Gaddafi dường như hiểu rõ rằng hàng triệu người, chứ không phải hàng ngàn, sẽ rời đi nếu Tripoli sụp đổ, hãng tin Nga kết luận.
"Sẽ có hàng triệu người da đen vượt qua Địa Trung Hải để đến Pháp, Italy. Libya đóng vai trò là chìa khóa an ninh ở Địa Trung Hải", ông nói với France 24.
Con trai của nhà lãnh đạo Libya, người đang đối mặt với bản án tử hình, cũng đã lặp lại cảnh báo trên trong cuộc phỏng vấn.
"Libya có thể trở thành Somalia của Bắc Phi, Địa Trung Hải. Mọi người sẽ thấy những tên cướp biển ở Sicily (Italy), ở Crete (Hy Lạp), ở Lampedusa (Italy). Mọi người sẽ thấy hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp. Khủng bố sẽ là hàng xóm của bạn", Saif nói.
Trong cuộc phỏng vấn, Đại tá Gaddafi đã vẽ lên một bức tranh sống động về những gì ông hình dung sẽ xảy ra nếu chính phủ của ông sụp đổ: "Địa Trung Hải sẽ trở thành một vùng biển hỗn loạn".
Nhưng tiếc rằng đã không ai lắng nghe những cảnh báo đó của ông. Thay vào đó, phương Tây tiếp tục các hoạt động quân sự lật đổ chính phủ Gaddafi và biến những lời ông nói thành sự thật.
Đúng như lời tiên đoán của Đại tá Gaddafi. Libya hiện nay đang bị xâu xé bởi các phe phái và các phần tử nổi dậy.
Địa Trung Hải trở thành một vùng biển hỗn loạn, nơi hàng trăm ngàn người tị nạn nhồi nhét trên những chiếc thuyền chật chội, rách nát tìm cách đến bờ biển của nước Ý. Hàng ngàn người đã không bao giờ cập bờ.
Mùa xuân Ả Rập được phương Tây hậu thuẫn và các biện pháp can thiệp quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Trung Đông được xem là nguyên do chính dẫn tới các cuộc di cư hiện nay.
Nếu phương Tây không hiểu được nguyên nhân thực sự dẫn tới làn sóng di dân hiện nay, ngày càng nhiều người sẽ buộc phải mạo hiểm tính mạng của họ để cố gắng tìm nơi trú ẩn bên ngoài ngôi nhà của họ.

Hình ảnh chi tiết đường hầm bí mật nối liền Nga - Trung

(Kiến Thức) - Đường hầm bí mật nối liền Nga - Trung Quốc dài 55 km là hành lang bí mật quan trọng để trao đổi thông tin tình báo giữa hai nước này.

Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung
Hồi tháng 6/2015, các nhà khoa học đã phát hiện đường hầm bí mật nối liền Nga - Trung

Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-2
 Theo tờ Siberian Times, đường hầm này do quân đội Đông Bắc, một lực lượng du kích Trung Quốc chống nhà nước Mãn Châu của Nhật, xây dựng vào khoảng năm 1930 và đưa vào sử dụng 3 năm sau đó.

Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-3
 Đường hầm có chiều dài 55km, nằm cách Ussuriysk 55km và cách Vladivostok 153km.

Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-4
Được biết, đường hầm bí mật nối huyện Đông Ninh, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc với vùng Viễn Đông của Nga. 

Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-5
Theo các chuyên gia, đường hầm này không chỉ được sử dụng để vận chuyển các nhu yếu phẩm cần thiết mà còn là hành lang bí mật quan trọng để trao đổi thông tin tình báo giữa Bắc Kinh và Moscow.  

Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-6
Sau khi Mãn Châu được quân đội Liên Xô giải phóng năm 1945, để tưởng nhớ sự kiện này, người ta đã cho xây dựng bảo tàng quân sự lớn gần núi Shenhunshan.

Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-7
Đài tưởng niệm trong khu bảo tàng lịch sử 18/9 nằm phía trên đường hầm bí mật. 
Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-8
Khu tưởng niệm được xây dựng trong pháo đài Dongning để tưởng nhớ trận đánh trên núi Shenhunshan. Đây được cho là trận đánh cuối cùng trong Chiến tranh Thế giới thứ II.

Hinh anh chi tiet duong ham bi mat noi lien Nga - Trung-Hinh-9
Quang cảnh bên ngoài khu đường hầm bảo tàng quân sự. 

Chùm ảnh gái Hàn Quốc sang Việt Nam làm...thợ xây

Các cô gái Hàn Quốc tuổi đời ngoài 20 sang Việt Nam để làm thợ xây, dựng nhà cho những hộ nghèo ở Thái Nguyên.

Chum anh gai Han Quoc sang Viet Nam lam...tho xay
 Sori Bok - công nhân của Công ty Samsung, lần đầu tiên đến Việt Nam. Cô gái Hàn Quốc sang Việt Nam để tham gia tình nguyện, xây nhà cho các hộ nghèo ở Thái Nguyên.