Đại sứ Triều Tiên: "Iran sẽ chiến thắng Mỹ"

(Kiến Thức) - Đại sứ Triều Tiên tại Tehran Kang Sam Hyon bày tỏ tin tưởng rằng người dân và chính phủ Iran sẽ chiến thắng cuộc chiến kinh tế mà Mỹ "phát động" nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Theo hãng Fars (Iran) ngày 20/3, Đại sứ Triều Tiên tại Tehran Kang Sam Hyon bày tỏ tin tưởng rằng người dân và chính phủ Iran sẽ chiến thắng cuộc chiến kinh tế mà Mỹ "phát động" nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giao này.
"Chúng tôi ủng hộ nỗ lực của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran chống lại các lệnh trừng phạt cứng rắn của Mỹ và chúng tôi biết rằng chắc chắn người dân Iran sẽ chiến thắng Mỹ", ông Kang nói trong cuộc gặp với người đứng đầu Đảng liên minh Hồi giáo Iran, Asadollah Badamchian, tại thủ đô Tehran hồi đầu tuần.
Dai su Trieu Tien:
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và người đồng cấp Iran Rouhani. Ảnh: CNN. 
Về phần mình, ông Badamchian ca ngợi sự độc lập của Triều Tiên cũng như khả năng đối phó của nước này trước các biện pháp trừng phạt và sức ép từ cộng đồng quốc tế. Ông Badamchian cho rằng (Tổng thống) Mỹ đã buộc phải gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên sau khi mọi sức ép từ Washington đối với Bình Nhưỡng đều "đổ bể".
Trong bài phát biểu ngày 18/3, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói rằng tất cả các biện pháp trừng phạt mà Washington áp đặt đều nhằm mục đích mở đường cho Mỹ "lấy lại" tầm ảnh hưởng của nước này đối với tình hình chính trị trong nước Iran. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh những nỗ lực như vậy đều vô ích.

Mời độc giả xem thêm video: Những thách thức chờ đợi Tổng thống Iran (Nguồn: VTC14)

"Người Mỹ đã từ bỏ những cam kết của mình mà không có lý do và áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất nhằm vào đất nước Iran. Họ nghĩ rằng nếu tăng cường trừng phạt và gia tăng áp lực, họ có thể quay trở lại Iran và kiểm soát người dân đất nước chúng tôi. Nhưng điều này là không thể xảy ra", Tổng thống Iran nhấn mạnh.
Tổng thống Rouhani nói thêm Iran đã và sẽ tiếp tục chống lại và "kẻ thù" sẽ không đạt được mục tiêu của họ bằng bất cứ giá nào.
Trước đó, vào tháng 2/2019, Tổng thống Rouhani nói rằng lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ đối với Tehran đã giúp đất nước ông, bởi áp lực mà Washington đặt ra đã thúc đẩy người dân trong nước làm việc chăm chỉ hơn và nâng cao năng suất lao động.
"Một số quốc gia cho rằng lệnh trừng phạt là cách làm giảm tốc độ phát triển ở nước đó. Tuy nhiên, chúng lại tạo động lực làm việc cho người dân ở đất nước chúng tôi. Do vậy, chúng tôi có thể sản xuất số sản phẩm mà chúng tôi từng nhập khẩu", Tổng thống Rouhani phát biểu.
“Các lệnh trừng phạt nhằm làm giảm sự phát triển công nghệ của đất nước chúng ta, nhưng chúng ta cần coi đó là cơ hội để đẩy mạnh tăng trưởng”, ông Rouhani nói thêm.

Bài học cho ông Trump khi chơi bài “Thượng đỉnh“

Đối thoại với Iran là một bước đi đúng đắn song Tổng thống Trump không nên tự huyễn hoặc rằng một mình ông có thể giải quyết vấn đề này.

Tuần qua có 2 sự kiện quốc tế tưởng chừng không liên quan. Đó là việc Mỹ cho rằng Triều Tiên vẫn đang phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa bất chấp việc Tổng thống Donald Trump cho rằng Triều Tiên “không còn là mối đe dọa hạt nhân nữa”. Cùng lúc, ông Trump đề nghị gặp trực tiếp Tổng thống Iran Hassan Rouhani mà không có điều kiện tiên quyết nào. Thế nhưng 2 sự kiện này không phải là không có sự liên quan.

