Đại học Harvard phải sơ tán vì bị đe dọa đánh bom

(Kiến Thức) - Sau khi nhận được một đe dọa đánh bom chưa xác định, ban lãnh đạo Đại học Harvard sơ tán mọi người ở bốn tòa nhà chính của trường.

Ban lãnh đạo trường đại học Harvard sơ tán mọi người có mặt ở bốn tòa nhà của trường ngay khi nhận được một đe dọa đánh bom.
Dai hoc Harvard phai so tan vi bi de doa danh bom
Các sinh viên trường Harvard chạy sơ tán sau khi trường này nhận được đe dọa đánh bom hôm 16/11. 
Bốn tòa nhà của trường Harvard đã được sơ tán này bao gồm ba khu vực giảng đường (Trung tâm Khoa học, Hội trường Sever, Hội trường Emerson) và khu ký túc xá Thayer.
Các sinh viên ngôi trường này đã trông thấy trực thăng bay trên bầu trời sau khi trường này nhận “đe dọa đánh bom chưa xác định” vào tầm 12h30 (giờ địa phương) hôm 16/11.
Việc trường Harvard sơ tán vì đe dọa đánh bom xảy ra ba ngày sau khi các tay súng và những kẻ đánh bom liều chết sát hại 129 người ở Paris vào hôm 13/11.

Sinh viên Harvard dọa bom để... trốn kỳ thi cuối kỳ

(Kiến Thức) - Sinh viên Đại học Harvard là Eldo Kim là tác giả của bức thư điện tử đe dọa đánh bom với ý định trốn kỳ thi cuối kỳ.

Theo thông tin đăng tải trên trang báo nội bộ của đại học này, Eldo Kim, 20 tuổi, bị cáo buộc gửi thư điện tử đe dọa đánh bom lúc 8h30 sáng ngày 16/12 (theo giờ địa phương) tới các văn phòng làm việc của trường Harvard, gồm trường Harvard University Police Department và Harvard Crimson.

Theo đó, bức thư mà nam sinh viên này gửi có nội dung, bom đã được cài xung quanh khuôn viên và cảnh báo chất nổ được đặt ở 4 tòa nhà nằm ở khuôn viên chính của trường này. Nửa giờ trước khi kì thi của Kim bắt đầu, cậu ta đã gửi bức thư trên.

Nhà Trắng náo loạn bởi đe dọa đánh bom

(Kiến Thức) - Các phóng viên và nhân viên trong phòng họp báo ở Nhà Trắng đã được sơ tán sau khi cảnh sát nhận thông tin đe dọa đánh bom nơi đây.

Theo tờ NBC News, nhân viên mật vụ Mỹ đột ngột tiến vào phòng họp báo, nơi đang diễn ra cuộc gặp gỡ thường kỳ của thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest với các phóng viên. 
Sau đó, những nhân viên an ninh đã yêu cầu mọi người trong phòng nhanh chóng sơ tán ra khỏi nơi đây do có đe dọa đánh bom Nhà Trắng.

Cuộc đời người phụ nữ nổi tiếng nhất Myanmar

Bà Aung San Suu Kyi - người phụ nữ nổi tiếng nhất Myanmar - được ví như "ngọn hải đăng của niềm hy vọng" cho người dân Myanmar.

Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar
Người phụ nữ nổi tiếng nhất Myanmar - bà Suu Kyi sinh ngày 19/6/1945. Bà là con gái của vị anh hùng dân tộc Myanmar – tướng Aung San. Ông Aung bị ám sát vào tháng 7/1947 – chỉ 6 tháng trước khi quốc gia Đông Nam Á giành độc lập. Lúc ấy, bà Suu Kyi mới lên hai tuổi. Ảnh chụp bà Suu Kyi (giữa) cùng bố mẹ và hai anh năm 1947 tại Myanmar.  

Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-2
 Suu Kyi theo học ngành triết, chính trị và kinh tế tại Đại học Oxford (Anh). Trong thời gian này, bà gặp chồng Michael Aris. Ảnh chụp bà Suu Kyi với chồng năm 1973. 

Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-3
Suu Kyi và Aris sinh hai con trai là Alexander và Kim. Những đứa trẻ đã lớn lên ở Anh. Từ năm 1985 đến năm 1987, Suu Kyi tập trung nghiên cứu để lấy bằng thạc sĩ văn học Myanmar tại trường Nghiên cứu Phương Đông và châu Phi (SOAS), thuộc Đại học London.

Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-4
Bà Suu Kyi quay trở về ​Yangon vào năm 1988 để chăm sóc mẹ bị bệnh.  Bà sau đó trở thành lãnh đạo cuộc nổi dậy chống tướng Ne Win. Suu Kyi thành lập đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD). Quân đội đàn áp các cuộc biểu tình và tiến hành đảo chính vào ngày 18/9/1988.  

Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-5
Chủ trương của đảng NLD là tranh đấu bất bạo động. Mặc dù bị cấm, Suu Kyi vẫn đi khắp nơi để phát động phong trào vì tự do và dân chủ. Bà từng đi thẳng vào mũi súng đã lên đạn của binh sĩ chắn đường để tỏ thái độ phản kháng.

Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-6
Tháng 5/1990, dù Suu Kyi vẫn bị giam lỏng, đảng NLD của bà thắng lớn (82%) trong cuộc bầu cử. Tuy nhiên, Liên đoàn Khôi phục Trật tự và Pháp luật Quốc gia (SLORC) không công nhận kết quả này. Năm 1991, Suu Kyi được trao giải Nobel Hòa bình.

Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-7
Bà Suu Kyi được hộ tống lên ôtô vào ngày thứ 3 của vụ xét xử bà tại nhà tù Insein ở thành phố Yangon, ngày 20/5/2009.

Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-8
Cổng nhà bà Suu Kyi vào ngày 11/8/2009 khi tòa án cho rằng bà đã vi phạm các điều kiện quản thúc tại gia. Theo tòa Myanmar, bà Suu Kyi đã cho phép một người Mỹ lạ vào nhà. Người đứng đầu chế độ quân sự ra lệnh giam lỏng bà 18 tháng. 

Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-9
Trước áp lực quốc tế, bà Suu Kyi được trả tự do năm 2010. Ảnh chụp bà Suu Kyi gặp con trai Kim Aris tại sân bay Yangon ngày 23/11/2010. Bà đã không nhìn thấy con trong suốt 10 năm. 

Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-10
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cầm tay Suu Kyi - lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) - khi họ gặp nhau tại nhà của bà vào ngày 2/12/2011.

Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-11
Sau 21 năm kể từ ngày được Hội đồng Nobel trao giải, ngày 16/6/2012, bà chính thức nhận giải thưởng danh giá trong buổi lễ tại thủ đô Oslo, Na Uy.

Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-12
Suu Kyi mỉm cười với những người ủng hộ khi bà tổ chức lễ hội té nước Thingyan phía trước cửa nhà ngày 16/4/2012.

Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-13
Hai năm sau khi được phóng thích, bà Suu Kyi chính thức trở thành thành viên Hạ viện Myanmar trong cuộc bầu cử ngày 1/4/2012. Suu Kyi (giữa) và các nhà lập pháp của NLD tại một phiên họp thường kỳ của Hạ viện Myanmar vào tháng 2/2012.

Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-14
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra bắt tay bà Suu Kyi tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, ngày 31/5/2012. Đây là lần đầu tiên bà đặt chân ra nước ngoài trong hơn 20 năm.

Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-15
Ngày 19/11/2012, nhân chuyến thăm Myanmar, Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp thủ lĩnh phe đối lập tại dinh thự của bà. Ông không ngần ngại ôm và hôn bà Suu Kyi tại cuối buổi họp báo chung.

Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-16
Suu Kyi đọc diễn văn tại Yangon vào ngày 4/12/2013.

Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-17
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay bà Aung Suu Kyi trong cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 11/6​. 

Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-18
Bà Suu Kyi cắt bánh trong lễ mừng sinh nhật lần thứ 70 tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Naypyidaw hôm 19/6. Bà từng được ví như "ngọn hải đăng của niềm hy vọng" cho người dân Myanmar trên con đường hướng tới nền dân chủ. 

Cuoc doi nguoi phu nu noi tieng nhat Myanmar-Hinh-19
Trưa 8/11, bà Suu Kyi đến điểm bỏ phiếu trong sự chào đón của người dân Myanmar. Chiến thắng của NLD là sự kiện mà thế giới mong đợi sẽ “thay đổi đáng kể” bối cảnh chính trị ở Myanmar. Đây cũng là chiến thắng dành cho người phụ nữ nhỏ bé nhưng có ý chí mạnh mẽ.