‘Đại bàng’ rót 71.000 tỷ, 'được mùa rớt giá' không còn lời nguyền

Các “đại bàng” đã rót khoảng 71.000 tỷ đồng vào lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản. Nhiều chuỗi liên kết từ đó được hình thành, nông dân dần thoát khỏi lời nguyền được mùa rớt giá hay giải cứu nông sản.

Là quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp, hầu hết mặt hàng nông sản của Việt Nam đều đạt sản lượng từ vài triệu đến hàng chục triệu tấn mỗi năm, thậm chí có những mặt hàng đứng top đầu thế giới.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2022 sản lượng lương thực có hạt 47,1 triệu tấn, rau các loại 18,8 triệu tấn, quả các loại 18,68 triệu tấn, sản lượng thịt hơi các loại 7,05 triệu tấn, thủy sản khoảng 9,03 triệu tấn, trứng 18,3 tỷ quả...
Việc duy trì cung - cầu lương thực, thực phẩm không những bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, mà còn góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 53,5 tỷ USD - mức kỷ lục lịch sử.
‘Dai bang’ rot 71.000 ty, 'duoc mua rot gia' khong con loi nguyen
Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn chi vốn khủng đầu tư vào khâu chế biến và bảo quản nông sản (Ảnh: Hoàng Hà)
Song, nhiều năm qua, ngành nông nghiệp vẫn còn gắn với lời nguyền manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Cùng với đó, khâu chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch là điểm yếu của ngành hàng này.
Tình trạng thu hoạch nông sản, đặc biệt là rau quả, rồi bán tươi vẫn là chủ yếu nên người nông dân thường xuyên gặp cảnh "được mùa rớt giá" và phải giải cứu nông sản. Trong khi đó, xuất khẩu nông sản thô hoặc qua sơ chế chiếm tỷ lệ cao, giá trị gia tăng thấp.
Các chuyên gia trong ngành từng đề cập, chúng ta vẫn chủ yếu bán số lượng, nông sản đóng thành bao đem xuất khẩu thô nên tiền thu về ít ỏi.
Trong báo cáo Kết quả thực hiện Nghị quyết số 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3 (Quốc hội khóa XV), mới đây, Bộ NN-PTNT cũng đề cập tới tình hình đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, tăng cường chế biến sâu.
Theo đó, trong chuỗi giá trị khâu chế biến và bảo quản sau thu hoạch vốn là điểm yếu nhưng đang dần được cải thiện. Nước ta đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản với gần 7.600 cơ sở quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu có công suất thiết kế đảm bảo chế biến, bảo quản (kể cả sơ chế) trên 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản mỗi năm.
Ngoài ra, còn có hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình với đủ các loại hình rải khắp cả nước thực hiện sơ chế và chế biến chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội địa, tăng thu nhập cho nông dân.
Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân lớn đã quan tâm và triển khai các dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản, trong đó có những cơ sở hiện đại với công nghệ chế biến tiên tiến về rau quả, tôm, cá tra, giết mổ gia súc gia cầm, cà phê,... 76 dự án chế biến lớn được khởi công và một số đã đi vào hoạt động, với quy mô đầu tư hơn 71.000 tỷ đồng.
‘Dai bang’ rot 71.000 ty, 'duoc mua rot gia' khong con loi nguyen-Hinh-2
Đầu tư vào chế biến nông sản không chỉ tạo gia tăng giá trị cho sản phẩm mà còn giúp nông dân tránh tình trạng được mùa rớt giá (Ảnh: Nguyễn Huế)
Việc đẩy mạnh đầu tư công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản đã góp phần tăng giá trị gia tăng của nông sản hàng hoá, đạt khoảng 8-10%/năm, tác động mạnh đến việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Cùng với đó, chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo; tổn thất sau thu hoạch tuy còn cao khoảng 10-20% nhưng đang có xu hướng giảm dần, khoảng 0,5%/năm.
Bộ NN-PTNT cho biết, một số tổ hợp chế biến hiện đại được đầu tư trong 5 năm trở lại đây đạt trình độ và năng lực công nghệ tiên tiến; giá trị xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao, đạt tỷ lệ khoảng 35% tổng giá trị nông sản xuất khẩu.
Bước đầu hình thành các liên kết, tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ; giúp ổn định sản xuất, tránh được hiện tượng được mùa, mất giá hay phải “giải cứu” cho nông dân; giúp thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ manh mún lâu nay của ngành nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng góp phần làm tăng gia tăng giá trị cho nông sản Việt...
Những năm gần đây, các “đại bàng” như: Tập đoàn TH, Tập đoàn Nafoods, Công ty CP xuất khẩu thực phẩm Đồng Giao, Công ty CP Lavifood, VinaT&T... đầu tư vào các dự án, tổ hợp chế biến nông sản với nguồn vốn khủng. Người nông dân tham gia vào các HTX để tạo thành sản xuất nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
Trước đó, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan cũng cho biết, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là công đoạn chế biến sâu.
Theo ông, ngành nông nghiệp cần những “đại bàng” để dẫn dắt, đem nông sản ra “chợ toàn cầu”. HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các địa phương sẽ cùng kết hợp với các “đại bàng” để tạo thành hệ sinh thái, từ đó tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản Việt.

Thanh Hóa: Vì sao cụm CN Hoàng Sơn của Cty 36 bị tạm dừng?

Do vị trí nằm trong quy hoạch bảo tồn di tích lịch sử văn hoá Thành Hoàng Nghiêu nên Cụm công nghiệp Hoàng Sơn (quy mô 23ha) đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định tạm dừng thực hiện.

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản thống nhất với đề nghị của Sở Công Thương về việc tạm dừng thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Hoàng Sơn, huyện Nông Cống cho đến khi có văn bản thông báo mới của UBND tỉnh.
Theo UBND tỉnh Thanh Hóa, do vị trí cụm công nghiệp Hoàng Sơn nằm trong phạm vi, ranh giới khu vực dự kiến quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá Thành Hoàng Nghiêu - Căn cứ Nguyễn Chích gắn với phát triển du lịch, giai đoạn 2022-2032; nhiệm vụ quy hoạch đã được Thường trực Tỉnh ủy thống nhất chủ trương, UBND tỉnh đã phê duyệt.

Cốm Mễ Trì, may Cổ nhuế… “lọt” danh sách đề xuất rút danh hiệu làng nghề

Trong danh sách đề xuất đưa 29 làng nghề ra khỏi danh sách làng nghề truyền thống của UBND TP Hà Nội có làng nghề cốm Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) và may cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm)…

Theo lộ trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn Thủ đô đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được ban hành, UBND TP Hà Nội đã đưa ra danh sách 29 làng nghề đã bị mai một, cần rà soát, đề xuất đưa ra khỏi danh sách công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn. Lộ trình thực hiện đến hết năm 2023.
Cụ thể, địa phương chiếm nhiều nhất là huyện Chương Mỹ có 8 làng nghề, gồm mây tre đan và mây song giang đan xuất khẩu ở các thôn: Lam Điền (xã Lam Điền), Yên Trường (xã Trường Yên), Thái Hòa (xã Hợp Đồng), Hạ Dục (xã Đồng Phú), Trung Cao (xã Trung Hòa), Lưu Xá (xã Hòa Chính), Yên Kiện (xã Đông Sơn), Bài Trượng (xã Hoàng Diệu).

Chủ trương, chính sách đất đai trong nông nghiệp

Tỉnh Sơn La đã tập trung cụ thể hóa, vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh...