Đại gia đứng sau Dược liệu Trung ương 2 liên quan thu hồi công văn thuốc điều trị COVID-19

Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của Phytopharma là ông Nguyễn Công Chiến. Tại Phytopharma, ông Chiến đang sở hữu gần 68% cổ phần.

Ngày 3/8/2021, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam đã ký công văn số 5216/SYT-NVD gửi đến các bệnh viện công lập trực thuộc và bệnh viện ngoài công lập, các cơ sở chăm sóc và điều trị bệnh nhân COVID-19,… với nội dung hướng dẫn các cơ sở này mua thuốc để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
Theo đó, Sở Y tế khẳng định hai loại thuốc kháng viêm và kháng đông dạng uống để điều trị bệnh nhân hiệu quả, cứu được kịp thời nhiều người. Đó là thuốc kháng viêm Medrol (Methyl prednisolone) 16mg của Công ty Pfizer và thuốc kháng đông Xarelto (Rivaroxaban) 20mg của Công ty Bayer. Đặc biệt, Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn cụ thể địa chỉ mua hai loại thuốc trên là Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 (Phytopharma).
Thế nhưng, ngay trong ngày, Sở Y tế TP.HCM lại có công văn số 5289/SYT-NVD về việc thu hồi công văn nói trên. Lý do là có một số nội dung chưa phù hợp.
Sau sự việc, dư luận đặc biệt quan tâm đến các thông tin về Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 liên quan thu hồi công văn thuốc điều trị COVID-19.
Dai gia dung sau Duoc lieu Trung uong 2 lien quan thu hoi cong van thuoc dieu tri COVID-19
 Công văn thông báo về việc thu hồi hai công văn trước đó của Sở Y tế TP.HCM. (Ảnh: Infonet).
Theo tìm hiểu của PV, tiền thân của Phytopharma là Công ty thuốc dân tộc Trung ương, tập hợp từ một số cơ sở thuốc Nam, thuốc Bắc sau năm 1975. Doanh nghiệp này sau đó đổi tên thành Công ty Dược liệu cấp I TP.HCM, rồi Công ty Dược liệu Trung ương 2. Năm 2002, Công ty này tiến hành cổ phần hóa, có trụ sở chính tại số 24 Nguyễn Thị Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM.
Đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của Phytopharma là 254,61 tỷ đồng.
Dai gia dung sau Duoc lieu Trung uong 2 lien quan thu hoi cong van thuoc dieu tri COVID-19-Hinh-2
Ông Nguyễn Công Chiến- Chủ tịch HĐQT của Phytopharma. Ảnh: Nhà Đầu Tư 
Theo giới thiệu, Phytopharma là Công ty chuyên kinh doanh nguyên liệu và thành phần Đông Nam dược, thành phẩm tân dược, dụng cụ y tế thông thường, bao bì hương liệu, mỹ phẩm để hổ trợ cho việc phát triển dược liệu.
Ngoài ra, Phytopharma còn là doanh nghiệp kinh doanh những lĩnh vực chẳng liên quan đến dược liệu, đó là kinh doanh bất động sản, kinh doanh mỹ phẩm, nước hoa, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, vận tải hành khách và hàng hoá, dịch vụ kho bãi, đại lý đổi ngoại tệ, mua bán vật liệu xây dựng, và trồng trọt. 
Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của Phytopharma là ông Nguyễn Công Chiến, sinh năm 1967. Ông Chiến còn đại diện cho Công ty cổ phần Đầu tư Mã Mây, Công ty cổ phần Đầu tư và Tư vấn Kim Điền, Công ty cổ phần PSK,…
Theo Infonet, dù là Công ty cổ phần nhưng cơ cấu cổ đông của Phytopharma khá cô đặc với chỉ 4 cổ đông lớn nắm giữ tới 81,12% cổ phần. Tại ngày 31/12/2020, Công ty TNHH Phytophaco Việt Nam nắm giữ 52,53% cổ phần và là cổ đông lớn nhất; Tổng Công ty Dược Việt Nam nắm giữ 9,89%; ông Nguyễn Đức Thiện nắm giữ 13,49%; Chủ tịch HĐQT Nguyễn Công Chiến nắm giữ 5,18%.
Tuy nhiên, cá nhân ông Chiến lại đang sở hữu tới 99% vốn điều lệ của Công ty TNHH Phytophaco Việt Nam (219 tỷ đồng). Như vậy, có thể nói, ông Chiến hiện đang sở hữu gần 68% cổ phần tại Phytopharma.
Trên website Phytopharma cho biết, ông Nguyễn Công Chiến đã có hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý và điều hành các doanh nghiệp, trên nhiều lĩnh vực từ kinh doanh dược liệu, dược phẩm, thiết bị y tế, tới kinh doanh bất động sản.

Chi tiết 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ vắc-xin vừa ký kết

Chiều 27/7, TS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, hiện có 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ liên quan đến vắc-xin COVID-19 với Nga, Mỹ, Nhật đã được ký kết.

Chi tiet 3 hop dong chuyen giao cong nghe vac-xin vua ky ket
Dây chuyền gia công và đóng ống vắc-xin COVID-19 Sputnik-V tại Việt Nam do Vabiotech thực hiện Ảnh: Long Phạm 
Theo đó, Vabiotech cùng Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Công ty Shionogi Nhật Bản, đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin COVID-19. Công nghệ vắc-xin được chuyển giao là Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein, tức công nghệ sản xuất vắc-xin tái tổ hợp. Hiện các bên đã ký thỏa thuận bảo mật để tiếp cận hồ sơ vắc-xin và công nghệ.

Nam Định: Hành lang đê Hữu Hồng bị “xẻ thịt” nghiêm trọng

Hành lang đê Hữu Hồng (đoạn đê Km 207+900 thuộc xã Xuân Tân, Xuân Trường, Nam Định) đang bị “xẻ thịt” thành các bãi tập kết vật liệu cao như núi, trạm trộn bê tông thương phẩm gây bức xúc.

Vừa qua, phản ánh đến đường dây nóng của Báo Tri thức và Cuộc sống người dân sinh sống tại xã Xuân Tân (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) tỏ ra bức xúc trước tình trạng nhiều bãi tập kết vật liệu xây dựng, trạm trộn bê tông, một số công trình nhà kiên cố “mọc như nấm sau mưa” ngay tại hành lang đê Hữu Hồng (đoạn đê Km 207+900) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang an toàn đê và hành lang thoát lũ sông Hồng.
Phản ánh cho hay, tình trạng trên đã diễn ra nhiều năm, đến nay, khi mà những bãi tập kết vật liệu cũ chưa được chính quyền địa phương xử lý dứt điểm thì có dấu hiệu xuất hiện thêm nhiều bãi mới.