Nhìn lại cuộc khủng hoảng con tin khiến Mỹ-Iran trở mặt 40 năm trước

(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng con tin Iran xảy ra vào năm 1979 đã khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Iran rơi vào trạng thái căng thẳng từ đó cho đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu tiến triển tích cực nào.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc
Thậm chí, mối quan hệ Mỹ-Iran càng trở nên xấu đi khi mới đây Washington tuyên bố tất cả các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran sẽ được Mỹ khôi phục và có hiệu lực từ ngày 5/11. Cụ thể, hơn 700 cá nhân và thực thể đã bị liệt vào danh sách trừng phạt liên quan đến Iran. Ảnh: Tổng thống Trump (trái) và người đồng cấp Iran Rouhani. Ảnh: CNN. 

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-2
Có thể thấy, mối quan hệ Mỹ - Iran liên tục rơi vào trạng thái căng thẳng trong suốt hàng thập kỷ qua, đặc biệt là sau vụ khủng hoảng con tin Iran gần 40 năm trước. Theo đó, ngày 4/11/1979, một nhóm sinh viên Iran đã xông vào Đại sứ quán Mỹ ở Tehran, bắt giữ 56 nhà ngoại giao và công dân Mỹ làm con tin. Ảnh: Sputnik. 

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-3
 Về nguyên nhân vụ tấn công, Iran cho rằng Đại sứ quán Mỹ tại Tehran là một “ổ tình báo” khi các nhân viên ở đây đều làm việc cho CIA. Ngày 22/10/1979, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Jimmy Carter đã cho phép Quốc vương Iran bị phế truất, ông Shah Mohammed Reza Pahlavi, tị nạn chính trị và chữa bệnh tại Mỹ. Hành động này của Washington được cho là giọt nước tràn ly, dẫn đến vụ Iran tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Tehran 39 năm trước. Ảnh: Các nữ sinh Iran tập trung bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Tehran ngày 27/11/1979 yêu cầu Washington phải dẫn độ Quốc vương Shah Mohammed Reza Pahlavi về nước (Iran) để xét xử. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-4
 Ông Ayatollah Hossein Ali Montazeri, một trong những nhà lãnh đạo của Cách mạng Iran vào năm 1979, phát biểu trước đám đông tại Đại học Tehran ngày 23/11/1979. Ông Montazeri tuyên bố, các con tin Mỹ sẽ không được trả tự do cho tới khi Quốc vương Shah Mohammed Reza Pahlavi bị dẫn độ về nước. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-5
Đáp trả, cũng trong tháng 11/1979, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Jimmy Carter đã ký một sắc lệnh hành pháp đóng băng toàn bộ tài sản của chính phủ Iran tại Mỹ và bắt đầu áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran. Ảnh: Daily Kos. 

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-6
 52 con tin Mỹ đã bị giam giữ trong tổng cộng 444 ngày mới được thả. Ảnh: 3 con tin Mỹ Kathy Gross, Ladell Maples, và William Quarles được trả tự do và đưa tới sân bay sau khi dự một buổi họp báo. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-7
 Một sinh viên Iran mang theo súng đứng canh gác bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Tehran ngày 29/11/1979. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-8
Các sinh viên tại thủ đô Washington, Mỹ, biểu tình phản đối việc Iran bắt giữ con tin Mỹ. Ảnh: Sputnik. 

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-9
 Hai con tin người Mỹ bị bắt giữ. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-10
 Bức ảnh chụp nhóm con tin Mỹ tại bệnh viện. Họ đã được đưa tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe sau khi được Iran thả tự do trước khi trở về Mỹ. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-11
 Những người Mỹ được thả tự do vẫy chào mọi người khi bước xuống chiếc Freedom One tại căn cứ ở Mỹ. Ảnh: Sputnik.

Nhin lai cuoc khung hoang con tin khien My-Iran tro mat 40 nam truoc-Hinh-12
Richard Morefield hôn mẹ của anh, bà Maria, khi trở về nước Mỹ ngày 27/1/1981. Ảnh: Sputnik.