'Đại gia' Trầm Bê phải 'móc túi' tiền tỷ để bồi thường thiệt hại?

Án sơ thẩm tuyên buộc Dương Thanh Cường bồi thường toàn bộ thiệt hại. Tuy nhiên Viện KSND TPHCM đã có kháng nghị buộc ông Trầm Bê và các đồng phạm cùng liên đới trách nhiệm bồi thường.

'Dai gia' Tram Be phai 'moc tui' tien ty de boi thuong thiet hai?
Ông Trầm Bê tại phiên xử sơ thẩm hồi tháng 7/2020. Ảnh: Tân Châu. 
Ngày mai (9/12), TAND cấp cao tại TPHCM xét xử vụ án Dương Thanh Cường (cựu tổng giám đốc Cty Bình Phát, Chủ tịch HĐQT Cty Thanh Phát) “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và Trầm Bê (cựu Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Nam) cùng đồng phạm "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Phiên tòa phúc thẩm được mở theo kháng nghị của Viện KSND cấp cao tại TPHCM, Viện KSND TPHCM và kháng cáo của các bị cáo.
Tại bản án sơ thẩm của TAND TPHCM tuyên hồi tháng 7, Dương Thanh Cường bị phạt 16 năm tù, buộc chịu trách nhiệm về toàn bộ thiệt hại vụ án, tiếp tục kê biên 23 sổ đỏ để xử lý khoản nợ 171 tỷ đồng bị cáo vay của Agribank, phần thừa dùng để xử lý khoản thiệt hại 505 tỷ đồng của Ngân hàng Phương Nam.
Ông Trầm Bê bị tuyên 3 năm tù, cộng thêm 4 năm tù trước đó (giúp sức Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB khoảng 1.800 tỷ đồng) nên tổng hình phạt bị cáo chấp hành chung là 7 năm tù.
'Dai gia' Tram Be phai 'moc tui' tien ty de boi thuong thiet hai?-Hinh-2
Các bị cáo khác nhận 1 năm 3 tháng tù đến 2 năm tù giam. 
Riêng Trầm Viết Trung (nguyên Giám đốc Trung tâm xét duyệt tín dụng Ngân hàng Phương Nam) 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Sau án sơ thẩm, Viện KSND TPHCM kháng nghị theo hướng tăng mức án với ông Trầm Bê và các các bị cáo nguyên là thuộc cấp của ông. Kháng nghị cũng không chấp nhận án mức án 1 năm tù (cho hưởng án treo) đối với ông Trầm Viết Trung.
Về dân sự, kháng nghị cho rằng các bị cáo nguyên là cán bộ Ngân hàng Phương Nam đã vi phạm quy định về cho vay để cho ông Cường chiếm đoạt 185 tỷ đồng, dẫn đến Ngân hàng Phương Nam thiệt hại 505 tỷ đồng.
“... Theo quy định, nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người, nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường theo phần bằng nhau. Vì vậy, cần buộc Dương Thanh Cường trả lại 185 tỷ đồng đã chiếm đoạt và buộc 9 bị cáo liên đới trách nhiệm bồi thường hơn 319 tỷ đồng...” – Kháng nghị của Viện KSND TPHCM nêu.
Dương Thanh Cường tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Tân Châu
Theo nội dung bản án sơ thẩm, tháng 10/2007, Dương Thanh Cường đã đứng danh nghĩa Công ty TNHH sản xuất, xây dựng và thương mại Thanh Phát (Cty Thanh Phát) để mua gom 10,5 ha đất nông nghiệp của các hộ dân tại địa bàn xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TPHCM với ý định đầu tư dự án.
Ngày 3/4/2008, Ban Quản lý khu Nam TPHCM có Văn bản số 335/BQLKN-KHĐT nêu rõ “không thể chấp thuận địa điểm đầu tư xây dựng dự án của Cty Thanh Phát do Khu đất nằm trong khu quy hoạch thuộc Ban Quản lý khu Nam TPHCM”.
Dương Thanh Cường biết rõ thông tin diện tích đất 10,5 ha nằm trong khu quy hoạch, đã có Quyết định thu hồi của Nhà nước, không thể sang tên sở hữu cho Cty Thanh Phát. Đồng thời, trước đó giấy chứng nhận các thửa đất nông nghiệp có tổng diện tích 10,5 ha này đã được Dương Thanh Cường thế chấp tại Argibank chi nhánh 6 để vay số tiền 628 tỷ đồng.
Đầu tháng 4/2008, Dương Thanh Cường mang bản photocopy của 23 GCN này đến gặp Trầm Bê đề nghị vay tiền và tài sản thế chấp là 10,5 ha đất của 23 GCN.
Ông Trầm Bê thống nhất cho vay nếu hồ sơ đầy đủ, có tài sản thế chấp và giao cho Sở giao dịch Ngân hàng Phương Nam thẩm định hồ sơ.
Ngày 10/4/2008, Dương Thanh Cường đã ký Văn bản số 19/CV/TP/2008 với nội dung “xin mượn toàn bộ 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng Khu đất để trình UBND phê duyệt dự án, thời gian mượn là 30 ngày” và được Argibank chi nhánh 6 bàn giao lại 23 GCN và các hợp đồng chuyển nhượng.
Từ ngày 7/4/2008 đến ngày 5/6/2009, Dương Thanh Cường đã sử dụng 23 GCN này làm tài sản thế chấp để vay và chiếm đoạt tiền của Ngân hàng Phương Nam thông qua 3 hợp đồng tín dụng, số tiền 185 tỷ đồng và sử dụng hết vào mục đích cá nhân.
Tính đến ngày 5/01/2010, tổng giá trị khoản phải thu nợ của Cty Bình Phát là 505 tỷ đồng. Đây cũng là số tiền thiệt hại cho Ngân hàng Phương Nam.

Gã đàn ông đá vào đầu cô gái chỉ vì va chạm giao thông

(Kiến Thức) - Lê Tấn Thành (29 tuổi, ngụ phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) dùng chân đá vào đầu cô gái va chạm giao thông với mình, toàn bộ hình ảnh được camera nhà dân ven đường ghi lại. Sau khi clip được đăng tải, dư luận vô cùng phẫn nộ.

Chiều 8/12, công an TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho biết đã mời Lê Tấn Thành (29 tuổi, ngụ tại phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) đến trụ sở để tường trình về sự việc va chạm giao thông xảy ra ngày 7/12. 

Thành là nhân vật trong clip: Gã đàn ông đá vào đầu cô gái sau khi va chạm giao thông đang được lan truyền trên mạng xã hội khiến dư luận bức xúc. 

Mời quý vị độc giả xem video: Thành đá vào đầu cô gái sau va chạm giao thông

 

Theo thông tin ban đầu, khoảng 16h40 ngày 7/12, Thành điều khiển xe máy Exciter, mang biển kiểm soát 95E1-800.61 chở 1 phụ nữ phía sau lưu thông trên đường Bùi Ngọc Thu (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương). Đang lưu thông Thành bỗng giảm tốc độ rồi đột ngột vòng xe quay đầu. Do bị bất ngờ, 2 cô gái đi xe đạp điện phía sau không kịp xử lý tình huống nên đã đâm vào đuôi xe Thành, 1 xe máy đi phía sau cũng bị bất ngờ nên tiếp tục đâm vào 2 xe đang nằm giữa đường. 

Lúc này, 2 cô gái bị ngã còn chưa kịp dứng dậy thì bị Thành đi tới đá thẳng vào đầu và dùng tay chân hành hung. Thậm chí, Thành còn rút trong người 1 vật giống cây gậy sắt 3 khúc ra đe dọa. 

Toàn bộ hành vi côn đồ của Thành bị camera an ninh của nhà dân ven đường ghi lại. Sau đó, clip được đăng tải lên mạng xã hội với tiêu đề: Gã đàn ông cầm gậy 3 khúc đánh dã man cô gái vì va chạm giao thông. 

Ga dan ong da vao dau co gai chi vi va cham giao thong
Lê Tấn Thành tại Cơ quan Công an. (Ảnh NLĐ)
Sau khi đăng tải, ngay lập tức clip cô gái bị đá vào đầu chỉ vì va chạm giao thông được lan truyền nhanh chóng. Nó tạo ra một làn sóng phẫn nộ của dư luận với hành vi côn đồ của Thành. Đặc biệt, khi có thông tin 2 cô gái đi xe đạp điện chỉ là học sinh. 
Danh tính của Lê Tấn Thành nhanh chóng được dư luận truy ra, làm rõ. Cơ quan chức năng cũng khẩn trương vào cuộc mời Thành lên trụ sở để tường trình sự việc. 
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. 

Xét xử Trầm Bê: Được “cho” không 171 tỷ, sao Dương Thanh Cường không đồng ý?

(Kiến Thức) - Dương Thanh Cường không đồng ý với yêu cầu của ông Trầm Bê trước đó - xin được trả nợ thay cho Cường 171 tỷ đồng mà công ty của Cường đang nợ Agribank.

Ngày 24/7, HĐXX TPHCM tiếp tục xét hỏi bị cáo Trầm Bê (sinh năm 1959, tại Trà Vinh) và "siêu lừa" Dương Thanh Cường (sinh năm 1966) cùng các đồng phạm.

Vụ “siêu lừa” Dương Thanh Cường: Ông Trầm Bê bị truy tố tội gì?

(Kiến Thức) - Ông Trầm Bê cùng 8 bị can khác mới đây tiếp tục bị truy tố tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng liên quan vụ “siêu lừa” Dương Thanh Cường.

Mới đây, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung với ông Trầm Bê (SN 1959, tại Trà Vinh) - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Phương Nam) cùng 8 người khác về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo điều 206 BLHS 2015.
Riêng bị can Dương Thanh Cường (SN 1966), nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng thương mại Bình Phát, bị đề nghị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị can Dương Thanh Cường đang thụ án tù chung thân cho hàng loạt bản án khác nhau về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.